Lợn Cỏ và lợn Mẹo là 2 nguồn gen bản địa hiện đang được nuôi phổ biến trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại một số huyện vùng cao giáp ranh biên giới Việt – Lào của các tỉnh Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương); Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Con Cuông); Thừa Thiên Huế (A.Lưới, Quảng Điền, Nam Đông)..
Mặc dù đây là những giống lợn dễ nuôi và rất phù hợp với tập quán chăn nuôi tại các nông hộ tại các địa phương nói trên, nhưng năng suất chưa cao, chất lượng 2 giống lợn này còn nhiều hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng và chưa đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao cho người chăn nuôi 2 giống lợn này. Do đó, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả lợn Cỏ và lợn Mẹo, phát huy lợi thế so sánh nguồn gen quý này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải có các nghiên cứu chọn lọc, nâng cao năng suất con giống, áp dụng các giải pháp công nghệ đồng bộ về dinh dưỡng, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, xây dựng các mô hình liên kết chăn nuôi đàn nhân giống, đàn thương phẩm đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… Từ yêu cầu của thực tế trên, TS. Phạm Sỹ Tiệp (2017 – 2019), TS. Hoàng Thị Phi Phượng (2019 – 2020) và các cộng sự tại Viện Chăn nuôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo”.
Lợn cái Cỏ
Sau 3 năm triển khai thực hiện, đề tài đã xây dựng được đàn hạt nhân lợn Cỏ và lợn Mẹo với quy mô 6 lợn đực và 60 lợn nái cho mỗi giống tại Thừa Thiên Huế (lợn Cỏ) và Nghệ An (lợn Mẹo). Lợn có đặc điểm ngoại hình tương đối đặc trưng của giống. Năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn hạt nhân như sau:
Tuổi đẻ lứa đầu; Tuổi phối giống lần đầu và Tuổi đẻ lứa đầu của đàn nái hạt nhân theo thứ tự là 213,24; 241,28; 355,65 ngày (lợn Cỏ) và 210,28; 241,15 và 356,21 ngày (lợn Mẹo). Khối lượng phối giống lần đầu đạt 41,64 kg (lợn Cỏ) và 43,42 kg (lợn Mẹo). Số con sơ sinh/ổ; Số con sơ sinh sống/ổ và Số con cai sữa/ổ theo thứ tự là 8,13; 7,84; 7,38 con (lợn Cỏ) và 8,21; 7,88; 7,41 con (lợn Mẹo). Khối lượng sơ sinh/ổ và Khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 3,99 và 43,17 kg (lợn Cỏ); 4,02 và 43,42 kg (lợn Mẹo). Số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái Cỏ và nái Mẹo đạt từ 1,69 – 1,73 lứa.
Tăng khối lượng giai đoạn 2 – 8 tháng tuổi trung bình là 203,42 g/ngày (lợn Cỏ) và 220,05 g/ngày (lợn Mẹo). Độ dày mỡ lưng 8 tháng tuổi của lợn Cỏ trung bình là 13,10 mm; Ở lợn Mẹo là 12,86 mm. Tiêu tốn thức ăn/kg Tăng khối lượng giai đoạn 2 – 8 tháng tuổi ở lợn Cỏ là 4,89 kg và 4,96 kg ở lợn Mẹo. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/con có hệ số biến thiên còn rất lớn.
Đề tài cũng đã chọn lọc và xây dựng được đàn nhân giống lợn Cỏ và lợn Mẹo với quy mô 20 lợn đực và 150 lợn nái cho mỗi giống tại 4 mô hình liên hộ ở Thừa Thiên Huế (lợn Cỏ) và 4 mô hình liên hộ ở Nghệ An (lợn Mẹo); Xây dựng thành công 4 mô hình liên hộ chăn nuôi lợn Cỏ tại Thừa Thiên Huế (20 lợn đực và 152 lợn nái), 4 mô hình liên hộ chăn nuôi lợn Mẹo tại Nghệ An (20 lợn đực và 157 lợn nái).
T.P (Nguồn: Báo cáo tóm tắt đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo” – TS. Phạm Sỹ Tiệp (2017 – 2019), TS. Hoàng Thị Phi Phượng (2019 – 2020), Viện Chăn nuôi)
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ NN và PTNT
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất