Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus gây ra, với 7 typ virus gây bệnh là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1. Hiện nay, tại Việt Nam đã chẩn đoán và xác định sự có mặt của 3 typ gây bệnh là O, A và Asia1. Bệnh có đặc tính là khả năng lây lan rất nhanh, mạnh trên diện rộng.
Phương thức lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc trực tiếp; cũng có thể lây lan gián tiếp qua dụng cụ, di chuyển của con người, phương tiện. Mầm bệnh phát tán theo gió nên bệnh lây lan rất nhanh. Nguồn chứa virus là nước bọt, nước tiểu, phân, sữa, tinh dịch, hơi thở thú bệnh, thịt và phủ tạng thú bệnh, nước rửa chuồng trại, chất thải của chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, người vắt sữa mang virus,…
Ảnh minh họa
Tất cả các loài gia súc có móng chẻ như trâu, bò, heo, dê, cừu,… đều có thể mắc bệnh. Hậu quả chính của bệnh LMLM là sau khi mắc bệnh, gia súc trở nên gầy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh trên bò sữa là sau khi mắc bệnh bò sữa sẽ giảm sản lượng sữa, có thể dẫn đến viêm vú mãn tính, từ đó làm giảm sức sản xuất trong khoảng thời gian dài, sẩy thai, giảm sức sinh sản và què chân kéo dài, gây thiệt hại nhiều về kinh tế.
Thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 6 ngày. Triệu chứng điển hình của bệnh LMLM là gia súc có biểu hiện sốt cao (40 – 41oC), quan sát thấy những mụn nước ở lưỡi, hàm trên, ở môi, lỗ mũi, mụn nước to dần lên làm cho con vật đau, khó chịu, ăn uống càng giảm, nhiều con bỏ ăn ở giai đoạn này, giảm cân nhanh, giảm khả năng sinh sản và giảm sản lượng sữa. Đối với trâu, bò còn có hiện tượng chảy nước bọt nhiều, đặc, trắng như bọt xà phòng kéo thành những sợi dài, bám xung quanh miệng. Trong miệng nhiều mụn nước bị dập nát gây nhiễm trùng làm cho trâu bò không nhai lại được.
Một điển hình nữa giúp nhận biết bệnh là gia súc đi lại khó khăn, nhìn vào vành móng thấy có những mụn đỏ li ti, dần dần xuất hiện các mụn nước, mụn nước có thể lan xuống khắp vành móng, kẽ móng dẫn đến hiện tượng tuột móng lúc nào không biết (đối với heo rất dễ tuột móng, nhất là ở heo con).
Để phòng bệnh LMLM có hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả, … để chủ động ngăn chặn mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng cho gia súc. Tiêm vaccin đa giá để phòng bệnh hiệu quả. Vì mầm bệnh là do virus nên không có thuốc đặc trị, khi thấy xuất hiện bệnh, cần cách ly ngay con vật, không được bán chạy hoặc giết mổ bừa bãi. Đối với trâu, bò bệnh phải dừng ngay việc chăn thả, kết hợp sát trùng chuồng trại (BKA, VirkonS, TH4,…), dùng vôi bột rắc cả khu vực chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, đường có trâu bò đi qua. Đồng thời, báo cho cán bộ thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, tránh lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi và kinh tế xã hội.
ThS. Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP HCM
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- lở mồm long móng li> ul>
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất