Tổ chức Thú Y thế giới (OIE) đưa ra sáng kiến toàn cầu để kiểm soát Dịch tả heo Châu Phi (ASF) với mục tiêu kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh ở các quốc gia, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với sức khỏe động vật, phúc lợi động vật và thương mại quốc tế.
Do tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh vì không có vắc-xin và theo yêu cầu của các quốc gia thành viên, OIE đưa ra một sáng kiến toàn cầu để kiểm soát ASF. Đó là sẽ sử dụng cơ chế của Khuôn khổ toàn cầu cho việc kiểm soát tích cực bệnh động vật xuyên biên giới (GF-TAD) để phát triển, cải thiện và cân đối các mối quan hệ đối tác và phối hợp ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Mục tiêu là kiểm soát dịch bệnh, tăng cường phòng chống bệnh ở các quốc gia và giảm thiểu các tác động bất lợi đối với sức khỏe động vật, phúc lợi động vật và thương mại quốc tế.
Ra mắt vào năm 2004 bởi OIE và FAO, GF-TAD nhằm mục đích ngăn chặn, phát hiện và kiểm soát các bệnh động vật xuyên biên giới, có tính đến quy mô khu vực của chúng. Tại châu Âu, các nhóm chuyên gia ASF đã tồn tại dưới sự bảo trợ của nền tảng này kể từ năm 2014 và gần đây các nhóm đã được thành lập ở châu Á và châu Mỹ.
Trong những tháng tới, OIE sẽ thiết lập một chương trình làm việc phối hợp với FAO, xem xét các sáng kiến khu vực đã tồn tại.
Ngoài cách tiếp cận hài hòa giữa các quốc gia, tính minh bạch thông tin về các đợt bùng phát mới và các đợt bùng phát đang diên ra là điều cần thiết để hiểu rõ về dịch tễ học của dịch bệnh cũng như kiểm soát và phòng ngừa. OIE đã nhắc nhở tất cả các quốc gia thành viên về tầm quan trọng của việc báo cáo dịch bệnh thông qua Hệ thống Thông tin Sức khỏe động vật Thế giới (WAHIS), vì điều này giúp xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình dịch bệnh. Trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5 năm 2019, đã có 1.322 vụ dịch đang diễn ra và 157 thông báo mới về ASF đã được gửi đến OIE thông qua hệ thống này. (Theo báo cáo mới nhất của OIE về tình hình ASF trên toàn cầu).
Với các tác động kinh tế xã hội trên toàn cầu do ASF thì việc kiểm soát dịch bệnh này là ưu tiên cao đối với cả các quốc gia bị ảnh hưởng và những quốc gia không bị nhiễm mầm bệnh. Vì lý do này, OIE kêu gọi các quốc gia thành viên đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn và điều kiện thực tiễn để kiểm soát ASF hiệu quả, đặc biệt là thông qua việc thực hiện các vấn đề dưới đây:
– Các chương trình phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm và có các chính sách hỗ trợ
– Các biện pháp an toàn sinh học
– Kiểm soát truy xuất nguồn gốc và vận chuyển heo
– Giám sát theo dõi hiệu quả
– Quản lý quần thể heo hoang dã
– Giết mổ động vật theo các quy tắc bảo vệ động vật và xử lý an toàn các sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh
– Cải thiện sự hợp tác giữa các bên liên quan và giữa các quốc gia
– Các chương trình đào tạo liên tục và nâng cao nhận thức
Do dịch tễ học phức tạp, không thể kiểm soát ASF mà không có sự phối hợp từ các ngành khác có liên quan. Ngoài dịch vụ thú y, còn bao gồm cơ quan hải quan và kiểm soát biên giới, ngành chăn nuôi heo, trường đại học, cơ quan quản lý lâm nghiệp, hiệp hội những người thợ săn, các tổ chức du lịch và các tổ chức vận chuyển động vật. Truyền đạt rõ ràng và dễ hiểu là điều cần thiết để tất cả các tổ chức này hiểu đầy đủ vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết. Để kết thúc vấn đề này, và để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên của mình, OIE đã phát động chiến dịch nâng cao nhận thức “ASF Kills Pigs” vào đầu năm 2019.
Để đối phó với những thách thức phức tạp của dịch bệnh này trên toàn cầu, ở cả các quốc gia bị ảnh hưởng và quốc gia không có dịch bệnh đòi hỏi tất cả các cơ quan tổ chức phải cảnh giác và hành động. Mặc dù ASF không gây rủi ro cho sức khỏe con người, nhưng nó đang tổ thất kinh tế cho các trang trại heo và cho thương mại quốc tế, với những hậu quả gây ra cho sinh kế của người chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát dịch ASF ở cấp độ toàn cầu sẽ góp phần đạt được một số mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu số 1 (không có người nghèo) và mục tiêu số 2 (không có người đói).
Ecovet Team (Theo Pig333)
Nguồn: Ecovet
- dịch ASF li>
- kiểm soát Dịch tả heo Châu Phi li>
- OIE li>
- chống dịch tả heo châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất