Nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học
(Nhà Chăn Nuôi) – Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn (heo) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, mở ra hướng phát triển bền vững cho người chăn nuôi.
Đệm lót sinh học
Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH) là sự lên men của vi sinh vật trong lớp nền đệm lót. Chất thải của lợn (bao gồm nước tiểu và phân của lợn) thải ra sẽ được vi sinh vật phân hủy hết, tiêu hóa hết những chất dinh duỡng còn sót lại trong phân thành chất không mùi. Chính vì vậy trong chuồng giảm mùi hôi, tiết kiệm chi phí dọn chuồng và xây dựng hầm biogas.
ĐLSH thích hợp trong chăn nuôi nông hộ và phù hợp đối với:
– Các giống lợn: lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng.
– Các giai đoạn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60kg là phù hợp nhất.
Mật độ nuôi: Đối với lợn lớn tối thiểu là 1,2 m2 /con, thích hợp nhất 1,5 m2/con.
Diện tích chuồng nuôi nằm trong khoảng 10 m2 – 20 m2. Diện tích 20 m2 nuôi trên dưới 15 con lợn thịt là hợp lý nhất.
Cách xây dựng chuồng, trại nuôi lợn khi sử dụng ĐLSH
Một vài lưu ý khi xây dựng chuồng:
– Nên xây dựng chuồng 70% là nền chuồng ĐLSH, 30% là nền bê tông có gờ ngăn cách với nền đệm lót để có thể dùng nước chống nóng vào những ngày nhiệt độ cao. Những nơi có mạch nước ngầm cao gây ảnh hưởng đến nền đệm lót đã được cải tiến bằng cách xây dựng chuồng nổi.
– Chiều cao chuồng tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 m – 3,5 m.
– Tường gạch xây bao xung quanh cao 0,8m – 1,2m; phía ngoài có hệ thống bạt kéo nhằm che chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho thoáng mát (có thể chống nóng bằng trồng cây dây leo phủ toàn bộ mái chuồng hoặc tận dụng hộp xốp làm trần).
Xây dựng nền và cấu trúc chuồng:
– Khi xây mới, nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì có thể làm đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ (các lỗ có đường kính 4cm, cứ cách 30cm đục 1 lỗ) hoặc phá nền cũ để cải tạo nền chuồng mới.
– Nếu nền chuồng đã được xây dựng thì tiến hành cải tạo: Dùng máy cắt 2/3 diện tích bê tông chuồng, đào sâu 50 cm – 60 cm. Phần còn lại 1/3 diện tích ô chuồng giữ nguyên.
– Thiết kế hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.
– Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để tăng sự vận động của vật nuôi, giúp đảo trộn chất độn, điều này có lợi cho sự lên men.
– Máng ăn phải cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.
– Xây máng hứng nước dưới vòi tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.
Thiết kế đệm lót lên men
Các loại đệm lót lên men
Đệm lót lên men gồm 3 loại:
– Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót.
– Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót.
– Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.
Chú ý: Tùy thuộc vào địa thế đất cao hay thấp so với mực nước ở bên ngoài lúc cao nhất để chọn lựa loại đệm lót cho thích hợp. Phải đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng.
Độ dày đệm lót chuồng:
– Độ dày đệm lót chuồng khoảng 50-70cm
Chú ý: Độ dày của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên khi làm mới người ta thường tăng thêm độ dày lên 20%. Ví dụ: nếu cần độ dày đệm lót là 60cm thì khi làm phải tăng độ dày thêm 12 cm nữa. Cần bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.
Nguyên liệu làm chất độn:
Tiêu chuẩn: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào, sau đến thứ tự là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông.
Các loại nguyên liệu như vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3-5mm.
Chuẩn bị nguyên liệu dùng cho 1 m2 đệm lót
+ Mùn cưa, vỏ trấu: cứ mỗi m2 làm đệm lót cần 1m2 (gồm 2/3 là mùn cưa và 1/3 vỏ trấu) nguyên liệu phải sạch, không độc hại được phơi nắng khô 1 tuần trước khi làm đệm lót.
+ Ngô nghiền nhỏ: 1,8 kg/ m2.
+ Men vi sinh: 0,1kg/ m2.
Cách làm đệm lót như sau
– Bước 1: Tạo nước men
Ngâm 0,8 kg bột ngô + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khấy đều để khoảng 1 – 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốc lên.
– Bước 2: Tạo hỗn hợp bột
Sau 2 ngày lấy 1kg ngô nghiền + 50 gam men vi sinh trộn đều với một ít nước men (bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rải trên nền đệm lót. Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót.
– Bước 3: Làm nền đệm lót gồm 3 lớp
+ Lớp 1: Cho mùn cưa (hoặc trấu) vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 20cm sau đó tưới nước sạch, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 5 lít nước men và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nềm đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 3 lít nước men và rắc 0,25 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nềm đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 3: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt đồng thời tưới số nước men còn lại và rắc số bột hỗn hợp còn lại (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót, sau đó phủ bạt kín.
– Bước 4: Thả lợn:
Sau 3 – 5 ngày đậy bạt, ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm trong nền chuồng thấy ấm tay thì cào xới lên, sau 60 phút thì cho lợn vào.
Chăm sóc nền đệm lót
Sau khi thả lợn vào chuồng, hàng ngày khi lợn thải phân ra, cần phải cào phân trải đều trên nền chuồng. Nếu mặt nền đệm lót trong chuồng khô thì cần phun đều nước sạch cho đủ độ ẩm. Sau 4 tháng bổ sung men gốc 10 g/ m2 nền đệm lót của nền chuồng.
Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH) là sự lên men của vi sinh vật trong lớp nền đệm lót. Chất thải của lợn (bao gồm nước tiểu và phân của lợn) thải ra sẽ được vi sinh vật phân hủy hết, tiêu hóa hết những chất dinh duỡng còn sót lại trong phân thành chất không mùi. Chính vì vậy trong chuồng giảm mùi hôi, tiết kiệm chi phí dọn chuồng và xây dựng hầm biogas.
ĐLSH thích hợp trong chăn nuôi nông hộ và phù hợp đối với:
– Các giống lợn: lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng.
– Các giai đoạn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60kg là phù hợp nhất.
Mật độ nuôi: Đối với lợn lớn tối thiểu là 1,2 m2 /con, thích hợp nhất 1,5 m2/con.
Diện tích chuồng nuôi nằm trong khoảng 10 m2 – 20 m2. Diện tích 20 m2 nuôi trên dưới 15 con lợn thịt là hợp lý nhất.
Cách xây dựng chuồng, trại nuôi lợn khi sử dụng ĐLSH
Một vài lưu ý khi xây dựng chuồng:
– Nên xây dựng chuồng 70% là nền chuồng ĐLSH, 30% là nền bê tông có gờ ngăn cách với nền đệm lót để có thể dùng nước chống nóng vào những ngày nhiệt độ cao. Những nơi có mạch nước ngầm cao gây ảnh hưởng đến nền đệm lót đã được cải tiến bằng cách xây dựng chuồng nổi.
– Chiều cao chuồng tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 m – 3,5 m.
– Tường gạch xây bao xung quanh cao 0,8m – 1,2m; phía ngoài có hệ thống bạt kéo nhằm che chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho thoáng mát (có thể chống nóng bằng trồng cây dây leo phủ toàn bộ mái chuồng hoặc tận dụng hộp xốp làm trần).
Xây dựng nền và cấu trúc chuồng:
– Khi xây mới, nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì có thể làm đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ (các lỗ có đường kính 4cm, cứ cách 30cm đục 1 lỗ) hoặc phá nền cũ để cải tạo nền chuồng mới.
– Nếu nền chuồng đã được xây dựng thì tiến hành cải tạo: Dùng máy cắt 2/3 diện tích bê tông chuồng, đào sâu 50 cm – 60 cm. Phần còn lại 1/3 diện tích ô chuồng giữ nguyên.
– Thiết kế hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.
– Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để tăng sự vận động của vật nuôi, giúp đảo trộn chất độn, điều này có lợi cho sự lên men.
– Máng ăn phải cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.
– Xây máng hứng nước dưới vòi tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.
Thiết kế đệm lót lên men
Các loại đệm lót lên men
Đệm lót lên men gồm 3 loại:
– Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót.
– Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót.
– Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.
Chú ý: Tùy thuộc vào địa thế đất cao hay thấp so với mực nước ở bên ngoài lúc cao nhất để chọn lựa loại đệm lót cho thích hợp. Phải đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng.
Độ dày đệm lót chuồng:
– Độ dày đệm lót chuồng khoảng 50-70cm
Chú ý: Độ dày của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên khi làm mới người ta thường tăng thêm độ dày lên 20%. Ví dụ: nếu cần độ dày đệm lót là 60cm thì khi làm phải tăng độ dày thêm 12 cm nữa. Cần bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.
Nguyên liệu làm chất độn:
Tiêu chuẩn: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào, sau đến thứ tự là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông.
Các loại nguyên liệu như vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3-5mm.
Chuẩn bị nguyên liệu dùng cho 1 m2 đệm lót
+ Mùn cưa, vỏ trấu: cứ mỗi m2 làm đệm lót cần 1m2 (gồm 2/3 là mùn cưa và 1/3 vỏ trấu) nguyên liệu phải sạch, không độc hại được phơi nắng khô 1 tuần trước khi làm đệm lót.
+ Ngô nghiền nhỏ: 1,8 kg/ m2.
+ Men vi sinh: 0,1kg/ m2.
Cách làm đệm lót như sau
– Bước 1: Tạo nước men
Ngâm 0,8 kg bột ngô + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khấy đều để khoảng 1 – 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốc lên.
– Bước 2: Tạo hỗn hợp bột
Sau 2 ngày lấy 1kg ngô nghiền + 50 gam men vi sinh trộn đều với một ít nước men (bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rải trên nền đệm lót. Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót.
– Bước 3: Làm nền đệm lót gồm 3 lớp
+ Lớp 1: Cho mùn cưa (hoặc trấu) vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 20cm sau đó tưới nước sạch, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 5 lít nước men và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nềm đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 3 lít nước men và rắc 0,25 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nềm đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 3: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt đồng thời tưới số nước men còn lại và rắc số bột hỗn hợp còn lại (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót, sau đó phủ bạt kín.
– Bước 4: Thả lợn:
Sau 3 – 5 ngày đậy bạt, ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm trong nền chuồng thấy ấm tay thì cào xới lên, sau 60 phút thì cho lợn vào.
Chăm sóc nền đệm lót
Sau khi thả lợn vào chuồng, hàng ngày khi lợn thải phân ra, cần phải cào phân trải đều trên nền chuồng. Nếu mặt nền đệm lót trong chuồng khô thì cần phun đều nước sạch cho đủ độ ẩm. Sau 4 tháng bổ sung men gốc 10 g/ m2 nền đệm lót của nền chuồng.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc
– Khi cho lợn uống vòi uống nước tự động có máng hứng ở dưới vòi không để nước uống hoặc thức ăn rơi vãi vào nền đệm lót.
– Mùa đông sau khi làm nền đệm lót xong có thể thả lợn vào ngay.
– Nên thả lợn cùng lứa, trọng lượng tương đối đồng đều nhau.
– Khi cho lợn uống vòi uống nước tự động có máng hứng ở dưới vòi không để nước uống hoặc thức ăn rơi vãi vào nền đệm lót.
– Mùa đông sau khi làm nền đệm lót xong có thể thả lợn vào ngay.
– Nên thả lợn cùng lứa, trọng lượng tương đối đồng đều nhau.
Từ khóa
Tin liên quan
- An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại
- Nhu cầu lysine của chim cút đã được xác định
- Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)
- “The Alltech One Ideas Forum” – nơi khám phá những ý tưởng mới trong nông nghiệp
- Ngành chăn nuôi Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh hơn nữa
- Cổ phiếu Vissan “bốc hơi” khiến Anco lỗ nặng
- Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà
- Giải pháp thay thế kháng sinh hướng đến mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng
- Bò giống hỗ trợ hộ nghèo không đảm bảo chất lượng
- Giới thiệu một số giống lợn ngoại
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất