Ông Quách Thước: Hơn 50 năm tâm huyết với ngành chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ông Quách Thước: Hơn 50 năm tâm huyết với ngành chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thẳng thắn, cởi mở, nhiệt tình và rất tâm huyết với ngành Chăn nuôi – Thú y là những nét tính cách rất riêng của ông Quách Thước – Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại nông nghiệp Thái Bình, mà ai một lần gặp ông cũng ấn tượng sâu sắc.

     

    Người đầu tiên đưa lợn sữa đi xuất khẩu…

    Ông Quách Thước: Hơn 50 năm tâm huyết với ngành chăn nuôiÔng Quách Thước (trái) vinh dự được nhận Bằng khen của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam

     

    Sinh năm 1934, trong một gia đình làm nông nghiệp tại huyện Đông Hưng, quê lúa Thái Bình, đã đưa đẩy ông Thước đến với ngành chăn nuôi. Ngay từ nhỏ, cậu bé Thước đã rất thích nuôi chim câu, ngan, vịt, gà… Cũng vì ham nuôi vịt nên cậu suýt chết đuối nước năm mới 11 tuổi. Năm 1956, khi học hết chương trình phổ thông 9 năm, anh học trò đất lúa nộp đơn thi vào Học viện Nông Lâm, sau đổi tên là Trường Đại học Nông nghiệp I, hiện là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó tới nay, ông Quách Thước công tác qua nhiều vị trí của ngành nông nghiệp Thái Bình như: Phó Ty Nông nghiệp (nay là Sở NN&PTNT Thái Bình), Phó giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi tỉnh Thái Bình, giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình và mới đây nhất (tháng 7/2017), ông Thước được tín nhiệm và bầu lại làm Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và Trang trại Nông nghiệp Thái Bình…

     

    Hơn 5 thập kỷ gắn bó với ngành chăn nuôi, một kỷ niệm được ông Thước coi là thành công nhất trong đời làm chăn nuôi là vào những năm 1986 – 1988, nghề nuôi lợn nái sinh sản rất khó khăn. Cả Thái Bình lúc đó chỉ có trên 400.000 con lợn, tỷ lệ đàn nái chỉ có 12% tổng đàn mà lợn con cai sữa xuất chuồng không ai mua, dân cho nhau quay riềng.

     

    Trước tình hình đó, ông Thước đã đề xuất với tỉnh cho giết mổ, xuất khẩu lợn sữa sang Hồng Kông và được tỉnh chấp thuận xây xí nghiệp lợn đông lạnh. Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó là ông Vũ Mạnh Rinh còn nói “Nếu ông xuất khẩu được lợn sữa lúc này thì nông dân xây tượng ông”. Sau đó, xuất khẩu được lợn sữa thành công và Thái Bình trở thành tỉnh xuất khẩu lợn sữa lớn nhất khu vực thời gian đó và vẫn duy trì đến ngày nay. Đàn lợn hiện có của Thái Bình 1 triệu con, trong đó, có đến 25% là lợn nái mà lớn cai sữa vẫn không tồn đọng. Ông Thước coi đây là một kỉ niệm không bao giờ quên, và cũng tự thấy việc làm của mình tuy vất vả nhưng để lại thành quả cho người chăn nuôi lâu dài.

     

    Tâm huyết với công tác Hội

     

    Ngay từ năm 1993, ông Thước được nhiều lãnh đạo ở Trung ương như GS Nguyễn Văn Thưởng, KS Nguyễn Gia Duy, GS Trần Đình Miên mời vào Ban vận động thành lập Hội Chăn nuôi Việt Nam. Từ đó, ông Thước cũng thành lập Ban vận động thành lập Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Bình và làm chủ tịch từ 1993 đến năm 2005. Do phong trào sản xuất trang trại phát triển mạnh và yêu cầu của sản xuất nên ông lại đứng ra vận động thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật phát triển Trang trại Nông nghiệp Thái Bình, sau đổi tên thành Hiệp hội Gia cầm và Trang trại Nông nghiệp Thái Bình như hiện nay.

     

    Ông Thước cho rằng: “Khi làm việc cho Hội cần thiết phải xuất phát từ những việc làm và hành động vô tư, trong sáng, tận tâm vì công việc chung, từ những việc tham gia xây dựng đóng góp ý kiến tâm huyết, trung thực với nghề, như vậy sẽ để lại sự trân trọng kính nể”.

     

    Hiện nay, một trăn trở lớn nhất đối với Hiệp hội cũng như của bản thân ông Thước, là từ mấy năm nay, Đảng nhà nước kêu gọi phải liên kết sản xuất chăn nuôi theo chuỗi nâng cao giá trị gia tăng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, rồi thực hiện phương châm từ trang trại đến bàn ăn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…, Hiệp hội đã mất rất nhiều công sức xây dựng các đề án, chương trình, thành lập cả HTX chăn nuôi để hướng dẫn các thành viên sản xuất theo chuỗi, khép kín, mở các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, nhưng không thể phát triển vì “lực bất tòng tâm”.

     

    Hiệp hội đã thỏa thuận với một đợn vị nước ngoài họ chấp nhận đầu tư toàn bộ Hiệp hội chỉ chỉ đạo kĩ thuật và thực hiện quy trình chăn nuôi. Họ bao tiêu hết sản phẩm nhưng khi xem lại thì Việt Nam không có hiệp định thú y với nước họ, thế là mọi cam kết phải hủy bỏ. Hay trong chăn nuôi phong trào quảng bá men vi sinh đang rất rầm rộ chỉ trên đất Thái Bình, đã có tới 5 – 6 hãng quảng cáo. Các cơ quan đứng ra tổ chức giới thiệu sản phẩm, song không cơ quan nào kiểm tra chất lượng các chủng loại men, tác dụng đến chăn nuôi như thế nào nên Hiệp hội cũng không biết hướng dẫn hội viên mình dùng loại men nào để chăn nuôi đạt kết quả?

     

    Tâm An

    Với nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp, ông Quách Thước vinh dự được nhận nhiều phần thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.