Bệnh lở mồm long móng (LMLM) được Tổ chức Thú y Thế giới OIE (World Organisation for Animal Health) coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong tất cả những bệnh truyền nhiễm ở gia súc nói chung và ở Heo nói riêng. Sự nguy hiểm của bệnh LMLM là do khả năng lây lan rất nhanh và phát tán rộng qua không khí. Virus có thể phát tán qua không khí với bán kính hàng km, do đó khi bệnh bùng phát thiệt hại là rất Heo cho người chăn nuôi. Ngoài ra bệnh LMLM còn là bệnh phải công bố dịch quốc tế, như vậy khi bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng đến giao lưu thương mại quốc tế về động vật, thịt động vật.
Đến nay theo các tài liệu nghiên cứu, virus gây bệnh LMLM được chia thành 7 type là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, và Asia 1. Dưới các type là những biến chủng virus gọi là phân type và hiện nay đã phát hiện hơn 70 phân type virus. Trong những năm gần đây, tình hình diễn biến của dịch bệnh LMLM xảy ra ở nước ta ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
Bác sỹ thú y kiểm tra và điều trị heo mắc bệnh LMLM
Các nghiên cứu về bệnh LMLM ở nước ta cho thấy virus gây bệnh LMLM ở Việt Nam chủ yếu thuộc 3 type O, A, và Asia 1, trong đó type O là phổ biến nhất. Những nghiên cứu về phân tử học trên cơ sở giải mã và phân tích gen VP1 của các chủng virus LMLM đã và đang lưu hành trên thế giới cho thấy:
– Type A được chia thành 10 phân type chính (I-X).
– Type O được chia thành 10 phân type, ký hiệu Europe-South America (Euro-SA), Middle East-South Asia (ME-SA), Southeast Asia (SEA), Cathay (CHY), West Africa (WA), East Africa 1 (EA-1), East Africa 2 (EA-2), East Africa 3 (EA-3), Indonesia-1 (ISA-1), và Indonesia-2 (ISA-2).
– Type Asia 1 được chia thành 6 phân type (I–VI).
Nghiên cứu định type virus gây bệnh LMLM của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đầu năm 2019, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Vnua) đã công bố một công trình nghiên cứu về việc định chủng và giải trình tự gen của virus gây bệnh Lở mồm long móng (LMLM) ở Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện trên 40 mẫu bệnh phẩm là các mẫu biểu mô và mụn nước của Heo mắc bệnh LMLM tại 15 tỉnh thành khác nhau của miền Bắc và miền Trung, bao gồm Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nam, Nghệ An (Bảng 1 ).
Kết quả chẩn đoán và định type virus LMLM cho thấy các chủng virus LMLM gây bệnh thuộc về type O (Bảng 1).
Kết quả chẩn đoán và định type virus gây bệnh LMLM trên heo
Virus LMLM là một ARN virus do vậy có khả năng biến chủng rất cao và mỗi biến chủng đều có “dấu ấn” kháng nguyên riêng của nó. Do vậy, cần xác định rõ dòng (chủng) để có thể lựa chọn vaccine phù hợp nhằm kiểm soát bệnh.
Thông báo của Cục thú y về type và dòng virus LMLM đang gây bệnh tại Việt Nam
Ngày 03/01/2019 cục thú y có ban hành công văn về bệnh LMLM , đồng thời có công bố type, dòng virus LMLM đang gây bệnh tại Việt Nam.
Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018, trên 115 mẫu bệnh phẩm ở các ổ dịch trên cả nước.
Kết quả cho thấy bệnh LMLM trên heo do virus Type O gây ra (chưa phát hiện Type A gây bệnh trên heo), các dòng (chủng) gây bệnh cho heo đó là O Cathay, O SEA/Mya-98, O Me-SA/PanAsia
Kết quả nghiên cứu định type virus gây bệnh LMLM trên heo
Như vậy với những kết quả nghiên cứu trên thực địa về virus gây bệnh LMLM chúng ta thấy rằng: Bệnh LMLM trên heo ở Việt Nam do type O gây ra, có 03 dòng (chủng) gây bệnh chính đó là O Cathay, O SEA/Mya-98, O Me-SA/PanAsia. Với việc công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ rất lớn các Bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi và các chủ trang trại trong việc lựa chọn giải pháp kiểm soát bệnh LMLM.
Vaccine CaVac FMD – một loại vaccine được dùng phổ biến trong việc kiểm soát bệnh LMLM hiện nay
Chúng ta sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm vacicne phù hợp với type, chủng đang gây bệnh tại Việt Nam, tại địa phương mình. Lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp và quy trình sát trùng phù hợp với đặc điểm dịch tễ từng địa phương.
VietDVM team
Nguồn: VietDVM
- bệnh lở mồm long móng li>
- vắc xin phòng bệnh LMLM li>
- dịch LMLM li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất