Khẩu phần Địa Trung Hải được biết đến là có lợi cho sức khỏe của con người, nhưng nếu chúng ta áp dụng ý tưởng này trong việc chăn nuôi gà thịt thì sao?
Nhiều lợi ích của khẩu phần Địa Trung Hải đã được toàn thế giới biết đến. Ăn uống lành mạnh không hẳn là điều chúng ta nghĩ tới khi nói đến chăn nuôi gà thịt, vì đây là khái niệm liên quan đến sức khỏe của con người. Hiện nay, khi việc sử dụng kháng sinh đã không còn hợp thời trong ngành công nghiệp chăn nuôi gà thịt, chúng ta cần mở mang kiến thức nếu chúng ta muốn duy trì tài chính bền vững với cương vị là một người chăn nuôi gà thịt.
Khẩu phần ăn uống lành mạnh giàu chất chống oxy hóa giống như những người sống ở vùng Địa Trung Hải là một ý tưởng có thể áp dụng trong ngành chăn nuôi hiện đại.
Đối với gà thịt, khẩu phần ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe đường ruột của chúng. Điều này có nghĩa là sự cân bằng vi sinh đường ruột sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh nhưng vẫn tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển. Thực vậy, phần lớn các nghiên cứu khoa học trong vòng 10 năm trở lại đây chủ yếu tập trung vào vấn đề này. Cùng lúc đó, tiềm năng tăng trưởng của các giống gà hiện đại vẫn không hề suy giảm, và một điều hiển nhiên là nhu cầu chuyển hóa gia tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng stress oxy hóa. Nhiều giấy mực và phương tiện truyền thông đã lên tiếng về vấn đề stress oxy hóa do chuyển hóa, tuy nhiên ngành công nghiệp chăn nuôi vẫn chưa cho thấy động thái nào. Có lẽ stress oxy hóa cũng bị ảnh hưởng tương tự như hệ miễn dịch; khi chúng ta không thể đo lường, chúng ta dễ dàng thờ ơ với chúng. Thực vậy, hiện nay rất khó để có thể đo lường ảnh hưởng tiêu cực của stress oxy hóa, và do đó mức giảm sút của hiệu quả chăn nuôi không rõ ràng. Chúng ta không có khả năng định lượng khía cạnh quan trọng của suy dinh dưỡng không có nghĩa là những con giống tiềm năng cao không có nguy cơ bị ảnh hưởng. Ngược lại, các ảnh hưởng tiêu cực luôn được ghi nhận lại trong các văn bản khoa học, mặc dù còn nhiều thứ cần nghiên cứu thêm để chuyển những tài liệu này thành những kiến thức có thể áp dụng trong thực tiễn chăn nuôi.
Quay trở lại với ý tưởng về khẩu phần Địa Trung Hải cho gà thịt, chúng ta có thể tách mục đích của cuộc thảo luận này hướng đến những thành phần cụ thể là dầu olive và rượu đỏ. Đầu tiên, cây olive phát triển mạnh mẽ và tuổi thọ dài tương tự hoặc thấp hơn một số giống trà xanh. Nhờ vào những tính chất này, chúng ta có nhiều sản phẩm từ các hợp chất chống oxy hóa và vô số những hợp chất có lợi khác của olive. Y học hiện nay cũng đánh giá cao những lợi ích khi sử dụng vừa đủ những sản phẩm kể trên, và họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hấp thu đủ các hợp chất chống oxy hóa đặc biệt là đối với những người bị stress. Đối với gà, stress bắt nguồn từ tăng trưởng quá nhanh, nuôi trong chuồng mật độ cao, áp lực do các triệu chứng cận lâm sàng, ổ nằm không thoải mái, nhiễm ký sinh trùng và stress nhiệt.
Cây olive
Cây olive sản sinh ra oleuropein, đây là hợp chất phenol đắng được tìm thấy trong quả olive xanh và lá olive. Nó gây ra vị đắng nếu chúng ta ăn phải olive chưa qua xử lý. Tuy nhiên, hiện nay người ta cho rằng oleuropein có các thuộc tính y học như chống oxy hóa và kích thích hệ miễn dịch. Các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng khác là oleuropein, hydroxytyrosol, luteolin, rutin, axit caffeic, cathechin và apigenin và axit elenolic. Thực tế là, oleuropein, cùng với 10-hydroxyoleuropein, ligstroside và 10-hydroxyligstroside là tyrosol esters của axit elenolic. Thành phần phenol của chiết xuất lá olive phụ thuộc vào giống cây, mùa và cách thức thu hoạch, độ già của lá, điều kiện bảo quản và phương pháp chiết tách.
Cây olive sản sinh ra oleuropein, đây là hợp chất đắng phenol được tìm thấy trong quả olive xanh và lá olive.
Chiết xuất từ lá olive được ưa chuộng hơn chiết xuất từ quả bởi vì hàm lượng phenols trong lá cao hơn (cao hơn trên 10 lần). Cho động vật ăn phụ phẩm sau khi ép olive có nhiều lợi ích do nó chứa các loại xơ chức năng và dầu dư thừa. Ngày nay, việc sử dụng chiết xuất lá olive đã được thương mại hóa dưới dạng là phụ gia thức ăn, trong khi đó việc cho động vật ăn phụ phẩm sau khi ép đã trở thành thói quen của các trang trại địa phương.
Nho
Nho chứa hàm lượng lớn các phenols có đặc tính chống oxy hóa. Hầu như ai cũng biết rằng việc uống một ly rượu đỏ mang lại nhiều lợi ích như là cải thiện sức khỏe tim mạch, cùng với một số lợi ích khác. Trên thực tế, thuộc tính chống oxy hóa của nho được quan tâm trong thời kỳ vitamin E (một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh) trở nên quá đắt đỏ để thay thế (ít nhất là một phần). Một nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu về đặc trưng, phân tách và tận dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học chứa trong nho. Anthocyanins là một chất tạo ra màu đỏ của rượu vang, ít được giới nghiên cứu khoa học chú ý đến bởi vì chất này không có khả năng ảnh hưởng đến màu sắc trong các sản phẩm động vật. Tuy nhiên với đặc tính chống oxy hóa của các hợp chất phenol (trong rươu đỏ) và flavonoid (trong rượu trắng) đã thu hút được sự quan tâm trong y học trên người và các nghiên cứu tiếp tục được tiến hành để xác định hướng sử dụng tốt nhất.
Stress oxy hóa
Dưới các điều kiện gây stress bao gồm quá trình chuyển hóa dinh dưỡng quá nhanh luôn dẫn đến sự sản sinh các hợp chất có hại, trong số đó nguy hiểm nhất có lẽ là các hợp chất được gọi là “gốc tự do”. Các hợp chất này “lấy” các điện tử từ các phân tử gần đó, gây hại tế bào trong thời gian dài và tác hại của chúng khó bù đắp lại. Người ta chứng minh được rằng màng tế bào và DNA đặc biệt dễ tổn thương dưới tác động của gốc tự do, điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng thần kinh và sai hỏng gen. Người ta cho rằng tuổi tác cũng là (một phần) nguyên nhân làm suy giảm khả năng kiểm soát gốc tự do một cách tự nhiên.
Cơ thể sống có một lượng lớn cơ chế tự vệ chống lại các gốc tự do như là các phân tử superoxide dismutase, glutathione peroxidase và Q10. Các phân tử này sẽ cung cấp điện tử để lọc các gốc tự do, khiến chúng gần như trở nên vô hại. Ở đây chúng ta cần lưu ý rằng, có vô số phân tử có thể cung cấp điện tử, nhưng chỉ có những chất kể trên mới có thể tạo những chuyển hóa “chống oxy hóa” cụ thể đối với một số quá trình xác định hiệu quả và tính đặc hiệu cao – những phân tử dư thừa sau đó có thể đáp ứng những nhu cầu khác của cơ thể. Cơ thể có nhu cầu lớn về các chất chống oxy hóa là vì chất này không thể thay thế được; chúng ta có thể bổ sung chúng bằng cách sử dụng các thành phần thức ăn chứa chất chống oxy hóa.
Tự nhiên luôn bảo đảm cho động vật hấp thu đủ lượng chất chống oxy hóa cần thiết hằng ngày thông qua thức ăn. Các chất chống oxy hóa có tên thông dụng như vitamin C, vitamin E và selenium. Bên cạnh đó, là những chất chống oxy hóa ít được biết đến như phenols và flavones chứa rất nhiều trong giới thực vật. Những động vật hoang dã được tiêu thụ một lượng lớn chất chống oxy hóa tự nhiên, nhưng những động vật nuôi nhốt thì gần như không có cơ hội này – do đó chất chống oxy hóa cần được chú ý nhiều hơn nữa. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để đưa chất chống oxy hóa vào công thức thức ăn như là một nguồn dinh dưỡng mới, nhưng đây vẫn còn là một ý tưởng khá tiên tiến đối với thời điểm hiện tại.
Thí nghiệm thực tiễn
Khẩu phần Địa Trung Hải có tính hấp dẫn mạnh mẽ và được toàn thế giới biết đến và nay điều quan trọng là chúng ta cần được xem xét để đưa thành phần nào từ khẩu phần Địa Trung Hải vào công thức dinh dưỡng cho động vật. Gà thịt luôn là đối tượng để thí nghiệm khi các nhà khoa học có bất kỳ ý tưởng mới nào vì chúng cho kết quả nhanh. Thực vậy, một thí nghiệm gần đây ở Đông Nam Á đã được tiến hành dưới điều kiện thương mại, một hỗn hợp chiết xuất lá olive và nho đã được thí nghiệm trên gà thịt. Những con già được cho ăn khẩu phần không chứa kháng sinh (đối chứng âm), khẩu phần chứa kháng sinh (đối chứng dương) và cuối cùng là khẩu phần Địa Trung Hải (chứa hai chiết xuất kể trên và không chứa kháng sinh).
Kết quả thí nghiệm rất đáng khích lệ (xem bảng), gia cầm đáp ứng lại kháng sinh và chất hỗ trợ chống oxy hóa. Có tiềm năng phát triển cao (mặc dù sát giới hạn) biểu thị rõ ràng qua việc cải thiện đáng kể tỷ lê chuyển hóa thức ăn. Dĩ nhiên, những kết quả sơ bộ này cần được xác minh và làm rõ thêm. Mặc dù vậy, thí nghiệm cũng đã chỉ ra một khái niệm thú vị về dinh dưỡng chống oxy hóa (khẩu phần Địa Trung Hải có lẽ tốt hơn dưới góc độ tiếp thị) cần được quan tâm chú ý hơn.
INOANNIS MAVROMICHALIS
Nguồn: Feedstrategy-digital
Biên dịch: Ecovet Team
- chăn nuôi gà li>
- khẩu phần thức ăn li>
- chăn nuôi gà thịt li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất