Tóm tắt
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc quản lý sản xuất gà Nòi giống, có xem xét tính phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Giải pháp này xây dựng mô hình quản lý sản xuất gà Nòi giống dựa trên các tiêu chí chăn nuôi gà đã được chọn lọc và kết hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại việt nam (VietGAHP). Từ mô hình này, chúng tôi phát triển một ứng dụng quản lý gà Nòi trên nền tảng Internet nhằm tận dụng tính linh hoạt và hiệu quả của môi trường này.
Chúng tôi xây dựng 05 phân hệ quản lý theo mô hình, bao gồm: (1) phân hệ Quản lý sinh sản, (2) phân hệ Quản lý thức ăn, (3) phân hệ Quản lý thuốc thú y,(4) phân hệ Quản lý chi phí, (5) phân hệ Quản lý tổng đàn. Sau đó tích hợp 5 phân hệ này vào hệ thống quản lý chung. Chúng tôi đã sử dụng số liệu được thu thập từ một số trang trại chăn nuôi gà Nòi điển hình tại ĐBSCL để kiểm thử hệ thống. Kết quả cho thấy việc ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất gà Nòi giống có thể giúp tối ưu hóa quy trình quản lý sản xuất nhờ vào các số liệu được theo dõi, tính toán và phân tích có liên quan thu được trong quá trình sản xuất.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù nhu cầu về gà Nòi giống hiện nay ở ĐBSCL rất lớn, nhưng việc tổ chức sản xuất gà Nòi giống tại ĐBSCL theo cả phương thức trang trại và quy mô hộ gia đình vẫn chưa cung cấp được nguồn giống gà đảm bảo chất lượng và số lượng lớn (Lê Hồng Mận, 2002; Châu Thanh Vũ, 2018). Một trong những nguyên nhân chính là các trang trại, nông hộ vẫn chưa ứng dụng CNTT vào quản lý để nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí, giá thành, và nâng cao lợi nhuận.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý sản xuất giống gà Nòi ở Việt Nam nói chung cũng như ở ĐBSCL chưa được phát triển. Đơn cử hiện nay có một số phần mềm quản lý gia súc gia cầm như:
(1) VacApp (2016) là một ứng dụng được thiết kế để quản lý trang trại chăn nuôi của đàn gia súc lớn;
(2) phần mềm bò sữa VDM do Cục khuyến nông (nay là Cục Chăn nuôi) và Viện chăn nuôi phối hợp xây dựng;
(3) Phần mềm MPig (2015) ngoài mục đích phục vụ công tác quản lý của cơ sở chăn nuôi như các phần mềm khác (phần mềm Vietpig, phần mềm Herdsman bản đồng, 2020) còn có module chu chuyển đàn (giúp cơ sở có thể lập kế hoạch sản xuất chăn nuôi), module kết nối với phần mềm PEST để đánh giá giá trị giống của cơ sở theo phương pháp di truyền.
(4) Ứng dụng web Presence Nuitrition là ứng dụng cung cấp thông tin về dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm giúp vật nuôi phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng;
(5) Phần mềm quản lý sản xuất heo giống Vicapig (2016) (gọi tắt Phần mềm vicapig.com) được nghiên cứu và xây dựng để hổ trợ chủ trang trại quản lý tốt và có hiệu suất kinh tế cao hơn về đàn nái.
Riêng phần mềm về quản lý gia cầm thì hiện nay ở Việt Nam có phần mềm quản lý sản xuất gia cầm của công ty phần mềm YouSoft, và một số phần mềm quản lý chăn nuôi được Việt hóa giao diện nhưng chưa thuyết phục được đại đa số người dùng do chức năng có sẵn chưa phù hợp, các tính năng còn mang tính chung chung chưa bám sát với thực tế sản xuất, chi phí giá thành cao, đồng thời chưa tiện dụng với tình hình thực tế ở Việt Nam.
Trên thế giới hiện nay cũng có những phần mềm chuyên để quản lý gia cầm như phần mềm LogicalERP của LogicalDNA Solution (2016) – Ấn Độ, phần mềm Layer Farm (2014), phần mềm Poultry Plan (2018). Trong đó, phần mềm LogicalERP được xây dựng trên nền tảng SAP Business One, đây là một phầnm mềm được xem là có quy trình cụ thể nhất từ khâu thức ăn, chăn nuôi, ấp trứng, giám sát và kiểm soát chất lượng, giết mổ, chi phí, phân tích các chỉ số kinh doanh,… Tuy nhiên, đặc điểm chung của các phần mềm nước ngoài là họ bán giá thành rất cao và không phù hợp nông dân Việt Nam và đặc biệt là nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một phần mềm quản lý gia cầm nào đủ hiệu quả tương tự với phần mềm LogicalERP của LogicalDNA Group.
Việc ứng dụng CNTT để cải thiện năng suất sản xuất của các giống gia cầm địa phương nói chung, hay trên gà Nòi nói riêng là hoàn toàn khả thi xét về điều kiện nguồn nhân lực, về trang thiết bị cũng như yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, bước đầu cần xây dựng phần mềm quản lý đàn gà Nòi giống ở ĐBSCL trên nền tảng Internet để nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí, giá thành, và nâng cao lợi nhuận nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các trang trại, nông hộ nuôi gà Nòi ở ĐBSCL.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
Xây dựng các tiêu chí về đặc điểm ngoại hình, sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của gà Nòi. Tổng hợp, phân tích và chọn lọc các tiêu chí quan trọng kết hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam (VietGAP) để làm cơ sở xây dựng phần mềm.
Xây dựng các câu hỏi giả định về các chức năng phần mềm có thể làm được. Các câu hỏi này được tư vấn bởi các chuyên gia về chăn nuôi gia cầm.
Phân tích thiết kế hệ thống của 5 phân hệ phần mềm quản lý là Quản lý sinh sản, Quản lý thức ăn, Quản lý thuốc thú y, Quản lý chi phí và Quản lý tổng đàn. Quy mô quản lý 10.000 con. Tiến hành viết chương trình (coding) cho hệ thống dựa trên tài liệu phân tích thiết kế. Sau đó tích hợp 5 phân hệ này vào hệ thống quản lý chung và tiến hành nhập số liệu, yêu cầu cụ thể để kiểm thử hệ thống.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương tiện
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng Java Web, sử dụng khung JSF (JavaServer Faces framework) của ngôn ngữ Java và cơ sở dữ liệu là MySQL. Việc lựa chọn phát triển ứng dụng trên nền tảng Web giúp cho việc triển khai đến người sử dụng được thuận tiện và linh động hơn.
2.2.2. Thu thập dữ liệu
Thu thập các tiêu chí sản xuất gia cầm từ sách “Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm” của Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Thị Mai (2011). Thu thập các câu hỏi có liên quan đến tất cả các chức năng phần mềm có thể đáp ứng từ các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm.
Thu thập các câu hỏi có liên quan đến tất cả các chức năng phần mềm có thể đáp ứng từ các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm.
Thu nhập cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý sản xuất gà ở một công ty sản xuất giống gia cầm để phân tích thiết kế hệ thống quản lý. Bên cạnh đó thu thập thêm các số liệu chuyên đề cho 5 phân hệ quản lý từ các trang trại, hộ chăn nuôi gà Nòi tại ĐBSCL và các công ty chăn nuôi, thuốc thú y.
2.2.3. Cơ sở dữ liệu
Chuẩn hóa dữ liệu đã thu thập được từ mô hình triển khai thực tế thành mô hình quản lý hệ thống thông tin. Cơ sở dữ liệu của ứng dụng được tập trung trên một máy chủ và sử dụng hệ quản trị CSDL MySQL để quản lý.
2.2.4. Xây dựng các phân hệ tích hợp trên Website
Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống cho từng phân hệ quản lý sản xuất của 5 phân hệ quản lý bao gồm: Quản lý sinh sản, Quản lý thức ăn, Quản lý thuốc thú y, Quản lý chi phí, và Quản lý tổng đàn. Kiến trúc hệ thống được triển khai như sơ đồ Hình 1, trong đó sử dụng thư viện mã nguồn mở có các công cụ phong phú (bao gồm cả bộ công cụ để tạo giao diện người dùng dễ dàng).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô hình liên kết giữa các phân hệ quản lý trong hệ thống PoultryFarm-war
Mô hình ứng dụng của PoultryFarm Web được xây dựng như trong Hình 2 bao gồm một hệ thống tích hợp có 5 khối chức năng tương ứng với 5 phân hệ quản lý. Khối chức năng thứ nhất là phân hệ Quản lý tổng đàn có chức năng quản lý chu chuyển đàn của cả hệ thống (hay còn gọi phân hệ cha), 4 phân hệ còn lại tương ứng với 4 phân hệ quản lý tương ứng với từng chức năng quan trọng và tương đối phân lập của hệ thống (hay còn gọi phân hệ con).
Các phân hệ con truy xuất đến CSDL dành riêng cho mỗi phân hệ đó và cũng có thể liên kết dữ liệu với các CSDL của các phân hệ còn lại thông qua các mối liên kết. Mỗi phân hệ con này được lập trình phát triển tạo thành một hệ thống Web Form để hiển thị thông tin và truy vấn dữ liệu cho từng chức năng cụ thể theo thiết kế. Giao diện trang chủ PoultryFarm Web cho phép liên kết đi đến tất cả các giao diện Web của 5 phân hệ của hệ thống, và trong đó phân hệ quản lý tổng đàn được thiết kế các chức năng truy vấn nhanh các số liệu và các báo cáo của các phân hệ con nhằm giúp người sử dụng kịp thời cập nhật thông tin sản xuất.
3.2. Phân hệ Quản lý sinh sản
Phân hệ này được tổ chức để quản lý các chức năng quan trọng của quá trình sản xuất bao gồm các công việc chính sau:
(1) Nhập gà: công việc nhập gà là nhằm bổ sung đàn gà giống trống/mái để nhằm tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng. Việc tuyển chọn gà sẽ theo các tiêu chí về đặc điểm ngoại hình đã được quy định sẵn. Sau khi công tác nhận gà về đến trại/nông hộ hoàn tất, nhân viên sẽ nhập số liệu vào hệ thống quản lý bao gồm các thông tin: nhà cung cấp, giống gà, số lượng, độ tuổi, giá,…Trong mỗi số liệu trên, nếu phát sinh số liệu mới thì chương trình cũng cho phép bổ sung: thêm giống gà mới, thêm nhà cung cấp mới;
(2) Bán gà dư sau ghép: công việc này cho phép tiết kiệm chi phí sản xuất khi trong quá trình ghép gia đình có dư gà thì được phép bán;
(3) Báo cáo: cho phép báo cáo tình hình gà giống hiện tại;
(4) Lập kế hoạch thay đàn: nhân viên có thể xem thông tin của từng đợt nhập gà và danh sách kế hoạch thay đàn được hệ thống tính toán tự động theo các điều kiện định sẵn để ra quyết định thay đàn. Chức năng này cũng cho phép bán gà nếu cần;
(5) Phân nhóm gà thực hiện theo từng đợt nhập theo mã đợt nhập. Nếu đợt nhập chưa tiến hành phân nhóm thì chức năng “Phân nhóm” sẽ thực hiện phân đợt nhập gà thành các nhóm gà. Ngược lại, thì danh sách các nhóm gà đã phân sẽ được hiển thị.
Hình 3 cho phép nhân viên phụ trách phân nhóm gà có thể xem nhóm gà và tiến hành tiếp các công việc: (1) Xác định số lượng gà trống, gà mái; (2) Theo dõi số lượng gà; (3) Ghép gia đình gà: (i) Xác định số lượng gà trống, gà mái bao gồm tổng số lượng gà trống và gà mái nhập vào phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số lượng gà của nhóm gà; (ii) Theo dõi số lượng gà; (iii) Ghép gia đình gà cho phép ghép tự động theo công thức chia tỷ lệ là 1 con trống/9 con mái.
Một chức năng quan trọng nữa của phân hệ quản lý sinh sản là cho phép tính toán kế hoạch sinh sản dựa trên nhu cầu của khách hàng về số lượng con giống, thời gian giao hàng,… Hình 5 mô tả cách thức tính toán và giao diện hoạt động của hệ thống về chức năng này.
3.3. Phân hệ quản lý thức ăn
Cho gà ăn là một việc rất quan trọng của khâu sản xuất vì nó quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng, sức khỏe, khả năng sinh sản, chi phí thức ăn,…Do đó, phân hệ này cho gà ăn theo từng nhóm riêng như: (1) Gà chưa được phân nhóm; (2) Gà đã phân nhóm; (3) Gà đã ghép gia đình.
Hình 6 là giao diện chính của phân hệ này. Phân hệ này thực hiện công việc chính là chăm sóc dinh dưỡng cho gà thông qua quy trình cho ăn khoa học và được theo dõi bằng hệ thống thông tin. Trong phân hệ này có các công việc chính sau: (i) Cho gà ăn: nhân viên cần chọn loại thức ăn có sẵn tại trang trại/ nông hộ. Nếu thức ăn chưa được nhập vào hệ thống nhân viên cần nhập mới theo hướng dẫn. Thao tác này có thể thực hiện trước hoặc sau khi cho gà ăn nhưng bắt buộc phải nhập. Việc cho ăn cần được ghi nhận theo ngày cho ăn và số lượng tính theo kg nhằm theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn và loại thức ăn cho chất lượng gà giống tốt và tiết kiệm chi phí; (ii) Xem lịch sử cho gà ăn: chức năng này cho phép nhân viên xem lịch sử cho gà ăn như ngày cho ăn, nhân viên nào cho ăn, số lượng thức ăn,… trong quá trình nuôi; (iii) Quản lý thức ăn.
Phân hệ này có nhiệm vụ chính là quản lý theo dõi quá trình bổ sung các vitamin, khoáng chất trong quá trình cho gà ăn và toàn bộ các hoạt động phòng bệnh và trị bệnh cho gà. Các loại vitamin và thuốc tiêm phòng cũng như thuốc trị bệnh cho gà được xây dựng dựa trên thực tế quản lý sản xuất và được điều chỉnh khi cần. Phân hệ quản lý thuốc thú y có giao diện như Hình 7.
Trong phân hệ này, công việc chủ yếu cần thực hiện là quản lý các đơn thuốc, bao gồm thuốc trị bệnh và các chất bổ sung khác cho đàn gà giống. Đối với từng loại bệnh, mỗi thời điểm cụ thể mà gà sẽ được kê đơn thuốc với đầy đủ thông tin như: Tên thuốc, mô tả sơ lược cho đơn thuốc, ngày kê đơn thuốc, nhân viên tiêm thuốc (nếu có). Bên cạnh đó, người dùng có thể xem thông tin của toa thuốc. Đồng thời hệ thống cũng cho phép nhập thuốc, các chất bổ sung mới và loại bỏ thuốc và các chất bổ sung không còn sử dụng thông qua 2 nhóm chức năng Quản lý các loại thuốc hiện có và Quản lý các loại chất bổ sung hiện có.
3.5. Phân hệ quản lý chi phí
Phân hệ quản lý chi phí cho phép quản lý toàn bộ các loại chi phí trong quá trình sản xuất gà giống bao gồm các chi phí như: con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các chi phí khác (tiền điện, nước và các chi phí khác). Những chi phí này chưa tính khấu hao chi phí xây dựng và bảo trì cơ sở chăn nuôi, chi phí xử lý nước thải theo tiêu chuẩn và những chi phí do rủi ro dịch bệnh trên gia cầm. Phân hệ còn có thể quản lý chi phí riêng cho từng đàn gà: (1) Gà chưa được phân nhóm là chi phí của gà mới nhập về nhưng chưa phân nhóm, đang được nuôi nhốt chung; (2) Gà đã được phân nhóm là chi phí cho gà đã phân thành nhóm; (3) Gà đã được ghép gia đình (nông hộ) là chi phí cho gà đã ghép gia đình từ các nhóm. Phân hệ này cũng cho phép kết xuất báo cáo (1) phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát các chi phí. Hình 8 là trang chủ của phân hệ quản lý chi phí.
Để việc theo dõi chi phí được thuận lợi và dễ dàng, hệ thống xây dựng thêm các module cho phép chuyển đổi các dạng hiển thị chi phí. Hình 9 là dạng hiển thị chi phí theo biểu đồ hình tròn.
3.6. Phân hệ quản lý tổng đàn
Phân hệ này được xem như là phân hệ cha của các phân hệ trên vì nó tổng hợp tất cả các dữ liệu của các phân hệ con và sử dụng chúng để phân tích và kết xuất ra các báo cáo tình hình sản xuất gà giống của trang trại/nông hộ theo năm. Các nội dung được cung cấp trong phần hệ này bao gồm tất cả thông tin thu-chi được thống kê đầy đủ ở từng giai đoạn chăn nuôi của gà. Giao diện chính của phân hệ quản lý tổng đàn được thể hiện ở Hình 10.
Tổng chi phí trong 01 năm sản xuất được tính toán của phân hệ này bao gồm: chi phí con giống, thức ăn, thú y, lương nhân viên và chi phí khác. Tổng thu trong năm bao gồm từ các nguồn: bán gà dư, bán gà thay đàn. Lợi nhuận trước thuế dự kiến được tính toán theo công thức: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
Chương trình cũng xây dựng các module báo cáo thu chi theo dạng biểu đồ cột và biểu đồ cột đường. Hình 11 là biểu đồ đường hiển thị thông tin tài chính của năm.
4. KẾT LUẬN
Phần mềm ứng dụng PoultryFarm Web trong quản lý sản xuất chăn nuôi giống Gà Nòi ở vùng ĐBSCL đã xây dựng thành công và được thực nghiệm trên số liệu thực tế với một phân hệ quản lý tổng hợp và 4 phân hệ con tương ứng với 5 chức năng chính của hệ thống sản xuất. Các module lập trình của 5 phân hệ cần quản lý bao gồm: Quản lý sinh sản, Quản lý thức ăn, Quản lý thuốc thú y,
Quản lý chi phí và Quản lý tổng đàn đã được xây dựng hoàn chỉnh với độ tin cậy cao. Quá trình kiểm thử phần mềm cũng đã được thực hiện và cho kết quả đúng theo yêu cầu đặt ra. Việc sử dụng khung JSF (JavaServer Faces framework) của ngôn ngữ Java và cơ sở dữ liệu là MySQL cho phép xây dựng một hệ thố PoultryFarm Web quản lý dữ liệu hiệu quả và nhanh chóng. Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là ứng dụng phần mềm này vào thực tế sản xuất sẽ góp phần tối ưu hóa sản xuất cũng như lợi nhuận của các trang trại/nông hộ bằng cách theo dõi, tính toán và phân tích tất cả các dữ liệu liên quan thu được trong quá trình sản xuất. Đồng thời có thể đưa ra dự báo dài hạn chính xác cho phép tối ưu hóa kế hoạch sản xuất và bán hàng.
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được tài trợ bởi kinh phí nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, Mã số T2019-65.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- VacApp software (2016). Phần mềm quản lý trang trại chăn nuôi của đàn gia súc lớn, https://vacapp.net/vi.
- MPig software (2015). Phần mềm Quản lý lợn giống MPig phiên bản 2.0, http://www.vawr.org.vn/index. aspx.
- Vicapig software (2016). Phần mềm quản lý sản xuất lợn giống, http://vicapig.com.
- Herdsman software (2000). Phần mềm Quản lý lợn, http://www.herdsman.com.
- LogicalDNA Solution software (2016). Phần mềm quản lý gia cầm, http://www.logicaldna.com/poultrysoftware.
- Layer Farm Manager software (2014). Phần mềm quản lý gia cầm, http://www.layerfarm.com.
- PoultryPlan Software (2018). Phần mềm quản lý gia cầm, https://www.poultryplan.com.
- Lê Hồng Mận (2002). Chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
- Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Thị Mai (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
- Châu Thanh Vũ (2018). Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà nòi, Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Quang Dũng12*, Lê Thị Minh Loan1, Lê Thanh Phương2,
Hồ Quảng Đồ1 và Nguyễn Trọng Ngữ1
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam
* Tác giả liên hệ: ThS. Nguyễn Quang Dũng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. TP Cần Thơ. Email: [email protected]
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 9.2020
- phần mềm quản lý gà giống li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất