Silvafeed – chiết xuất tannin tự nhiên từ thân cây hạt dẻ - nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt, bò sữa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Silvafeed – chiết xuất tannin tự nhiên từ thân cây hạt dẻ – nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt, bò sữa

    Bối cảnh

     

    Thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong ngành chăn nuôi hơn 50 năm để cải thiện tốc độ tăng trưởng và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ra nhiều vấn đề bao gồm sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh và khả năng tạo ra dư lượng thuốc trong các sản phẩm thịt (Diez, 2007). Do đó, xu hướng toàn cầu đã xuất hiện hướng tới việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong khẩu phần ăn của nuôi. Đáp lại, nhiều nghiên cứu đã được tập trung vào việc phát triển các giải pháp thay thế kháng sinh để duy trì năng suất và sức khỏe của vật nuôi.

     

    Tannin (tanin hay axit Tannic) là một hợp chất hóa học phenolic có thể tan trong nước, khối lượng phân tử khoảng 500-3.000. Ngoài phản ứng phenol thông thường, tannin còn có tính năng đặc biệt là khả năng kết tủa Alkaloid, Gelatin và các Protein khác.

     

    Tannin được phân thành 2 loại:

     

    – Hydrolysable tannin (Gallotannin và Ellagitannin). Đó là những polyester của gallic a xít và các dẫn xuất a xít phenolic khác với đường mà thông thường là đường Glucose. Chúng rất dễ bị phân giải bởi a xít.

     

    – Condensed tannin (flavolans) là polymer (phân tử lượng từ 1000 đến lớn hơn 20000) của catechins, chính là flavinoid phenols. Liên kết giữa các monomers ổn định tương đối trong các điều kiện, trong khi đó liên kết ester trong Hydrolyzable tannin bị bẻ gãy.

     

    Tannin tồn tại phổ biến trong cây cà phê, trà, ca cao, cam thảo, gừng tây, cây hồng, dâu tây, cây óc chó, đậu phộng, cây dẻ, hồ đào rừng, cây macca, cây họ đậu, nho và nhiều loại cây khác. Chỉ có một số ít hàm lượng tannin được chiết xuất từ thực vật và ứng dụng trong thương mại. Hiện nay tannin được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

     

    Tác dụng kháng vi rút, vi khuẩn và nấm của tannin

     

    Khả năng kháng vi rút của tannin:

     

    Tannin từ xưa đã được ví như một chất kháng vi rút tự nhiên bởi cơ chế bám dính và ức chế quá trình nhân lên của vi rút. Cơ chế kháng vi rút của tannin:

     

    – Tác dụng của tannin kháng vi rút nhờ cơ chế bám dính tốt lên vi rút, ngăn cản vi rút bám vào tế bào vật chủ và ức chế quá trình nhân lên của vi rút.

     

    – Tannin liên kết với các glycoprotein trên bề mặt vi rút làm cho chúng không thể liên kết với các thụ thể trên tế bào vật chủ, ngăn không cho vi rút bám lên bề mặt vật chủ.

     

    Tannin ức chế enzyme protease của vi rút – ngăn không cho vi rút nhân lên. Ngoài ra, tannin còn ức chế sự gắn các protein vào tế bào cần thiết cho các quá trình chuyển hóa.

     

    Tác dụng kháng khuẩn của tannin

     

    Tannin kháng khuẩn nhờ cơ chế ức chế vi khuẩn bám dính và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn.

     

    Tannin ức chế vi khuẩn bám vào bề mặt. Vi khuẩn không bám vào bề mặt tế bào lâu dần sẽ dẫn đến chết tế bào vi khuẩn. Hơn nữa, tannin hạn chế sự hấp thu đường và acid amin nên ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

     

    Tannin ức chế quá trình phân giải H2O2. Quá nhiều H2O2 sẽ chuyển đổi thành các dạng oxy phản ứng cao (ROS) như gốc hydroxyl (OH−) và các acid halogen hóa hypochlorous (HOCl−), hypobromous (HOBr−) và hypoiodous (HOI−). Các chất này sẽ oxy hóa tế bào, gây chết vi khuẩn.

     

    Tannin làm giảm hoạt động của enzyme catalase – enzyme chống các tác nhân oxy hóa của vi khuẩn.

     

    Tác dụng của tannin chống nấm

     

    Tannin chống nấm nhờ khả năng ức chế quá trình trao đổi chất của nấm, phá hủy màng tế bào vi nấm khiến chúng không phát triển được.

     

    Tannin có khả năng tạo phức chất chelate mạnh mẽ với các ion kim loại và do đó ức chế sự phát triển và trao đổi chất của nấm candida bằng cách loại bỏ các ion kim loại thiết yếu trên bề mặt màng tế bào vi nấm.

     

    Tannin liên kết với màng ergosterol tạo thành các lỗ trên màng tế bào nấm, gây ly giải tế bào, làm thoát các chất cần thiết ra ngoại bào khiến cho vi nấm bị tiêu diệt khi màng tế bào vi nấm bị phá hủy. 

     

    Tác dụng của tannin đối với gia súc nhai lại

     

    Chống hội chứng chướng hơi dạ cỏ

     

    Các loại protein dễ hòa tan từ cây trồng được giải phóng trong dạ cỏ và tạo nên các bọt khí, ngăn cản sự ợ hơi của gia súc và tạo nên hội chứng chướng hơi dạ cỏ (McLeod, 1974). Bằng cách tạo tạo phức chất giữa tannin và protein hòa tan, do đặc tính của tannin có khả năng liên kết (Bind protein) với protein và vì vậy hạn chế được hội chứng chướng hơi dạ cỏ ở gia súc nhai lại (Waghorn, 1990).

     

    Bảo vệ protein khỏi bị phân giải ở dạ cỏ, tăng khả năng sản xuất

     

     Khi tannin có trong thức ăn và được nhai bởi gia súc thì sẽ tạo thành phức chất condensed tannin – Protein. Phức chất này khá bền vững trong môi trường pH từ 5-7 nhưng dễ bị bẽ gãy trong môi trường dạ múi khế (pH thấp). Nhờ tạo thành liên kết này mà protein thức ăn không bị phân giải trong dạ cỏ và được tiêu hóa ở phần sau của đường tiêu hóa gia súc (Escaped protein) và như vậy tăng được lượng amino a xít cho gia súc nhai lại. Với hàm lượng thấp tannin (2,2% so với VCK) đã làm tăng số lượng các a xít amin thiết yếu được hấp thu từ ruột non của cừu mà không làm ảnh hưởng đến lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa chất xơ (Waghorn et al., 1987). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự bảo vệ của tannin cho protein trong dạ cỏ đã làm tăng lượng a xít amin thiết yếu và tăng tốc độ sinh trưởng và Ni tơ tích lũy ở cừu (Waghorn, 1990). Cừu được nuôi thức ăn có chứa tannin thì có nồng độ amonia dạ cỏ thấp hơn, tỷ lệ tiêu hóa Ni tơ thấp hơn nhưng có lượng Ni tơ không phải aminia đến ruột non cao hơn cừu được nuôi khẩu phần tương tự không có tannin (Waghorn, 1990). Sự có mặt của tannin ở mức 1,5% trong khẩu phần của cừu đã làm tăng khối lượng hàng ngày lên 26,1% so với khẩu phần không có tannin (Burke et al, 2014). Bên cạnh đó, sự gia tăng sản lượng sữa khi bổ sung tannin cũng được ghi nhận. Anantasook et al (2014) cho thấy năng suất sữa của bò được cho ăn 88 g tannin/ kg VCK tăng 10%. Dey et al (2014), bò sữa được cho ăn 1,5% tannin trên mỗi kg VCK đã có thể tăng năng suất sữa lên 24,7% so với bò không có tannin trong khẩu phần.

     

    Như vậy hàm lượng tannin thấp trong khẩu phần của gia súc được xem như là yếu tố bảo vệ protein (Protein protector) trong dạ cỏ của gia súc nhai lại và đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

     

    Giảm động vật nguyên sinh trong dạ cỏ và phát thải mêtan

     

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tannin là hợp chất của thực vật có tác dụng ức chế hoạt động của các nhóm vi khuẩn sinh khí mêtan, ức chế hoạt động của protozoa và do đó có tác dụng giảm thiểu sự phát thải khí mêtan từ gia súc nhai lại (Huang et al., 2011; Mao et al., 2010, Puchala et al., 2012). Tác giả Jayanegara et al. (2012) đã phân tích một cách có hệ thống 15 thí nghiệm in vitro và 15 thí nghiệm in vivo đánh giá ảnh hưởng của các mức Tannin (chủ yếu ở mức 0 – 2,3%), các nguồn và các cách bổ sung tannin khác nhau vào khẩu phần đến lượng phát thải khí mêtan từ gia súc nhai lại và chỉ ra rằng mức bổ sung tannin luôn tỷ lệ nghịch với cường độ phát thải khí mêtan. Có hai cơ chế về hoạt động của tanin: tanin ảnh hưởng trực tiếp đến hình tạo mêtan và ảnh hưởng gián tiếp đến giảm tạo ra hydro do tỷ lệ phân giải thức ăn ở dạ cỏ thấp hơn (Tavendale et al., 2005). Theo Johnson and Ward (1996) thì tỷ lệ năng lượng thô mất đi do thải mêtan của bò sữa và bò thịt vỗ béo từ 10 – 12%. Như vậy, việc giảm phát thải khí mêtan ngoài bảo vệ môi trường thì còn có tác dụng tránh thất thoát năng lượng thất thoát trong quá trình phát thải khí mêtan.

     

    Ảnh hưởng của tannin đến protozoa và ký sinh trùng

     

    Trong những quan sát ban đầu, nhiều tác giả thấy rằng có sự liên quan giữa sức đề kháng của gia súc với nội ký sinh trùng có sự tham gia của tannin trong khẩu phần (Wang et al., 1996; Niezen et al., 1993). Niezen et al. (1993) báo cáo rằng có sự giảm đáng kể trứng giun tròn trong phân khi gia súc được ăn thức ăn có chứa tannin. Tuy vậy, các thử nghiệm cho thấy ảnh hưởng âm tính của tannin đến giun tròn. Makkar (1995) chỉ ra rằng tannin có ảnh hưởng đến protozoa tổng số trong hệ thống lên men dạ cỏ. Wanapat et al. (2001) trong thí nghiệm sử dụng lá sắn khô có chứa hàm lượng tannin thích hợp để nuôi trâu và bò kết luận rằng sự có mặt của tannin đã làm giảm lượng trứng giun tròn trong phân.

     

    Sử dụng tannin trong chế phẩm Silvafeed làm tăng hiệu quả chăn nuôi bò thịt và bò sữa

     

    Silvafeed – sản phẩm Tannin tự nhiên từ Italy

     

    Silvafeed là sản phẩm được chiết xuất từ cây hạt dẻ với thành phần chủ yếu là tannin thủy phân (Tannin ≥ 75%), dạng bột màu nâu đỏ, dễ tan trong nước, ethanol, acetone, glycerin v.v… Có mùi thơm, vị chát nhẹ, 100% thuần tự nhiên, an toàn hữu hiệu.

     

    Các thử nghiệm của sản phẩm Silvafeed trên bò thịt, bò sữa

     

    Các thử nghiệm cho thấy bổ Silvafeed vào khẩu phần làm tăng năng suất bò thịt và bò sữa. Kết quả thử nghiệm của Cabral et al. (2018) tại trang trại bò sữa Santa Fe, Argentina, cho thấy bổ sung Silvafeed mức 20g/con/ngày trong 4 tuần thì năng suất sữa trung bình tăng 3,4% và chất lượng sữa không bị ảnh hưởng.

     

    Bảng 1: Ảnh hưởng của bổ sung Silvafeed đến năng suất sữa (n = 3000)

    Chỉ tiêu

    Bổ sung Silvafeed

    Đối chứng

    P -value

    Ban đầu

    Kết thúc

    Ban đầu

    Kết thúc

    Năng suất sữa (kg/con/ngày)

    32,73

    33,89

    33,99

    32,81

    <0,0001

    Tỷ lệ mỡ sữa (%)

    4,01

    3,99

    4,02

    4,02

    ns

    Tỷ lệ protein (%)

    3,18

    3,28

    3,33

    3,41

    ns

    Tỷ lệ lactose (%)

    5,21

    5,03

    5,17

    5,02

    0,016

    Chất rắn không béo (%)

    9,16

    9,10

    9,32

    9,22

    ns

    Tổng số chất rắn (%)

    13,17

    13,09

    13,34

    13,23

    ns

                 

    (Kết quả nghiên cứu tại trại bò Santa Fe, Argentina năm 2018)

     

    Bảng 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu sử dụng Silvafeed cho bò thịt

    STT

    Tạp chí

    Số bò thí nghiệm

    Lô đối chứng

    Bổ sung Silvafeed

    FCR đối chứng

    FCR bổ sung Silvafeed

    1

    2010 J.Anim. Sci vol.88 E-Supple 2:711, W384

    60

    1.326

    1.523

    5.904

    5.421

    2

    2011a J.Anim. Sci vol.89 E-Supple 1:615, W294

    40

    1.365

    1.527

    6.207

    5.862

    3

    2011b J.Anim. Sci vol.89 E-Supple 1:616, W296

    20

    1.345

    1.452

    6.889

    6.55

    4

    2011bx J.Anim. Sci vol.89 E-Supple 1:617, W296

    60

    1.345

    1.5

    6.889

    6.273

    5

    2012a J.Anim. Sci vol.90 E-Supple 3:559-560, W284

    30

    1.58

    1.767

    6.74

    6

    6

    2012 J.Anim. Sci vol.90 E-Supple 3:372-373, T343

    80

    1.972

    2.153

    5.849

    5.642

    7

    2012 INTA

    218

    1.217

    1.35

    5.71

    5.29

    8

    2013a J. Anim. Sci Vol. 90 e-suppl 2:8, T11

    80

    1.648

    1.799

    7.307

    6.638

    9

    2013b J. Anim. Sci Vol. 90 e-suppl 2:8, T11

    80

    1.675

    1.87

    6.506

    6.454

    10

    2013 J. Anim. Sci Vol. 90 e-suppl 2:7, T7

    607

    1.397

    1.424

    4.613

    4.718

    11

    2013 J. Anim. Sci Vol. 90 e-suppl 2:7, T10

    850

    1.359

    1.473

    5.803

    5.594

    12

    2013 J. Anim. Sci Vol. 90 e-suppl 2:7, T8,

    40

    0.912

    0.993

    6.762

    6.419

    13

    2013a J. Anim. Sci Vol. 91 e-suppl 2:7, T16

    96

    1.37

    1.42

    8.182

    7.817

    14

    2013b J. Anim. Sci Vol. 91 e-suppl 2:7, T16

    96

    1.37

    1.48

    8.182

    7.77

    15

    2013c J. Anim. Sci Vol. 91 e-suppl 2:8, T16

    96

    1.53

    1.65

    6.539

    6.485

    16

    2011, Sci agrarias, vol.32, n.3 p.1179

    27

    1.26

    1.22

    7.36

    7.16

    17

    2015, Anim Sci. Journal,Sep 10. doi: 10.1111/asj.12486.

    35

    1.12

    1.139

    6.37

    5.68

    18

    2015 J. Anim. Sci Vol. 93 suppl s3, p.123, M327

    80

    1.346

    1.533

    6.32

    5.755

    19

    2016, J. App Anm Research, no prelo

    96

    1.53

    1.65

    6.54

    6.48

     

    Kết quả của gần 20 nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí cho thấy khi bổ sung Silvafeed vào khẩu phần đều làm tăng khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt.

     

    Bảng 3: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung tannin đến tỷ lệ tiêu chảy của bê tập ăn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Gia súc lớn

    Chỉ tiêu

    Đối chứng

    Bổ sung Silvafeed

    Số bê thí nghiệm (con)

    45

    45

    Số bê bị tiêu chảy (con)

    12

    3

    Tỷ lệ tiêu chảy (%)

    26,67

    6,67

    P – value

    0,01

     

    Kết quả đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Silvafeed với mức 2g/kg vật chất khô cho thấy tỷ lệ bê tập ăn bị tiêu chảy giảm đáng kể so với bê không được bổ sung tannin. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

     

    Kế hoạch thử nghiệm về các hiệu quả khác của Tannin (Silvafeed) trên chăn nuôi bò sữa/ bò thịt

     

    Thí nghiệm bổ sung Silvafeed vào thức ăn cho bê sau cai sữa và bò thịt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Gia súc lớn. Tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; Phối hợp Công ty TNHH VINA chi nhánh Đồng Nai tiến hành bổ sung chế phẩm Silvafeed cho bò sữa; Tiến hành thử nghiệm bổ sung Silvafeed trong thân bắp ủ chua và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lên men (FTMR – Fermented Total Mixed Ration) để đánh giá hiệu quả của Silvafeed trong việc giảm tổn thất đạm trong quá trình ủ chua.

     

    Kết luận

     

    Việc bổ sung tannin làm giảm nguyên sinh động vật trong dạ cỏ từ đó giảm phát thải khí CH4. Bổ sung tannin vào khẩu phần làm tăng lượng protein thoát qua từ dạ cỏ làm tăng khả năng sinh trưởng và sản lượng sữa của của động vật nhai lại.

     

    Nguyễn Đức Điện[1], Lê Văn Khoa[2]

    Công ty TNHH MTV DD Ánh Dương Khang

     

    Địa chỉ: 90/19 Đường số 2, KP1, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

     

    Điện thoại: 0938.171.477 (Mr. Khoa)

     

    [1] Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên

     

    [2] Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Ánh Dương Khang

     

    Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Điện – Email: nddien@ttn.edu.vn; ĐT: 0986 648 718

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.