Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016, nhằm xác định một số chỉ tiêu sinh lí máu của con lai trong hai tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc và (Landrace × Móng Cái) × (Piétrain × Duroc) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu sinh lí máu có xu hướng tăng nhanh từ sơ sinh đến 4 tháng và tương đối ổn định ở 6 tháng tuổi. Số lượng bạch cầu tăng dần từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Bạch cầu lympho chiếm tỉ lệ cao trong số các loại bạch cầu và có xu hướng giảm dần từ 2 đến 6 tháng tuổi.
1. Đặt vấn đề
Máu là một dịch thể liên quan mật thiết với các cơ quan bộ phận trong cơ thể; vì vậy, về mặt bệnh lí, máu không những chịu ảnh hưởng bệnh của cơ quan tạo máu mà còn chịu ảnh hưởng của những cơ quan khác trong cơ thể và môi trường. Theo [8], các giá trị huyết học của lợn cai sữa, lợn choai, lợn nái hậu bị là khác nhau; do đó, tháng tuổi ảnh hưởng đến chỉ số huyết học. Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở lợn xảy ra nhiều và ngày càng nghiêm trọng, các bệnh truyền nhiễm vẫn còn đe dọa người chăn nuôi. Khi nghiên cứu các chỉ số lâm sàng về huyết học ở lợn mắc một số bệnh như bệnh phù đầu (Phạm Ngọc Thạch, 2004) [5]; viêm ruột cấp và mãn tính (Chu Đức Thắng và tgk, 2011) [6]; bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Nguyễn Thị Hồng Minh và tgk, 2013) [3] cho thấy các chỉ số huyết học thay đổi đáng kể so với lợn bình thường. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí máu trong điều kiện lợn nuôi ở trang trại là cần thiết, nhằm góp phần phát hiện ra một số bất thường ở lợn (nếu có dịch bệnh xảy ra), để tiến hành điều trị kịp thời. Bài báo đề cập đến một số chỉ tiêu sinh lí máu của tổ hợp lai (Landrace × Móng Cái) × Duroc ((L x MC) x D) và (Landrace × Móng Cái) × (Piétrain × Duroc) ((L x MC) x (Pi – Du)) từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi nuôi tại trang trại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa – Thiên Huế.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung
Xác định các chỉ tiêu về số lượng hồng cầu, hình thái hồng cầu, chỉ số hemoglobin, hình thái hemoglobin, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu của lợn lai trong tổ hợp lai (L x MC) x D) và (L x MC) x (Pi – Du) ở trang trại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Bố trí thí nghiệm: Lợn nuôi thí nghiệm chỉ cho ăn bột Cargill từ khi mới sinh đến lúc xuất chuồng.
Thí nghiệm tiến hành trên 30 lợn đực, 30 lợn cái lai của tổ hợp lai (L x MC) x D) và 30 lợn đực, 30 lợn cái lai của tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du).
+ Lấy mẫu máu
Mẫu máu được lấy từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Ở mỗi lứa tuổi trong mỗi tổ hợp lai, chúng tôi lấy mẫu máu ở 30 lợn đực và 30 lợn cái tương đối đồng đều về khối lượng. Máu được lấy ở tĩnh mạch tai (lợn lớn), hay tĩnh mạch cổ (lợn nhỏ) vào lúc sáng sớm, trước khi cho lợn ăn. Máu lấy xong đưa nhanh vào ống chống đông EDTA, lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh từ 2 0 – 8 0C. [9]
+ Kĩ thuật phân tích các thông số tế bào máu
– Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng Hb, lượng huyết sắc tố trung bình, nồng độ huyết sắc tố trung bình được xác định theo quy trình xét nghiệm của máy đếm tế bào máu tự động 18 thông số hiệu KX21, hãng Sysmex (Nhật Bản), tại Khoa Huyết học Bệnh viện Trung ương Huế.
– Lập công thức bạch cầu tại Phòng Thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Công thức bạch cầu được xác định theo phương pháp Ludrasepa và Kudrasep: Máu được phết lên tiêu bản, nhuộm giêmsa, đếm bạch cầu trên kính hiển vi phóng đại 1000 lần, đếm 200 bạch cầu liên tiếp nhau ở 4 góc và 2 đầu tiêu bản theo nguyên tắc hình chữ chi. Mỗi mẫu máu đếm 5 lần rồi lấy trung bình chung.
+ Xử lí số liệu
Các số liệu nghiên cứu được quản lí trên phần mềm Excel (2010) và xử lí theo phương pháp DUNCAN (Duncan’s Multiple Range Test) để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) của các thông số liên quan, bằng phần mềm SAS. Các tham số giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD) được dùng trong báo cáo kết quả.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các chỉ tiêu về hồng cầu
Kết quả nghiên cứu về hồng cầu và hemoglobin trong máu ở giai đoạn sơ sinh, 2, 4 và 6 tháng tuổi của con lai trong tổ hợp lai ((L x MC) x D)và con lai trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) được trình bày ở Bảng 2.
Kết quả nghiên cứu về số lượng và hình thái hồng cầu của con lai trong hai tổ hợp lai ở Bảng 2 cho thấy số lượng hồng cầu thấp ở giai đoạn sơ sinh. Cụ thể, ở tổ hợp lai (Lx MC) x D và tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du): Ở con đực lần lượt là 4,47; 4,85 (triệu/mm3 ) và ở con cái lần lượt là 4,29; 4,40 (triệu/mm3 ). Số lượng hồng cầu cao nhất ở giai đoạn 4 tháng tuổi ở tổ hợp lai (L x MC) x D và tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du): Ở con đực lần lượt là 7,50; 7,62 (triệu/mm3 ) ở con cái là 7,12 và 7,02 (triệu/mm3 ) tương đối ổn định ở 6 tháng tuổi. Số lượng hồng cầu có sự khác biệt giữa các tổ hợp lai và giữa con đực với con cái (p<0,05). Số lượng hồng cầu ở con lai trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) cao hơn số lượng hồng cầu trong tổ hợp lai (Lx MC) x D. Sự biến đổi số lượng hồng cầu của lợn tăng dần từ 2 đến 4 tháng tuổi là hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của Phạm Ngọc Thạch (2004) [5], số lượng hồng cầu trung bình của lợn con khỏe là 6,55 triệu/mm3 . Theo Miller (1961) [10], ở lợn Duroc, Hampshire, Yorkshire, Berkshire, số lượng hồng cầu lúc 4 và 6 tháng tuổi ở con đực là 7,09 và 7,00 triệu/mm3 và con cái lúc tương ứng là 6,42 và 6,87 triệu/mm3 , tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Số lượng hồng cầu của lợn thay đổi tùy theo trạng thái sinh lí, chế độ dinh dưỡng, tuổi, tính biệt, giống, bệnh tật. Sự khác biệt này chủ yếu do trạng thái trao đổi chất và mức độ dinh dưỡng. Số lượng hồng cầu ở lợn bình thường là 6,46 triệu/mm3 (Bùi Trần Anh Đào và tgk, 2009) [1]. Số lượng hồng cầu ở các nhóm lợn lai cao hơn so với lợn Cỏ ở giai đoạn 2 tháng tuổi là 5,65 triệu/mm3 và 4 tháng tuổi là 6,62 triệu/mm3 (Nguyễn Đức Hưng và tgk, 2010) [2]. Các giống lợn ngoại tăng trọng nhanh và thể trạng tốt, quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ nên số lượng hồng cầu của lợn ngoại cao hơn số lượng hồng cầu của lợn địa phương (Miller E.R, et al., 1965) [10], (Maxine M. et al., 1985). [9]
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) cao ở giai đoạn sơ sinh và thấp nhất ở giai đoạn 4 tháng tuổi, trong tổ hợp lai (Lx MC) x D dao động từ 71,86 – 48,17 µm 3 ở con đực và ở con cái là 73,12 – 49,76 µm 3 ; trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) ở con đực dao động từ 64,80 – 51,47 µm 3 và ở con cái là 70,78- 46,78 µm 3 . Như vậy, MCV tỉ lệ nghịch với số lượng hồng cầu, số lượng hồng cầu càng cao thì MCV càng thấp. MCV của con lai trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) thấp hơn con lai trong tổ hợp lai (Lx MC) x D, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) [5], MCV ở lợn 2 tháng tuổi là 53,09 µm 3 , khi bị bệnh MCV có xu hướng tăng so với lợn khỏe. Theo Bùi Trần Anh Đào và tgk (2009) [1], MCV của lợn Yorkshire bình thường là 63,55 m 3 . Theo (Maxine M. et al., 1985) [9], MCV của lợn dao động trong khoảng 50 – 68 µm 3 trung bình là 63 µm 3 .
Hàm lượng Hb của con lai trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) cao hơn con lai trong tổ hợp lai (Lx MC) x D, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ thể, hàm lượng Hb của lợn sơ sinh trong tổ hợp lai (Lx MC) x D ở con đực 9,18 (g%) và con cái là 9,02 (g%); ở tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) ở con đực là 9,50 (g%) và ở con cái là 8,95 (g%). Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, hàm lượng Hb của con lai trong tổ hợp lai (Lx MC) x D ở con đực là 13,27 (g%) và ở con cái là 12,37 (g%); ở tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) ở con đực là 14,06 (g%) và ở con cái là 12,40 (g%). So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hưng và tgk, (2010) [2], Trần Sáng Tạo (2013) [4], hàm lượng Hb trong máu của lợn Cỏ A Lưới lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi lần lượt là 10,76; 12,74 và 10,60 g%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do lợn lai có phẩm chất giống tốt hơn, nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt hơn ở vùng núi A Lưới nên hàm lượng Hb trong máu cao. Trong khi đó, lợn Cỏ nuôi ở vùng cao tỉnh Thừa Thiên – Huế có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm và nuôi trong điều kiện kham khổ nên hàm lượng Hb bị thấp. Xác định số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh. Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin trong 1 đơn vị máu tăng lên trong viêm ruột cấp, còn khi viêm ruột kéo dài các chỉ số này giảm (Chu Đức Thắng và tgk, 2011) [6].
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi. Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) [5], lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu lợn khỏe trung bình là 18,66 g, khi lợn bị bệnh thì chỉ số này tăng lên (31,26 – 42,03) g. Như vậy, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu của lợn lai là tương đương với các kết qủa nghiên cứu trước.
3.2. Các chỉ tiêu về bạch cầu
3.2.1. Số lượng bạch cầu
Qua số liệu ở Bảng 4 cho thấy, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng dần theo tháng tuổi. Sự gia tăng số lượng bạch cầu sẽ tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó con vật thích nghi ngày càng nhiều với các tác động của môi trường sống. Số lượng bạch cầu ở giai đoạn sơ sinh trong tổ hợp lai (Lx MC) x D không có sự khác biệt giữa con đực và con cái (p>0,05). Số lượng bạch cầu giữa con đực và con cái trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) có sự khác biệt và số lượng bạch cầu ở con đực cao hơn ở con cái. Từ 2 đến 6 tháng tuổi số lượng bạch cầu giữa các tổ hợp lai có sự khác biêt ở con đực, trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) cao hơn con đực trong tổ hợp lai (Lx MC) x D. Lợn Yorkshire 12 tuần tuổi có số lượng là 16,15 nghìn/mm3 (Bùi Trần Anh Đào và tgk, 2009) [1]. Số lượng bạch cầu trong máu của lợn con F1 theo Phạm Ngọc Thạch (2004) [5] là 14,70 nghìn/mm3 , khi lợn bị bệnh số lượng bạch cầu tăng lên nhiều so với sinh lí bình thường. Như vậy, số lượng bạch cầu của lợn lai trong kết quả nghiên cứu của chúng cao hơn so với một số giống lợn khác.
3.2.2. Công thức bạch cầu
Mỗi loại bạch cầu có chức năng riêng và tăng giảm trong những bệnh lí khác nhau. Sự biến đổi tỉ lệ từng loại bạch cầu phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể nên muốn chẩn đoán bệnh thường dựa vào công thức bạch cầu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 cho thấy, trong thời kì sinh trưởng của lợn trong 2 tổ hợp lai, tỉ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng, tỉ lệ bạch cầu ái kiềm, bạch cầu lympho giảm dần và tỉ lệ bạch cầu mono có xu hướng tăng dần.
Bạch cầu trung tính của lợn lai chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong các loại bạch cầu. Có sự sai khác về tỉ lệ bạch cầu trung tính giữa lợn đực trong tổ hợp lai (Lx MC) x D với lợn đực trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) (p<0,05). Với các giống lợn khác như lợn Yorshire 4 tháng tuổi bạch cầu trung tính chỉ chiểm tỉ lệ 37,6% (Bùi Trần Anh Đào và tgk, 2009) [1].
Tỉ lệ loại bạch cầu ưa acid này tăng nhẹ lên lúc 4 tháng tuổi. Bạch cầu ưa acid tăng giảm không theo quy luật và ít thay đổi qua các tháng tuổi (Nguyễn Đức Hưng và tgk, 2010) [2], tỉ lệ bạch cầu ưa bazơ của lợn đực và lợn cái trong 2 tổ hợp lai đều rất thấp. Vì bạch cầu ái kiềm không có chức năng miễn dịch các bệnh nhiễm khuẩn thông thường nên hiếm gặp bạch cầu này ở cả người và động vật. Ở các giống lợn khác, tỉ lệ bạch cầu này cũng thấp tương tự như: lợn Cỏ (Trần Sáng Tạo và tgk, 2013) [4]. Bạch cầu lympho chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại bạch cầu và có xu hướng giảm dần từ 2 đến 6 tháng tuổi. Loại bạch cầu này có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể nên chiếm tỉ lệ cao ở hầu hết các động vật.
4. Kết luận
Số lượng hồng cầu trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) cao hơn số lượng hồng cầu trong tổ hợp lai (Lx MC) x D, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số lượng hồng cầu tăng dần từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, duy trì ở giai đoạn 6 tháng tuổi.
Hàm lượng Hb cao ở giai đoạn 4 tháng tuổi và con lai trong tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) cao hơn hàm lượng Hb trong tổ hợp lai (Lx MC) x D. Các giá trị về hình thái hồng cầu, hình thái Hb nằm trong giới hạn bình thường của lợn khỏe mạnh.
Số lượng bạch cầu tăng dần từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Tỉ lệ bạch cầu ưa acid tăng nhẹ lên lúc 4 tháng tuổi. Bạch cầu ưa acid tăng giảm không theo quy luật và ít thay đổi qua các tháng tuổi. Bạch cầu trung tính của lợn lai chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong các loại bạch cầu. Bạch cầu lympho chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại bạch cầu và có xu hướng giảm dần từ 2 đến 6 tháng tuổi.
Nguyễn Thị Tường Vy 1, Đinh Văn Dũng 2
1.Trường Đại học Sư phạm.
2.Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
- lợn móng cái li>
- tổ hợp lợn lai li>
- Duroc li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất