Những bệnh thường gặp ở vật nuôi khi thời tiết thay đổi và biện pháp phòng chống bệnh (Phần 2) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Những bệnh thường gặp ở vật nuôi khi thời tiết thay đổi và biện pháp phòng chống bệnh (Phần 2)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những bệnh thường gặp ở vật nuôi (trâu bò, lợn, gia cầm) khi thời tiết thay đổi là bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium, bệnh do Salmonella, bệnh do E. coli, bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella gây ra. Để phòng chống bệnh đạt hiệu quả, người chăn nuôi cần tạo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp cho vật nuôi. Ngoài ra cần có những biện pháp can thiệp trước để giúp vật nuôi vượt qua và thích nghi với việc thay đổi thời tiết. Người chăn nuôi có thể thực hiện theo những bước được trình bày dưới đây.

     

    Những bệnh thường gặp ở vật nuôi khi thời tiết thay đổi và biện pháp phòng chống bệnh (Phần 1)

     

    1. Trang thiết bị vật tư cần thiết để phòng chống bệnh cho vật nuôi khi thời tiết thay đổi:

     

    – Chất sát trùng, chất vệ sinh tẩy rửa chuồng trại. Ví dụ: Iodine, vôi bột, Cloramin B.

     

    – Dụng cụ lao động vệ sinh chuồng trại: bình xịt thuốc khử trùng, chổi quét, máy bơm nước, xẻng, máy cắt cỏ…

     

    – Dụng cụ gia cố chuồng trại: bạt, lưới che, búa, dao, đinh, các thiết bị dụng cụ che chắn chuồng nuôi, …

     

    – Các loại đồ bảo hộ lao động: ủng, quần áo lao động, mũ,…

     

    – Các loại thuốc kháng sinh, thực phẩm bổ sung, thuốc bổ.

     

    – Dụng cụ ủ, dự trữ thức ăn: bao ủ thức ăn, bể ủ, khay tích trữ thức ăn…

     

    2. Thực hiện việc phòng chống bệnh

     

    Bước 1: Theo dõi thời tiết

     

    Cần thường xuyên theo dõi và biết được sự thay đổi của thời tiết. Việc theo dõi thời tiết cần phải sử dụng điện thoại di động hoặc máy vi tính để có thể theo dõi được diễn biến thời tiết trong một khoảng thời gian dài lên đến 1 – 2 tuần. Không nên phụ thuộc vào thông tin dự báo thời tiết của truyền hình vì khoảng thời gian dự báo quá ngắn.

     

    Bước 2: Kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi

         

    Việc vệ sinh chuồng nuôi cần phải được thực hiện thường xuyên. Giữ chuồng nuôi sạch sẽ khô ráo. Tránh ẩm ướt, bụi bẩn, nhiều côn trùng, kí sinh trùng, ruồi muỗi, động vật gây hại cho vật nuôi,…Gia cố, sửa lại các khu vực chuồng nuôi xuống cấp, hỏng hóc, tránh gió lùa, tránh tích tụ chất thải tại những khu vực bị xuống cấp (mái, tường bao, hố ga, hố chất thải…). Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi.

         

    Việc phun khử trùng chuồng trại có thể thực hiện 3 lần/tuần để phòng bệnh vào khoảng thời gian giao mùa để hạn chế sự nhân lên của mầm bệnh xung quanh khu vực chuồng nuôi. Phun khử trùng đúng thứ tự địa điểm (từ xung quanh ngoài chuồng nuôi đến trong chuồng nuôi, từ trần đến tường, lối đi, nền chuồng và cuối cùng là không khí chuồng nuôi). Liều sử dụng thuốc khử trùng cần được tuân thủ theo hướng dẫn.

    Hình 1. Tạo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp cho vật nuôi theo lứa tuổi

     

    Bước 3: Kiểm tra và xử lý kho chứa thức ăn

         

    Cần đảm bảo dự trữ đủ thức ăn trong thời gian giao mùa, không để vật nuôi thiếu thức ăn. Kiểm tra kho chứa thức ăn không để xảy ra hỏng hóc, dột nát, mưa hắt gió lùa, làm giảm chất lượng thức ăn. Chuẩn bị các bao,bể chứa thức ăn dự trữ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để sử dụng (khi ủ chua thức ăn đại gia súc). Kiểm soát các động vật như chuột, gián, mối, mọt, chim hoang dã trong kho chứa thức ăn (không để cắn xé bao bì đựng, phá hủy kho bảo quản, ăn thức ăn trong kho. Đảm bảo công nhân giữ gìn vệ sinh kho luôn sạch sẽ khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh vương vãi gây chú ý của côn trùng có hại và chuột…

     

    Bước 4: Quan sát trạng thái vật nuôi khi thời tiết thay đổi để cách ly hoặc có chế độ chăm sóc riêng

         

    Khi thời tiết thay đổi, những vật nuôi có sức đề kháng kém thường biểu hiện bệnh trước. Nếu không có chế độ chăm sóc riêng và cách ly thì những vật nuôi này có thể bị bệnh nặng hơn và bài thải mầm bệnh làm lây lan toàn đàn. Việc quan sát để biết cá thể nào trong đàn đang có vấn đề về sức khoẻ là việc cần được thực hiện tối thiểu 2 lần trong ngày nhằm phát hiện sớm bệnh về mặt lâm sàng.

         

    Với đại gia súc: Cần quan sát gương mũi để phát hiện bất thường (khô quá, chảy nước mũi…). Về trạng thái: con vật bồn chồn, ủ rũ, ì ạch, nằm lì không dậy. Quan sát nhịp thở, phát hiện con vật thở gấp gáp, khó thở, hắt xì nhiều, có hiện tượng ho. Quan sát bất thường ở phân và nước tiểu (phân lỏng hoặc phân táo, nước tiểu vàng đậm hoặc có màu đỏ). Theo dõi tình trạng thu nhận thức ăn để phát hiện con vật bỏ ăn hoặc ăn ít.

         

    Với lợn: Phát hiện những cá thể tách đàn, ủ rũ, bỏ ăn, đuổi không dậy. Lợn có thể có biểu hiện thở khó, ngồi hoặc im tại một góc, ít vận động. Lợn có biểu hiện hắt xì và ho. Một số bệnh biểu hiện ở lợn thấy rìa tai và mõm tím bầm, mắt có dử. Lợn bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân thối khắm.

         

    Với gia cầm và thuỷ cầm: Phát hiện những cá thể bị xù lông, xã cánh. Có hiện tượng tiêu thụ thức ăn kém ở toàn đàn. Một số gà hoặc vịt có biểu hiện khô chân, nhạt màu chân. Ở gà có hiện tượng mào tái, mắt lờ đờ, chảy nước mũi. Chuồng nuôi có những bãi phân loãng nhiều nước, trắng xanh hoặc có trường hợp lẫn máu.

     

    Bước 5: Sử dụng thuốc và các sản phẩm dinh dưỡng để phòng bệnh

         

    Men vi sinh: Men vi sinh là sản phẩm có chữa những vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hoá của vật nuôi. Khi thời tiết thay đổi sang có mưa nhiều, độ ẩm môi trường cao thì nên sử dụng men vi sinh phòng bệnh. Những vi sinh vật thường có trong men vi sinh là Lactobacillus, Bacillus Saccharomyces. Trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh sử dụng cho vật nuôi. Người chăn nuôi nên chọn loại men vi sinh có hàm lượng cao (khoảng 109 đơn vị/kg) để bổ sung thức ăn (loại bột không tan) hoặc bổ sung nước uống (loại bột tan). Khi trộn thức ăn cần cố gắng để đạt được tối thiểu 106 đơn vị/kg thức ăn. Mặc dù các loại men vi sinh đều có thể sử dụng trực tiếp, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì người chăn nuôi nên tự ủ thêm từ 1 – 2 ngày để sinh khối men. Công thức trộn để sinh khối men vi sinh thường dùng là 1 kg men vi sinh trộn với 1 kg mật rỉ đường (hoặc đường đỏ) trong 40 lít nước sạch ủ kín. Sau đó có thể pha với nước uống với tỷ lệ 1/1000.

         

    Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng rất tốt trong phòng và điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng như đúng liều lượng, đủ liệu trình cũng như thời gian tồn lưu sản phẩm thịt, trứng, … Vì vậy, khi sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ thú y. Nên sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh khi thời tiết thay đổi chuyển gió mùa. Kháng sinh được sử dụng chủ yếu tập trung phòng bệnh tụ huyết trùng ở vật nuôi do bệnh hay phát ra ở thể cấp tính.

         

    Một số thành phần sản phẩm dinh dưỡng khác có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi như các vitamin, beta glucan, đường gluco, … nên được bổ sung phù hợp với thể trọng và lứa tuổi của vật nuôi.

         

    Thị trường thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở Việt Nam rất đa dạng, người chăn nuôi nên có hiểu biết nhất định để lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng sử dụng cho đàn vật nuôi của mình. Dưới đây là bảng hướng dẫn sử dụng một số thành phần thuốc và dinh dưỡng trong phòng bệnh. Lưu ý tên sử dụng trong bảng hướng dẫn không phải là tên thương mại của sản phẩm.

     

    Tên bệnh

    Chi tiết thành phần sử dụng trong phòng bệnh

    Đường đưa thuốc

    Liều lượng

    Bệnh viêm ruột do Clostridium gây ra

    Men vi sinh (có Lactobacillus, Bacillus hoặc Saccharomyces)

    Trộn thức ăn hoặc nước uống

    Liều lượng sau khi trộn đạt tối thiểu 106 đơn vị/kg thức ăn. Trộn từ thời điểm trước khi thời tiết thay đổi 2 ngày và duy trì đến sau khi ổn định về thời tiết 2 ngày.

    Bệnh tiêu chảy do Salmonella gây ra

    Bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra

    Bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella gây ra

    Oxytetracyclin

    Trộn thức ăn

    Theo hướng dẫn của Nhà sản xuất

     

    Đặng Hữu Anh1, Nguyễn Bá Hiên1,

    Dương Việt Chiến1, Nguyễn Thanh Tùng1,

    Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2

    1: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    2: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Hà Nội – Hanofeed

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.