Bệnh liên cầu khuẩn là một loại bệnh rất nguy hiểm do liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây ra, có thể lây truyền bệnh từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh, cũng có triệu chứng như viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Con đường lây truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh.
Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.
Vi khuẩn Strepcoccus suis tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và máu.
Tùy trường hợp chúng ta có thể phát hiện bệnh ở một số triệu chứng như sau:
– Quá cấp: Lợn bệnh chết rất nhanh.
– Cấp tính: Biểu hiện thần kinh: Liệt hai chân sau nên ngồi “có tư thế như chó ngồi”, lúc đi ưỡn người ra phía sau, run rẩy, co giật dẫn đến chết trong vòng 3 tuần tuổi sau cai sữa. Tiến triển bệnh: Lợn bệnh giảm ăn, đỏ da, sốt, suy nhược, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run và co giật, mù, điếc.
– Mãn tính: Lợn bệnh bị viêm khớp.
– Nhiễm trùng máu ở lợn con mới sinh: Gây “Hội chứng lợn con gầy còm”. Lợn bệnh biểu hiện lúc đầu đẻ ra bình thường, 1 – 2 ngày sau ngừng bú, lờ đờ, chạm tay vào thấy lạnh và thường chết trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi sinh.
– Viêm phổi do Strep.Suis phổ biến nhất ở lợn 2 – 4 tuần tuổi. Đặc biệt đây là bệnh thứ phát chiếm ưu thế trong bệnh tai xanh (PRRS).
Điều trị.
Cách 1: – Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩnPharseptyl-L.A tiêm cho 10kgP/lần. Mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn.
– Tiêm bắp Phar-nalgin C cho lợn bệnh để giảm đau hạ sốt.
– Cho cả đàn uống hoặc ăn Phar- C vimix, 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn để giải độc, nâng cao sức đề kháng.
Cách 2: – Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinhAmpi-col hoặc Pharamox (1g/lit nước hoặc 2kg/1tấn cám lợn vỗ béo).
– Cho uống/ăn Phartigum B, 2g/lít nước hoặc 4g/kg TĂ để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
– Đối với cả thể ốm tiêm thêm 1 trong các loạikháng sinh sau: Pharthiocin, Bocinvet-L.A, Bocin-pharm hoặc Pharcolapi (1ml/10kgP, 1lần/ngày).
Chú ý:
Dùng Etox-pharm phun diệt ruồi với liều 1ml/1lít nước, 1lần/15 ngày để diệt ruồi. Vì vi khuẩn liên cầu sống ít nhất 5 ngày ở trong cơ thể ruồi.
Kinh nghiệm điều trị: Đo nhiệt độ trực tràng nếu heo sốt cao trên 40oC, què, liệt chân, bỏ ăn… Tiêm kháng sinh penicilline + streptomycine cho heo bệnh, nếu trong vòng 2 – 3 ngày heo bớt bệnh thì heo bệnh là do liên cầu khuẩn gây ra.
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
Tin mới nhất
T7,12/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất