Gần 5 năm nay, bằng lòng quyết tâm, nghị lực và sự sáng tạo trong lao động, anh Nguyễn Công Chức (1984, ở thôn Phú Nhuận 3, xã Duy Tân, H. Duy Xuyên, Quảng Nam) đã tự phối giống gà ta lai, làm lò ấp trứng, đạt lợi nhuận cả trăm triệu đồng mỗi năm. Anh vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của.
Anh Chức kiểm tra trứng gà tại máy ấp trứng tự chế tạo
Máy ấp trứng mang thương hiệu “Công Chức”
Cởi mở, vui vẻ, chân tình… là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với anh Nguyễn Công Chức. Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nuôi gà, Chức vui vẻ giới thiệu chiếc máy ấp trứng do anh Chức cải tiến có sức chứa đến 4.000 quả trứng đã làm thay đổi cuộc sống của anh những năm gần đây. Anh Chức kể sau nhiều năm lăn lộn mưu sinh với nghề xây dựng, năm 2012, anh bắt đầu thuê đất đầu tư xây dựng trang trại và mạnh dạn vay hơn 550 triệu đồng mua 300 con gà mẹ lai và gà bố thuần chủng thả nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Và ý tưởng chế tạo máy ấp trứng nảy sinh trong Chức từ đây. Anh cho biết: “Trong quá trình nuôi gà, mình thấy nếu chỉ chờ gà mái ấp trứng thì không thể đủ gà giống cung cấp ra thị trường. Còn sử dụng máy ấp trứng hiện hành thì không phù hợp với thời tiết nơi đây, khiến tỷ lệ gà nở không như mong đợi. Chính vì vậy nên mình quyết tâm tự thiết kế ra một chiếc máy ấp trứng của riêng mình”.
Từ ý tưởng đó, anh Chức bắt đầu tìm kiếm thông tin, tìm hiểu kỹ thuật về máy ấp trứng trên các tạp chí, mạng internet. Thời gian đầu thật sự vất vả đối với một người tay ngang, bởi anh phải tự mày mò, càng tìm hiểu càng bày ra quá nhiều thứ phải học. Mua máy ấp trứng thông thường về, sau đó, anh tự mày mò lắp ráp, dùng tôn, nhôm tự đóng lại một lò mới, nâng công suất từ 500 trứng lên 4.000 trứng. Sau nhiều lần cải tiến, máy ấp trứng do chính anh chế tạo ra đời có chiều cao 1,2m, rộng 2m, mỗi lò có 60 khay đựng trứng chia làm 2 ngăn, có cửa mở lấy trứng từ khay. Các thiết bị đèn báo nhiệt độ cũng được mua lắp ráp. Các khay đựng trứng này được anh tự thiết kế và cho vào mỗi ngăn lò. Đặc điểm của đèn báo nhiệt là khi nhiệt độ lên đến 37,5 độ thì tự động cân bằng nhiệt. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể tự điều chỉnh nhiệt độ dao động từ 35 – 37 độ để trứng nở đạt tỷ lệ sống cao. “Nhiệt độ duy trì vừa đủ như ấp bằng gà mẹ sẽ giúp trứng nở đều”, anh Chức vui vẻ nói.
Được biết, mỗi ngày đàn gà đẻ hơn 600 trứng, sau khi cho vào máy ấp, tỷ lệ hao hụt 20%, còn lại được khoảng 500 gà con. Chức cho biết: “Hiện nay, máy ấp trứng đã hoạt động ổn định, cho kết quả khả quan với tỷ lệ trứng nở hơn 90%. Thời gian tới sẽ tiếp tục cải tiến máy ấp trứng để đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng”.
Chia sẻ cùng khởi nghiệp
Sau gần 5 năm lao động cần cù, kiên trì với mô hình kinh tế tổng hợp, hiện nay, Chức đã là chủ của một trang trại quy mô hơn 6.000m2, thả nuôi 3.000 gà mái đẻ, 10 con bò giống sinh sản, 300 gốc cây nông sản… Mô hình kinh tế này mỗi năm đem lại cho gia đình Chức nguồn thu nhập hơn 220 triệu đồng/năm, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 3 lao động cùng 5 lao động thời vụ là đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Duy Tân.
Chia sẻ với chúng tôi, Chức cho biết lúc mới bắt tay vào làm kinh tế, do thiếu kinh nghiệm, đàn gà mắc dịch bệnh nên thua lỗ nặng, lúc đó nản lắm. Nhưng rồi Chức suy nghĩ vấp ngã ở đâu thì mình phải đứng lên ở đó, lấy thất bại làm đòn bẩy cho thành công. Anh nói: “Rút kinh nghiệm từ thất bại trước, khi bắt tay vào chăn nuôi, tôi cất công đi đến các trang trại quanh vùng để học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu, học tập, mày mò kỹ thuật chăn nuôi qua sách, báo, tivi… Nhờ vậy mà việc chăn nuôi thuận buồm xuôi gió”.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, Nguyễn Công Chức còn rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương. Anh được biết đến là một đoàn viên rất nhiệt tình và năng động trong công tác Đoàn của xã Duy Tân. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế trang trại, anh luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ về khoa học kỹ thuật, cây, con giống… để những đoàn viên, thanh niên khác có điều kiện phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Anh Phan Ngọc Dũng, người được Chức chia sẻ nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp tâm sự: “Từ kinh nghiệm tích lũy được, Chức đã giúp đỡ tôi và nhiều thanh niên biết cách làm ăn, góp phần thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương. Giống gà ta thả vườn do cơ sở Giống gia cầm Nguyên Chức cung cấp có tốc độ phát triển tốt, màu đẹp, chân vàng và có tỷ lệ sống cao nên tôi luôn tin tưởng lựa chọn”. Bí thư Đoàn xã Duy Tân Nguyễn Tấn Lĩnh nói: “Từ sự hỗ trợ về con giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi gà, nhiều thanh niên, người dân trên địa bàn H. Duy Xuyên có điều kiện tiếp cận chăn nuôi, vươn lên xóa được đói, thoát được nghèo. Anh Chức là một gương thanh niên tiêu biểu cho ý chí quyết tâm vươn lên, không ngại khó khăn để làm giàu trên mảnh đất quê hương”.
Thiên Ngân
Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI
Ngày 21-11, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu chương trình trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI năm 2016. Các hoạt động sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng gồm: Diễn đàn “Thanh niên nông thôn khởi nghiệp”; Hội nghị tập huấn cho các thành viên hợp tác xã thanh niên; Triển lãm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của thanh niên và Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI được tổ chức ngày 27-11-2016, tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Theo Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn, hiện Đảng, Chính phủ đang tập trung thúc đẩy khởi nghiệp, chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ. Giải thưởng Lương Định Của sẽ góp phần cổ vũ, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên trong quá trình khởi nghiệp cũng như sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Năm 2016, Giải thưởng Lương Định Của được trao cho 85 thanh niên xuất sắc trên toàn quốc. Giải thưởng Lương Định Của là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn hàng năm trao tặng các thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, có đóng góp tích cực vào hoạt động Đoàn, Hội, ở địa phương và đơn vị.
Xuân Tùng
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất