[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thẳng thắn, cởi mở, nhiệt tình và rất tâm huyết với ngành Chăn nuôi – Thú y là những nét tính cách rất riêng của ông Quách Thước – Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại nông nghiệp Thái Bình, mà ai một lần gặp ông cũng ấn tượng sâu sắc.
Người đầu tiên đưa lợn sữa đi xuất khẩu…
Ông Quách Thước (trái) vinh dự được nhận Bằng khen của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
Sinh năm 1934, trong một gia đình làm nông nghiệp tại huyện Đông Hưng, quê lúa Thái Bình, đã đưa đẩy ông Thước đến với ngành chăn nuôi. Ngay từ nhỏ, cậu bé Thước đã rất thích nuôi chim câu, ngan, vịt, gà… Cũng vì ham nuôi vịt nên cậu suýt chết đuối nước năm mới 11 tuổi. Năm 1956, khi học hết chương trình phổ thông 9 năm, anh học trò đất lúa nộp đơn thi vào Học viện Nông Lâm, sau đổi tên là Trường Đại học Nông nghiệp I, hiện là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó tới nay, ông Quách Thước công tác qua nhiều vị trí của ngành nông nghiệp Thái Bình như: Phó Ty Nông nghiệp (nay là Sở NN&PTNT Thái Bình), Phó giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi tỉnh Thái Bình, giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình và mới đây nhất (tháng 7/2017), ông Thước được tín nhiệm và bầu lại làm Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại Nông nghiệp Thái Bình…
Hơn 5 thập kỷ gắn bó với ngành chăn nuôi, một kỷ niệm được ông Thước coi là thành công nhất trong đời làm chăn nuôi là vào những năm 1986 – 1988, nghề nuôi lợn nái sinh sản rất khó khăn. Cả Thái Bình lúc đó chỉ có trên 400.000 con lợn, tỷ lệ đàn nái chỉ có 12% tổng đàn mà lợn con cai sữa xuất chuồng không ai mua, dân cho nhau quay riềng.
Trước tình hình đó, ông Thước đã đề xuất với tỉnh cho giết mổ, xuất khẩu lợn sữa sang Hồng Kông và được tỉnh chấp thuận xây xí nghiệp lợn đông lạnh. Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó là ông Vũ Mạnh Rinh còn nói “Nếu ông xuất khẩu được lợn sữa lúc này thì nông dân xây tượng ông”. Sau đó, xuất khẩu được lợn sữa thành công và Thái Bình trở thành tỉnh xuất khẩu lợn sữa lớn nhất khu vực thời gian đó và vẫn duy trì đến ngày nay. Đàn lợn hiện có của Thái Bình 1 triệu con, trong đó, có đến 25% là lợn nái mà lớn cai sữa vẫn không tồn đọng. Ông Thước coi đây là một kỉ niệm không bao giờ quên, và cũng tự thấy việc làm của mình tuy vất vả nhưng để lại thành quả cho người chăn nuôi lâu dài.
Tâm huyết với công tác Hội
Ngay từ năm 1993, ông Thước được nhiều lãnh đạo ở Trung ương như GS Nguyễn Văn Thưởng, KS Nguyễn Gia Duy, GS Trần Đình Miên mời vào Ban vận động thành lập Hội Chăn nuôi Việt Nam. Từ đó, ông Thước cũng thành lập Ban vận động thành lập Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Bình và làm chủ tịch từ 1993 đến năm 2005. Do phong trào sản xuất trang trại phát triển mạnh và yêu cầu của sản xuất nên ông lại đứng ra vận động thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật phát triển Trang trại Nông nghiệp Thái Bình, sau đổi tên thành Hiệp hội Gia cầm và Trang trại Nông nghiệp Thái Bình như hiện nay.
Ông Thước cho rằng: “Khi làm việc cho Hội cần thiết phải xuất phát từ những việc làm và hành động vô tư, trong sáng, tận tâm vì công việc chung, từ những việc tham gia xây dựng đóng góp ý kiến tâm huyết, trung thực với nghề, như vậy sẽ để lại sự trân trọng kính nể”.
Hiện nay, một trăn trở lớn nhất đối với Hiệp hội cũng như của bản thân ông Thước, là từ mấy năm nay, Đảng nhà nước kêu gọi phải liên kết sản xuất chăn nuôi theo chuỗi nâng cao giá trị gia tăng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, rồi thực hiện phương châm từ trang trại đến bàn ăn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…, Hiệp hội đã mất rất nhiều công sức xây dựng các đề án, chương trình, thành lập cả HTX chăn nuôi để hướng dẫn các thành viên sản xuất theo chuỗi, khép kín, mở các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, nhưng không thể phát triển vì “lực bất tòng tâm”.
Hiệp hội đã thỏa thuận với một đợn vị nước ngoài họ chấp nhận đầu tư toàn bộ Hiệp hội chỉ chỉ đạo kĩ thuật và thực hiện quy trình chăn nuôi. Họ bao tiêu hết sản phẩm nhưng khi xem lại thì Việt Nam không có hiệp định thú y với nước họ, thế là mọi cam kết phải hủy bỏ. Hay trong chăn nuôi phong trào quảng bá men vi sinh đang rất rầm rộ chỉ trên đất Thái Bình, đã có tới 5 – 6 hãng quảng cáo. Các cơ quan đứng ra tổ chức giới thiệu sản phẩm, song không cơ quan nào kiểm tra chất lượng các chủng loại men, tác dụng đến chăn nuôi như thế nào nên Hiệp hội cũng không biết hướng dẫn hội viên mình dùng loại men nào để chăn nuôi đạt kết quả?
Tâm An
Với nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp, ông Quách Thước vinh dự được nhận nhiều phần thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam…
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất