Có rất nhiều nghiên cứu về Phytase, tuy nhiên hiệu quả của nó đối với hệ vi sinh đường tiêu hóa ở gia cầm vẫn chưa được biết đến nhiều. Và phytase cũng giải phóng Ca từ nguyên liệu, nhu cầu Ca là bao nhiêu khi bổ sung phytase trong khẩu phần.
Phytase là một trong những enzyme ngoại sinh được nghiên cứu nhiều nhất về việc ứng dụng nó vào chế độ dinh dưỡng ở động vật không nhai lại. Hiệu quả của Phytase đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên nhiều vật nuôi khác nhau như: tăng năng suất vật nuôi, giữ lại chất dinh dưỡng và làm tăng tính khả dụng của chúng, bao gồm các nguyên tố đa lượng và khoáng vi lượng. Sự kết hợp ma trận phytase trong khẩu phần của gia cầm dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc sử dụng đá vôi và phốt phát. Thông qua việc giải phóng phốt pho (P) và canxi (Ca) từ phức hợp phytate, phytase đã giảm lượng phốt phát vô cơ và canxi cần thiết trong công thức thức ăn, thông thường được cung cấp qua mono phốt phát hoặc dicalcium phốt phát. Tuy nhiên, do phytase giải phóng nhiều P hơn Ca (theo tỷ lệ yêu cầu), dẫn đến việc bổ sung thêm đá vôi để duy trì tỷ lệ 2:1 Ca:P trong khẩu phần ăn.
Thử nghiệm với các khẩu phần ăn có nồng độ P và Ca khác nhau
Một thử nghiệm của Đại học Khoa học Sự sống Poznań, Ba Lan gồm 400 con gà mái 1 ngày tuổi giống Rosss 308 được phân vào 4 khẩu phần ăn khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc bổ sung phytase đối với năng suất của gà thịt được cho ăn khẩu phần chứa hàm lượng Ca và dP khác nhau, và đối với các quần thể vi sinh, cùng chất chuyển hóa của chúng ở các vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa.
Ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loại thải thấp (<3%) và không liên quan đến khẩu phần thí nghiệm. Trong tất cả các giai đoạn thí nghiệm và trên tất cả các chỉ tiêu năng suất đo được, ta không thấy có sự tương tác giữa hàm lượng Ca và dP với việc bổ sung phytase. Ngoài ra, trong suốt thí nghiệm hàm lượng Ca và dP không ảnh hưởng đến lượng ăn vào (FI). Tuy nhiên, từ ngày 15-21, việc giảm hàm lượng dP và Ca làm giảm tăng trọng (BWG) (p><0.001) và tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) (p><0.001).
Trong giai đoạn đầu của thí nghiệm (ngày 1-14) phytase vi sinh ở mức 5000 FTU/kg giúp tăng trọng lượng cơ thể, lượng ăn vào và cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Trong giai đoạn ngày 15-21, bổ sung phytase cũng dẫn đến sự gia tăng BWG và giảm FCR, nhưng không ảnh hưởng đến lượng ăn vào. Giữa ngày 22-42 chỉ có tỷ lệ chuyển hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Nhìn chung, từ ngày 1-42, việc bổ sung 5000 FTU phytase trong mỗi kg thức ăn làm tăng BWG và giảm FCR, nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng ăn vào.
Giảm vi khuẩn gây hại và axit lactic ở đường ruột
Tổng số lượng vi khuẩn (phương pháp đếm DAPI) giảm do giảm hàm lượng Ca và P, tuy nhiên đã được tăng lên lại bằng cách bổ sung phytase. Không có khẩu phần thí nghiệm nào làm ảnh hưởng đến số lượng Bacteroide. Số lượng khuẩn Clostridium perfringens và Enterobacteriaceae giảm ở tiêu hóa hồi tràng đối với gà ăn khẩu phần thiếu Ca và dP. Khẩu phần chứa nồng độ Ca, dP và khẩu phần bổ sung phytase không gây ảnh hưởng đến nồng độ của axit acetic và axit lactic, cũng như trên tổng SCFA trong diều gà. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa nồng độ Ca và dP* với phytase tác động đến axetat và tổng SCFA.
Kết luận
Các nhà nghiên cứu cho rằng P là yếu tố làm hạn chế quá trình lên men ở hồi tràng. Có thể kết luận rằng phytase giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột ở gia cầm. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào nồng độ P và Ca có trong khẩu phần ăn.
Tổng hợp: Ecovet team (theo tạp chí PLOS one).
Nguồn: Ecovet
- enzyme Phytase li>
- khẩu phần ăn li>
- gà thịt li>
- phytase li> ul>
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất