Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của thú cưng. Để xử lý các bệnh về mắt ở chó, mèo đòi hỏi các bác sỹ thú y (BSTY) phải nắm chắc kiến thức chuyên môn. Hội thảo “Bệnh mắt cho động vật nhỏ” đã mang tới những kiến thức chuyên sâu góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ BSTY.

    Những căn bệnh liên quan đến mắt có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của các loài động vật nhỏ

     

    Không chỉ đơn thuần là một hội thảo để chia sẻ, giới thiệu sản phẩm mà hội thảo “Bệnh mắt cho động vật nhỏ” diễn ra vào ngày 28/6/2024 do Công ty CP GreenPet Việt Nam phối hợp với bệnh viện Thonglor Bangkok Thái Lan và Công ty Thiết bị Thú y Việt Nam (Vet Equipment) tổ chức còn là một khóa học cung cấp đầy đủ kiến thức, cách tiếp cận xử lý, phác đồ điều trị đều được các bác sĩ chuyên khoa phổ cập đầy đủ cho hơn 100 BSTY tới tham dự.

     

    Hội thảo còn có sự góp mặt của bà Jitpisut Kaewduangsaeng, đại diện lãnh đạo Công ty CP Greenpet;  bà Onpraween Thangthanasirikul, bác sỹ chuyên khoa mắt bệnh viện Thonglor và bà Tô Thị Lệ Thu, bác sĩ Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    Các bệnh lý về mắt thường gặp

     

    Bệnh mắt ở chó, mèo là vấn đề thường gặp và tình trạng bệnh được thể hiện ngay qua hình thái của mắt. Bà Onpraween Thangthanasirikul, bác sỹ chuyên khoa mắt bệnh viện Thonglor chỉ rõ, các bệnh phổ biến nhất có thể kể đến như: đục thuỷ tinh thể, mi quặm, tăng nhãn áp, loạn dưỡng giác mạc… Nếu chó, mèo có biểu hiện nheo mắt cho thấy chúng đang bị đau mắt và có khả năng mắc các bệnh như:

     

    Loét giác mạc: Loét bề mặt hoặc loét sâu

     

    Đối với tình trạng loét bề mặt giác mạc là biểu hiện của việc mắt bị mất biểu mô (trên 30% độ dày của giác mạc), nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương. Vật nuôi sẽ có các biểu hiện như nheo mắt, chảy nước mắt, dương tính với thuốc nhuộm, mắt đỏ, co thắt đồng tử. 

     

    Đối với trình trạng loét giác mạc sâu là biểu hiện của việc mắt bị mất biểu mô và mô đệm (trên 50% độ dày của giác mạc), nguyên nhân chủ yếu do chấn thương. Vật nuôi sẽ cảm thấy đau, chảy nước mắt, nếu nặng có thể bị thủng, loét giác mạc tan chảy, viêm màng bồ đào, mủ tiền phòng.

     

    Bệnh viêm kết giác mạc khô KCS

     

    Khô mắt là một hiện tượng mà lượng nước tiết ra quá ít để làm ẩm mắt. Thông thường, biên độ nước mắt của chó là 15-25ml/phút, mèo là 10-25ml, nếu dưới 10ml là bị khô mắt. Cứ mỗi lần chớp mắt mặt trong của mí mắt sẽ cọ sát với giác mạc và gây tổn thương dẫn tới viêm giác mạc, viêm kết mạc, phù kết mạc. Thú cưng bị khô mắt thường chảy dịch nhầy hoặc có mủ từ mắt. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là qua trung gian miễn dịch hoặc do bệnh thần kinh của hệ thần kinh trung ương sau chấn thương, lồi mắt; do tác dụng phụ của thuốc (Atropin, Sulfa). Ngoài ra, một số giống chó như Pug, Yorkshire terry mắc bệnh Viêm kết giác mạc khô KCS do bẩm sinh. Các giống khác như Shizhu, Westie cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.

     

    Tiến hành khám mắt cơ bản

     

    Thú cưng gặp các bệnh về mắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hằng ngày. Trong những trường hợp nghiêm trọng còn dễ làm hỏng, mất mắt. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của chó, mèo; bà Onpraween Thangthanasirikul, bác sỹ chuyên khoa mắt bệnh viện Thonglor chỉ rõ tiến hành khám theo 4 bước sau:

     

    • Đánh giá bệnh sử: Đánh giá các vấn đề về mắt từng gặp và các loại thuốc điều trị mắt từng dùng.
    • Kiểm tra danh sách các giống chó nguy cơ cao: Phân loại từng giống chó, mèo có thể mắc các bệnh về mắt cụ thể nào? Ví dụ, giống chó Poodle có thể bị bệnh đục thuỷ tinh thể, loét giác mạc và mi quặm; Bulldog có thể bị bệnh đục thuỷ tinh thể, loét giác mạc và khô mắt…
    • Khám mắt từ xa: Quan sát qua các yếu tố là tính đối xứng (kích thước, vị trí của hai mắt); dịch tiết ở mắt (trong suốt hay đục, có nhày hoặc mủ xung quanh mắt không?).
    • Khám mắt lâm sàng: Dùng đèn soi trực tiếp vào mắt để kiểm tra rõ hơn màu sắc của mắt, hiện tượng nheo mắt, đồng tử, tiền phòng, thủy tinh thể, mống mắt, dịch kính và đáy mắt. Sau khi đã có những kiểm tra tổng quát sẽ tiến hành chuẩn đoán sâu thông qua một số phương pháp như: Schirmer tear test – kiểm tra lượng nước mắt; Fluorescein dye – nhuộm huỳnh quang; Tonometry – đo nhãn áp; Slit lamp – đèn khe; Dilating the pupil – giãn đồng tử; Direct/Indirect Ophthalmoscope – kính soi đáy mắt trực tiếp/gián tiếp; Ultrasonography – siêu âm mắt.

     

    Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề giác mạc

     

    Những bệnh về mắt ở chó, mèo rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các vấn đề thị lực và thậm chí là mất mắt nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, tại hội thảo, bà Jitpisut Kaewduangsaeng, bác sỹ chuyên khoa mắt bệnh viện Thonglor đã chia sẻ một số phương pháp tiếp cận cho từng trường hợp bệnh cụ thể.

     

    Rối loạn mí mắt

     

    Vật nuôi sẽ có những tình trạnh bệnh như quặm mí mắt, có khối u mí mắt, lông mi và lông mao mọc bất thường, sa tuyến mí mắt thứ ba, hội chứng mở rộng góc mí mắt…

     

    Bệnh về quặm mí làm lông mi và lông mao mọc bất thường, sợi mi trên bề mặt mí mắt chà xát lên nhãn cầu gây đau đớn và thường gây loét giác mạc hoặc xói mòn. Đối với quặm mí mắt, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa bằng phương pháp cắt mí. Đây là loại phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm cắt bỏ mô thừa mí mắt và khâu lại mí mắt ở vị trí tốt hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật thường không được thực hiện ở chó con dưới 5 hoặc 6 tháng tuổi. Đối với tình trạng nhẹ, chỉ cần thực hiện phương pháp bấm mi. Lưu ý, co thắt mí mắt kết hợp với đau mắt dẫn đến “quặm co cứng”. Khắc phục nguyên nhân cơ bản gây đau mắt có thể làm giảm quặm.

     

    Hội chứng mở rộng góc mí mắt xuất hiện do chứng hở mi, quặm mí mắt trung gian, lông mọc phía trong nếp gấp mũi, lông mi mọc ngược trung gian hay lông mi và lông mao mọc bất thường. Tiến hành điều trị thông qua can thiệp y tế và phẫu thuật tạo hình góc mắt.

     

    Các bệnh về rối loạn giác mạc

     

    Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm loét giác mạc ở chó như: chấn thương mắt; không thể nhắm hoàn toàn mí mắt khiến bề mặt mắt tiếp xúc với không khí, bụi và các chất kích thích khác; bệnh về mí mắt hoặc các tuyến tiết nước mắt; chảy nước mắt bất thường; nhiễm trùng mắt hoặc do các bệnh nguyên phát của giác mạc. Điều trị loét giác mạc ở chó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của vết loét và tình trạng sức khỏe tổng thể của chó. Mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lành vết loét và bảo vệ giác mạc khỏi tổn thương thêm.

     

    • Thuốc nhỏ/tra mắt:Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt có chứa kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc chống viêm có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và giảm viêm.
    • Thuốc uống:Thuốc uống kháng sinh hoặc thuốc chống viêm có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hoặc viêm toàn thân.
    • Phẫu thuật:Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ mô bị hoại tử hoặc can thiệp các tổn thương trên giác mạc.

     

    Cụm mô chết giác mạc ở mèo

     

    Nguyên nhân của tình trạng này là do Brachycephalic (Mõm ngắn) và lagophthalmos (Không nhắm mắt được), kích ứng cơ học, loét giác mạc mãn tính, Feline herpesvirus (FHV-1), bất thường ở màng nước mắt, bổn thương giác mác, sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid, loạn dưỡng giác mạc nguyên phát.

     

    • Điều trị dựa trên triệu chứng do FHV-1 gây nên: Sử dụng thuốc kháng virus Famcyclovir với liều dùng 62.5mg/cat SID to 90mg/kg TID.
    • Điều trị bằng phẫu thuật: Mọi phương pháp phẫu thuật bắt đầu bằng keratectomy (cắt bỏ giác mạc) sau đó băng bằng kính áp tròng chuyên dụng. Cuối cùng tiến hành ghép mảnh kết mạc (Khuyến nghị ghép mô nếu cắt bỏ một nửa chiều rộng giác mạc hoặc sâu hơn). Phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng trong trường hợp này là chuyển vị giác mạc-kết mạc, ghép mô màng ối của người, ghép mô bàng quang của heo (A-cell).

     

    Bà Bùi Phượng Liên, bác sĩ bệnh viện Thú y Pethealth chia sẻ: “Đây là hoạt động khoa học vô cùng ý nghĩa của Công ty CP Greenvet mang đến cho cộng đồng thú y. Nội dung của khóa học giống như chìa khóa giúp chúng tôi mở rộng hóc nhìn về khoa học cũng như có nhiều bước đột phá trong những trường hợp trước đó không chẩn đoán được, hoặc có chẩn đoán được nhưng thời gian điều trị rất dài, thậm chí có những ca chưa thành công trong cả chẩn đoán lẫn điều trị. Điều này cho thấy sự nỗ lực to lớn của Công ty CP GreenPet trong xây dựng nền tảng khoa học cho các BSTY của Pethealth nói riêng và tất cả các bác sỹ nói chung”.

     

    Ông Trương Văn Nhân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP GreenPet cho biết: “Thời gian tới, GreenPet sẽ cố gắng tổ chức thêm nhiều hội thảo khoa học về những vấn đề chuyên sâu như những bệnh về tim mạch hay các vấn đề về thận. Những chủ đề mà GreenPet đang làm và sẽ làm sẽ cung cấp tới các bạn những kiến thức chuyên khoa chuyên sâu hơn đáp ứng nhu cầu của ngành thú cưng hiện nay và tương lai. Với sự hợp tác cùng bệnh viện Thonglor, GreenPet sẽ cố gắng xây dựng 1-2 bệnh viện thú y quy mô lớn ở phân khúc cao cấp với mục tiêu chuyển giao các bác sĩ có chuyên môn cao tại các quốc gia đến chia sẻ kinh nghiệm, giúp nâng cao chuyên môn của đội ngũ bác sỹ ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn GreenPet không chỉ là một doanh nghiệp mà về lâu dài sẽ có những đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực thú nhỏ tại Việt Nam”.

    Các BSTY nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học tại hội thảo

     

    Phương Nhung

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.