Trong bài viết này chúng tôi nhấn mạnh những cách khác nhau của việc phân chia khu vực bẩn và sạch ở lối ra vào của công nhân trong trại heo. Đây là nơi an toàn sinh học bắt đầu. Quy trình cho khu vực này đơn giản và dễ thực hiện sẽ làm tăng hiệu quả của quy trình an toàn sinh học trong trại.
Lối vào cho nhân viên trong trại là một trong những nơi thường xuyên sử dụng nhất trong trại heo, mỗi lần có người đi từ khu vực bẩn sang khu vực sạch sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ truyền lây mầm bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tạp nhiễm là mục đích của mọi quy trình ra vào trại. Bất kể thiết kế lối ra vào nào thì mỗi thiết kế đều nên phân chia rõ ràng khu vực bẩn và khu vực sạch. Nhưng làm thế nào để phân chia những khu vực này ? Nhân viên nên di chuyển từ khu vực này sang khu vực tiếp theo như thế nào ? Cách để theo dõi kết quả của quy trình và liên tục cải thiện quy trình ? Hãy cùng khám phá một số ý tưởng đang được sử dụng trong công nghiệp chăn nuôi heo dưới đây:
Phòng tạp nhiễm ở khu vực bẩn
Cách tốt nhất để ngăn chặn tạp nhiễm chéo ở cửa ra vào của công nhân là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tạp nhiễm của khu vực bẩn bên ngoài trại ngay từ ban đầu. Quan trọng nhất là phải giữ cho xe cộ của khách thăm trại phải sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài. Xe của cả nhân viên và khách thăm trại nên được đỗ ở khu vực dành riêng cho đỗ xe cách xa khu vực chăn nuôi. Sau khi đỗ xe ở khu vực được chỉ định, đặc biệt khuyến cáo cho khách thăm là phải sử dụng một lớp lót giày bằng nilon khi họ bước từ xe xuống, không được để giày của họ đi trực tiếp trên nền. Lớp bọc giày này giúp bảo vệ những khu vực khách đi qua không bị tạp nhiễm mầm bệnh có thể bám trên giày của họ cho đến khi kết thúc chuyến thăm và trở về xe. Cách này còn giúp ngăn chặn sự tạp nhiễm mầm bệnh sang giày ủng trong trại ở khu vực chăn nuôi. (hình 1)
Hình 1: Giày bằng nilon giúp ngăn chặn sự ô nhiễm chéo từ giày,ủng.
Các xác định khu vực bẩn, sạch và đi qua các khu vực này
Khu vực bên trong (sạch) và bên ngoài (bẩn) của lối đi luôn được giữ vệ sinh và được sắp xếp hợp lý. Vật liệu phủ trên nền và tường nên chọn loại bền và dễ vệ sinh/sát trùng. Cách thức đi qua từng khu vực bẩn, sạch để ra vào khu vực chăn nuôi nên được chỉ dẫn rõ ràng bằng các biển báo hoặc biển hướng dẫn sẽ khiến cho việc thực hiện dễ dàng và tuân thủ hơn. Hầu hết các lối ra vào đều được thiết kế có ranh giới rõ ràng. Quần áo và giày ủng có nguy cơ tạp nhiễm mầm bệnh (đồ bẩn) được cởi bỏ và để ở mặt bên ngoài (khu vực bẩn) của lối đi, quần áo và giày ủng sạch được mặc và để ở mặt bên trong (khu vực sạch). Có nhiều cách để tạo ranh giới giữa các khu vực, ví dụ:
1. Đường màu đỏ: Sơn đường ranh giới màu đỏ trên sàn. Khu vực rửa tay cần phải có ở điểm trước khi vào khu chăn nuôi (hình 2). Cách này giá thành thấp nhưng nguy cơ tạp nhiễm chéo cao.
Hình 2: Phân chia khu vực bằng đường sơn màu đỏ ở chuồng nuôi heo thịt
2. Hàng rào vật lý: Ví dụ như hàng rào bằng ghế dài hoặc bức tường ngăn (hình 3). Có bệ rửa tay đặt ở khu vực trung gian. Thiết kế này thường được gọi là “lối đi Danish” (hình 4). Cách này chi phí vừa phải, phân chia rõ ràng hơn và nguy cơ tạp nhiễm thấp hơn.
Trái: sử dụng phân chia vật lý giữa các vùng. Quần áo và giày dép ngoài được để ở bên ngoài của tường ngăn.
Phải: Lối đi Danish. Phân chia giữa các vùng bằng ghế dài. Khu vực rửa tay đặt ở khu vực chuyển tiếp.
3. Hàng rào bằng phòng tắm: Một phòng tắm sát trùng được thiết kế theo tiêu chuẩn làm rào chắn giữa khu vực sạch và bẩn phải có lối vào ở một phía và lối ra ở phía đối diện. Phòng tắm phải đảm bảo tất cả đồ bên ngoài (quần áo, giày dép) được cởi bỏ và nhân viên tắm sát trùng toàn thân trước khi đi vào khu vực sạch. Hệ thống thoát nước ở khu vực tắm cần được theo dõi thường xuyên để ngăn tạp nhiễm. (hình 5).
Hình 5: Phân chia vật lý giữa khu sạch và khu bẩn bằng phòng tắm
Đánh giá và cải thiện quy trình liên tục
Với bất cứ một chương trình an toàn sinh học nào, tôi luôn khuyến khích người chăn nuôi và bác sỹ thú y rằng phải liên tục đánh giá hiệu quả và sự tuân thủ theo quy trình. Bột huỳnh quang được sử dụng rộng rãi trong nhân y để đánh giá quy trình ngăn chặn sự tạp nhiễm môi trường khi không sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân. Trong chăn nuôi heo, bột này được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quá trình làm sạch và sát trùng phương tiện vận chuyển cũng như các biện pháp an toàn sinh học ở lối ra vào trang trại heo. Một nghiên cứu (bởi Anderson và cs, 2018) đã sử dụng bột huỳnh quang phát sáng dưới tia UV (hình 6) để so sánh mức độ tạp nhiễm môi trường bởi con người khi sử dụng các lối ra vào bằng hình thức khác nhau như lối vào được ngăn cách bằng ghế dài, lối vào được ngăn cách bằng phòng tắm. Đúng như dự đoán, kết quả từ nghiên cứu này chứng minh rằng việc bổ sung một chiếc ghế dài ở khu vực bẩn đã giảm đáng kể nguy cơ tạp nhiễm do nhân viên trước khi vào phòng tắm.
Hình 6: Bột huỳnh quang phát sáng dưới tia UV chứng tỏ đã bao phủ toàn bộ bề mặt tay người.
Tóm lại
Khi vào một cơ sở chăn nuôi heo sẽ có một số cách để giảm nguy cơ truyền lây mầm bệnh. Bất kể lựa chọn cách nào thì khu vực bẩn và sạch phải được phân chia rõ ràng và các cách để đi qua mỗi khu vực cần phải thực tế và được truyền thông rõ ràng cho nhân viên để an toàn sinh học luôn được đảm bảo hiệu quả liên tục. Tìm ra những phương pháp mới để đánh giá hiệu quả của quy trình cũng có thể giúp đào tạo nhân viên và cải thiện quy trình (ví dụ bột huỳnh quang).
VietDVM team biên dịch (theo Pig333)
Nguồn: VietDVM
- an toàn sinh học li>
- chăn nuôi an toàn sinh học li> ul>
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
- Quá trình thủy phân hồi tràng của phytate ở liều tiêu chuẩn và phytase liều cao trên heo
Tin mới nhất
T5,21/09/2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất