Nhà máy có công suất sản xuất hàng năm là 10.000 tấn protein côn trùng được tài trợ bởi nguồn vồn từ vòng Series B trị giá 33 triệu USD mà Entobel huy động vào năm 2022.
Ngày 23/11, Công ty Entobel đã khai trương nhà máy mới sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Ruồi lính đen (BSF) tại Việt Nam. Nhà máy này được xây dựng trong thời gian kỷ lục 12 tháng, có 50 cấp độ nuôi theo chiều dọc, kết hợp tự động hóa thông qua robot, cảm biến tiên tiến và phân tích dữ liệu giúp nâng cao năng suất.
Nằm tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có công suất sản xuất hàng năm là 10.000 tấn protein côn trùng, đây là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Ruồi lính đen lớn nhất châu Á hiện nay, đánh dấu cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp thứ hai của Entobel tại Việt Nam, sau nhà máy tại Đồng Nai.
Công ty được tài trợ bởi nguồn vồn từ vòng Series B trị giá 33 triệu USD được huy động vào năm 2022 và được hỗ trợ bởi Mekong Capital, Dragon Capital và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).
Entobel được thành lập vào năm 2013 bởi hai doanh nhân người Bỉ, Gaëtan Crielaard và Alex de Caters. Cái tên ‘Entobel’ bắt nguồn từ tên ghép của côn trùng (tiếng Hy Lạp là ‘ento’ nghĩa là côn trùng) và quê hương của công ty – nước Bỉ (tiếng Anh là ‘bel’ – Belgium).
Entobel là công ty thứ bảy thuộc danh mục đầu tư của Mekong Enterprise Fund IV được công bố.
Thông cáo của Entobel cho biết, đến năm 2050, mức tiêu thụ protein được dự đoán sẽ tăng khoảng 75% khi dân số toàn cầu tiếp tục tăng. Nuôi trồng thủy sản – là ngành protein động vật phát triển nhanh nhất trên toàn cầu nhờ các phương pháp sản xuất protein động vật tiết kiệm tài nguyên – được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách về protein.
Ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phải trở nên bền vững hơn để đáp ứng tiềm năng tăng trưởng tối đa vì hiện nay ngành này phụ thuộc rất nhiều vào bột cá, gây ra tình trạng đánh bắt quá mức và gây tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học cho các đại dương trên thế giới. Theo Ủy ban Châu Âu, bột cá truyền thống có sản lượng trung bình hàng năm là 5 triệu tấn. Giải pháp hứa hẹn nhất cho tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào bột cá là các nguyên liệu chức năng có nguồn gốc từ côn trùng.
Entobel đã chọn Việt Nam một cách chiến lược làm thị trường mở rộng quy mô ban đầu do đất nước có khí hậu nhiệt đới, đây là môi trường lý tưởng để BSF giảm chi phí vốn và hoạt động; vị trí của đất nước là một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản lớn nhất trên toàn cầu; và dễ dàng tiếp cận nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao ổn định.
Sản phẩm cuối cùng của Entobel bao gồm protein côn trùng và dầu côn trùng được tiêu thụ chủ yếu trong ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.
Ngoài ra, Entobel còn sản xuất phân côn trùng, một nguồn phân bón bền vững giúp giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học vốn chiếm phần lớn chi phí vận hành đồng ruộng.
Tại Việt Nam, Entobel cũng thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với nhà sản xuất bia Heineken, nhà cung cấp nguyên liệu chính. Sự hợp tác này nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái tuần hoàn bằng cách nâng cấp các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất của Heineken Việt Nam thành protein, dầu và phân bón hữu cơ chất lượng cao, đồng thời tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và có thể truy xuất nguồn gốc ổn định cho Entobel.
Được biết, Entobel có kế hoạch tiếp tục mở rộng tại Việt Nam và đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới tại các thị trường như Indonesia và Malaysia. Entobel đang nhắm mục tiêu ra mắt vòng cấp vốn Series C vào nửa đầu năm 2024 để hỗ trợ các kế hoạch tăng trưởng của mình.
Nguồn: cafebiz.vn
- nuôi ruồi lính đen li>
- Entobel li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất