“Phục hưng” đặc sản gà cáy củm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • “Phục hưng” đặc sản gà cáy củm

    Nét đặc biệt nhất của gà cáy củm – giống đặc hữu quý giá của Hà Giang, Cao Bằng – là thịt có mùi hương lúa rất lạ. Về ngoại hình, gà cáy củm được nhận biết bởi đặc điểm đuôi cụp, không có phao câu. Ông Triệu Văn Ngoan – một người nuôi gà cáy củm ở xã Đức Xuân, huyện Hòa An, Cao Bằng – cho biết, giống gà này có màu lông đa dạng, chân vàng, trọng lượng khi trưởng thành khoảng 2kg. Thịt gà có mùi hương lúa, dai, giòn, ngọt. Gà cáy củm từng được nuôi rất nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng nhưng gần đây số cá thể giảm mạnh.

     

    Thụ tinh nhân tạo để tăng đàn

     

    Ngoài yếu tố dịch bệnh, theo tiến sỹ (TS) Bùi Thị Thơm – Viện Khoa học sự sống, Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên, nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là gà trống và gà mái giao phối có tỷ lệ thụ tinh thành công rất thấp do cấu tạo đuôi cụp. Cũng vì thiếu phao câu, gà cáy củm ít được người địa phương dùng làm lễ vật cúng khi lễ, tết mà chỉ để bày cỗ ăn. Do đó, bà con không chú trọng nhân giống, tăng đàn. “Nếu không có quy trình bảo tồn và phát triển, việc mất giống gà này chỉ là một sớm một chiều” – TS Thơm nói.

    “Phục hưng” đặc sản gà cáy củm
    Gà cáy củm tại một hộ nuôi ở xã Đức Xuân, Hòa An, Cao Bằng. Ảnh chụp tháng 11/2016. Ảnh: Thúy Hà
     
    Để thực hiện nhiệm vụ quốc gia về khai thác và phát triển gà cáy củm tại Cao Bằng và Hà Giang, TS Thơm và cộng sự đã đến các địa phương để nghiên cứu di truyền của giống gà này. Bà tiết lộ: “Chúng tôi lấy máu của cả con trống và con mái để phân tích DNA bằng các chỉ thị phân tử microsatellite. Kết quả cho thấy, quần thể gà cáy củm có tính đa dạng di truyền cao, thể hiện ở tần số dị hợp tử và hệ số cận huyết thấp. Nó có khoảng cách di truyền rất xa so với các giống gà khác. Điều đó cho thấy gà cáy củm là một nguồn gene riêng biệt”.
     
    Dựa vào kết quả trên, nhóm đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để tăng đàn nhanh và ổn định chất lượng con giống gà cáy củm, kết quả rất tốt. “Chúng tôi đang cung cấp con giống cho trang trại và các hộ dân ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang” – bà Thơm cho biết.
     
    Phát triển đàn song song với tìm đầu ra
     
    Gia đình ông Triệu Văn Ngoan đang nuôi một đàn gà cáy củm hơn 10 con. Ông cho biết: “Tôi đã tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc gà của TS Thơm, trong đó có biện pháp tách đàn ra làm chuồng riêng để đảm bảo sự phát triển đàn. Tôi hy vọng có cá nhân, doanh nghiệp đầu tư để chúng tôi mở rộng thị trường cho gà cáy củm”.
     
    Theo nhóm nghiên cứu, để phát triển giống gà này một cách ổn định, lâu dài, Cao Bằng và Hà Giang cần triển khai nuôi giữ tại các hộ đồng bào dân tộc, song song với việc nuôi, giữ giống bằng các biện pháp kỹ thuật tại trung tâm giống vật nuôi của tỉnh.
     
    “Để khai thác hiệu quả giống gà quý, cần có đầu ra ổn định và giá cao hơn, như vậy mới hấp dẫn bà con tham gia” – TS Thơm nói. Để tìm đầu ra cho người dân khi lượng gà thương phẩm tăng mạnh, nhà khoa học này có ý tưởng xây dựng vùng nguyên liệu để cung ứng sản phẩm cho các khu đô thị lớn, thậm chí xuất khẩu.
     
    Hiện việc nuôi giữ gà cáy củm chủ yếu được thực hiện tại các nông hộ miền núi như xã Đức Xuân, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) và 7 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Nhóm nghiên cứu của TS Thơm đang tiến hành nhân giống để cung cấp cho thị trường Thái Nguyên và các vùng khác.
     
    “Nhiệm vụ khai thác và phát triển giống gà cáy củm tại Cao Bằng, Hà Giang mà chúng tôi thực hiện sẽ kết thúc vào cuối năm 2017. Mong rằng kết quả của dự án sẽ sớm góp phần đưa việc nuôi giống gà quý này thành nguồn thu nhập lớn của bà con nông dân” – TS Thơm chia sẻ.
     
    Lệ Hằng
     
    Nguồn: Báo Khoa học & PT

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.