Gà Hồ là một giống gà đặc sản ở Bắc Ninh có giá trị kinh tế cao “ngang ngửa” gà Đông Tảo”, thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt.
Gà Hồ có guồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Đông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc.
Gà Hồ là giống gà đặc sản ở Bắc Ninh. Ảnh: Tiền Phong
Giống như con trâu, gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam.
Đặc điểm của gà Hồ
Gà trống có hai màu lông chính là màu đen ánh xanh (mã lĩnh) và màu đỏ đậm (giống màu quả mận chín, mã mận). Một con gà trống được xác định là màu mã lĩnh hay màu mã mận khi trên thân gà màu lông nào chiếm đến 2/3 thì gọi màu đấy. Gà mái có ba màu lông là màu đất sét (mã thó), màu lông chim sẻ (mã sẻ) và màu vỏ quả nhãn khô (mã nhãn). Gà Hồ có đầu giống hình đầu con công hay còn gọi là “đầu công”. Mào gà gọn giống hình múi chanh úp ngược hoặc hình quả dâu trên đầu, có màu đỏ. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Mỗi khi những chú gà trống cất tiếng gáy, người ta dễ nhìn thấy cái đuôi nơm ấy.
Cánh gà úp vào thân giống như hai vỏ chai úp vào thân gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà Hồ thường to, cao, tròn (quản), có 3 hàng vẩy, vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành. Gà trống có dáng cao, to và trường thân, lưng vuông, ngực nở rộng, trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống có khi lên đến 6 – 7 kg. Trọng lượng của gà mái tối đa từ 4–5 kg.
Do trọng lượng lớn, chậm chạp nên việc ấp trứng, nuôi con của gà mái rất vụng. Cũng vì thế mà trứng ấp không nở hết, số lượng gà con trong từng đàn cũng ít hơn nhiều so với gà ri. Cũng theo ông Chung, gà Hồ và gà Đông Cảo của vùng Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng có những điểm khác nhau về hình dáng. So với gà Hồ thì gà Đông Cảo dáng thấp hơn, chân to hơn, trọng lượng tối đa của một chú gà Đông Cảo cũng nhẹ hơn, chỉ đến khoảng 4,5 kg
Cách chăm sóc gà con
Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau: – 50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch.
Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.
Khi 7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà; 14 ngày tuổi trộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn; 21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng; 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh. 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần; Thức ăn đảo đều; Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.
Một số bệnh có thể gặp
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD): Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
Bệnh dịch tả (Newcastle): Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
Phát hiện bệnh tả: Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-IB): Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con.
Phát hiện bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ; Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác. Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%. Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
Minh Khoa
Nguồn: Việt Q
- chăn nuôi gia cầm li>
- cách nuôi gà hồ li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất