Nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2017 tăng 7,1% - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2017 tăng 7,1%
    Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 7/2017 đạt 217 triệu USD, giảm 34,74% so với tháng trước đó và giảm 36,47% so với cùng tháng năm ngoái.

     

    Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi gần 2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 7 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với gần 50 triệu USD, tăng 963,99% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 34 triệu USD, tăng 372,64% so với cùng kỳ; Mêhicô với hơn 1,6 triệu USD, tăng 102,27% so với cùng kỳ, sau cùng là Ấn Độ với hơn 89 triệu USD, tăng 83,28% so với cùng kỳ.

    Nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2017 tăng 7,1%

    Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 7/2017 là Achentina, Trung Quốc, Đài Loan, Canada… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 120 triệu USD, giảm 39,21% so với tháng trước đó và giảm 19,16% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 7 tháng đầu năm 2017 lên 944 triệu USD, chiếm 47,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt hơn 13 triệu USD, tăng 11,14% so với tháng 6/2017 nhưng giảm 75,22% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 89 triệu USD, giảm 45,68% so với cùng kỳ năm trước đó.

     

    Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng trong 7 tháng đầu năm 2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

     

    Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong  tháng 7/2017 là Đài Loan với trị giá hơn 9 triệu USD, tăng 65,85% so với tháng trước đó và tăng 26,55% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2017 lên hơn 44 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước đó.

     

    Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Italia với kim ngạch đạt 175 triệu USD, 89 triệu USD, 73 triệu USD; 64 triệu USD; và 49 triệu USD.

     

    Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 7/2017 và 7 tháng đầu năm 2017

    ĐVT: nghìn USD

     

      KNNK 7T/2016 KNNK T7/2017 KNNK 7T/2017 +/- so với T6/2017 (%) +/- so với T7/2016 (%) +/- so với 7T/2016 (%)
    Tổng KN 1.856.225 217.731 1.988.271 -34,74 -36,5 7,1
    Achentina 830.109 120.545 944.485 – 39,12 -19,2 13,8
    Ấn Độ 48.819 6.961 89.475 -8,83 -18,8 83,3
    Anh 712 202 1.295   369,6 81,8
    Áo 63.648 2.878 45.841 3,00 -72,4 -28
    Bỉ 6.297 611 7.811 -57,9 -46,5 24,0
    Brazil 67.887 5.349 73.502 -79,8 97,2 8,3
    UAE 41.341 5.739 46.108 38,9 -49,4 11,5
    Canada 7.336 7.713 34.674 -11,3 992,0 372,6
    Chilê 3.333 836 5.527 17,0 218,2 65,8
    Đài Loan 40.949 9.935 44.635 65,9 26,6 9,0
    Đức 3.375 669 4.351 90,7 30,3 28,9
    Hà Lan 17.007 1.230 13.341 -28,8 -57,1 -21,6
    Hàn Quốc 20.678 3.616 19.631 35,8 3,8 -5,1
    Hoa Kỳ 199.536 6.858 175.167 -4,9 -85,1 -12,2
    Indonesia 49.994 3.116 64.173 -62,2 -59,1 28,4
    Italia 4.694 4.522 49.946 -30 1105 964
    Malaysia 59.476 1.798 17.281 29,3 -54,9 -70,9
    Mêhicô 808 74 1.635 62,7 5,9 102,3
    Nhật Bản 3.097 208 2.823 -35,7 -0,1 -8,9
    Australia 6.798 319 8.039 5,2 -80,3 18,3
    Pháp 11.346 1.520 16.060 -46,2 -0,6 41,6
    Philippin 8.209 2.116 11.089 213,2 41,0 35,1
    Singapore 11.184 496 8.944 -66 -65,9 -20,0
    Tây Ban Nha 22.325 559 7.208 -31,9 -86,2 -67,7
    Thái Lan 50.167 4.977 46.012 -31,7 -43,4 -8,3
    Trung Quốc 164.032 13.242 89.099 11,1 -75,2 -45,7

     

    Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.

     

    Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 7 tháng đầu năm 2017

     

    Mặt hàng

     
    7T/2016 7T/2017 So với cùng kỳ
    Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
    Lúa mì 1.894 407.884 3.057 636.478 61,4 56
    Ngô 3.789 742.697 4.236 846.446 11,8 14
    Đậu tương 882 362.432 1.023 442.568 16 22,1
    Dầu mỡ động thực vật   354.133   410.698   16

    (Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

     

    Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2017 đạt 485 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm 2017 đạt 3 triệu tấn, đạt trị giá 636 triệu USD, tăng 61,43% về khối lượng và tăng 56,04% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 48%; tiếp đến là Canada chiếm 21%, thị trường Brazil chiếm 3%, thị trường Nga chiếm 1,8% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 0,4% tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Canada. Trong 7 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng hơn 19 lần và giá trị tăng hơn 14 lần. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Brazil (giảm 69%).

     

    Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 99 nghìn tấn với giá trị 41 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1 triệu tấn và 442 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

     

    Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 599 nghìn tấn với giá trị đạt 115 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2017 đạt 4,23 triệu tấn và 846 triệu USD, tăng 11,8% về khối lượng và tăng 13,97% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 7 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 54% và 15% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 13 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 2,2 lần.

     

    Tổng hợp: Vũ Lanh

    Nguồn: Trung tâm TT CN&TM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.