Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 1/2020 đạt 222 triệu USD, giảm 25,04% so với tháng trước đó và giảm 41,65% so với cùng tháng năm ngoái. Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 1/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc… Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 73 triệu USD, giảm 47,52% so với tháng trước đó và giảm 33,76% so với cùng tháng năm ngoái, chiếm 33,1% thị phần.
Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt hơn 31 triệu USD, tăng 206,48% so với tháng 12/2019 song giảm 10,7% so với tháng 1/2019, chiếm 14,3% thị phần.
Đứng thứ ba là Mỹ với kim ngạch nhập khẩu hơn 26 triệu USD, giảm 33,77% so với tháng 12/2019 và giảm 69,79% so với tháng 1/2019, chiếm 11,9% thị phần.
Trong tháng 1/2020 Việt Nam đã chi hơn 222 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm mạnh 41,65% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Philippines với 2,4 triệu USD, tăng 102,07% so với cùng kỳ năm 2019, UAE với 3,9 triệu USD, tăng 87,44% so với cùng kỳ năm 2019, Malaysia với 2,1 triệu USD, tăng 19,33% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Nhật Bản với hơn 351 nghìn USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu TĂCN& NLtháng 1/2020 theo thị trường
(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2020 của TCHQ)
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | T12/2019 | So vớiT12/2019 (%) | T1/2020 | So với T1/2019 (%) |
Tổng KN | 296.310 | -25,0 | 222.101 | -41,7 |
Argentina | 140.256 | -47,5 | 73.605 | -33,8 |
Ấn Độ | 4.173 | 13,8 | 4.747 | -81,1 |
Anh | 53 | |||
Áo | 221 | -15,8 | 186 | -68,5 |
Bỉ | 482 | -4,1 | 462 | -66,5 |
Brazil | 10.342 | 206,5 | 31.698 | -10,7 |
UAE | 2.258 | 75,2 | 3.956 | 87,4 |
Canada | 1.836 | -41,2 | 1.080 | -42,1 |
Chile | 424 | -38,1 | ||
Đài Loan (TQ) | 5.898 | -38 | 3.658 | -30,6 |
Đức | 579 | 4,5 | 605 | -47,6 |
Hà Lan | 922 | -17,3 | 762 | -64,8 |
Hàn Quốc | 2.655 | -1,4 | 2.618 | -28,3 |
Mỹ | 39.770 | -33,8 | 26.338 | -69,8 |
Indonesia | 9.881 | -60,4 | 3.911 | -48,9 |
Italia | 3.575 | -21,2 | 2.819 | -55,6 |
Malaysia | 3.114 | -31,3 | 2.139 | 19,3 |
Mexico | 162 | -34,0 | 107 | -77,4 |
Nhật Bản | 115 | 204,2 | 351 | 17,6 |
Australia | 858 | -29,6 | 604 | -82,7 |
Pháp | 1.646 | -4,7 | 1.568 | -56,2 |
Philippin | 1.347 | 79,3 | 2.415 | 102,1 |
Singapore | 2.740 | -42,4 | 1.579 | -33,2 |
Tây Ban Nha | 717 | 12,6 | 807 | -63,6 |
Thái Lan | 8.268 | -31,8 | 5.639 | -48,6 |
Trung Quốc | 16.376 | -37,7 | 10.210 | -56,9 |
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật tháng 1/2020.
Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN tháng 1/2020
Mặt hàng | T1/2020 | So với T1/2019 | ||
Lượng (nghìn tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 377 | 95.244 | 42,2 | 26,8 |
Ngô | 751 | 147.713 | -17,9 | -23,2 |
Đậu tương | 89 | 37.104 | -43,1 | -39,8 |
Dầu mỡ động thực vật | 57.783 | -5 |
Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2020 đạt 377 nghìn tấn với kim ngạch đạt 95 triệu USD, tăng 42,2% về khối lượng và tăng 26,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong tháng 1/2020 là Australia chiếm 29% thị phần; Nga chiếm 18%; Mỹ chiếm 11%; Brazil chiếm 11% và Canada chiếm 6%.Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Nga và Australia. Trong tháng 1/2020, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 45,29% về lượng và giảm mạnh 52,15% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Australia giảm 8,37% về lượng và giảm 16,82% về trị giá so với cùng kỳ. Trong khi đó, Mỹ tăng mạnh hơn 13 lần về lượng và hơn 12 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Canada tăng 115,4% về lượng và tăng 113,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước đó.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt 89 nghìn tấn với trị giá hơn 37 triệu USD, giảm 43,06% về lượng và giảm 39,75% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt hơn 751 nghìn tấn với trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 17,92% về khối lượng và giảm 23,24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.Nhập khẩu ngô trong tháng 1/2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 56% và 38% thị phần.
Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet
- tacn li>
- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất