Sử dụng kháng sinh phòng bệnh và kích thích tăng trưởng có thể giúp cho sức khỏe đàn gà được ổn định hơn, sức đề kháng với mầm bệnh tốt hơn nhưng đồng nghĩa với đó là vấn đề tồn dư kháng sinh trong thực phẩm khiến cho nhiều người tiêu dùng ngày càng không thích điều này, chưa kể tới chi phí cho kháng sinh cũng là một con số không nhỏ trong tổng chi phí chăn nuôi.
Các nguồn ô nhiễm tiềm tàng ở các trang trại chăn nuôi gà
Bởi vậy, các trang trại chăn nuôi gà số lượng lớn hiện nay tất cả đều đang hướng đến việc cung cấp ra thị trường những sản phẩm (thịt hoặc trứng) sạch, chất lượng, hàm lượng kháng sinh tồn dư thấp hoặc không có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vì phụ thuộc quá nhiều, quá lâu vào kháng sinh nên nhiều trang trại chăn nuôi gà hiện nay chỉ cần ngừng sử dụng kháng sinh một thời gian ngắn thôi cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề từ việc gà dễ bị ốm, tỷ lệ tử vong cao, chất lượng sản phẩm giảm do nhiễm trùng…
7 yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột của gia cầm
Trước thách thức đó, theo các chuyên gia, để đàn gà của bạn luôn khỏe mạnh mà lại không quá phụ thuộc vào kháng sinh, bạn chỉ cần quản lý tốt 7 yếu tố sau đây.
1. An toàn sinh học
Thực tế cho thấy, yếu tố an toàn sinh học trong trại giống và trại chăn nuôi gà thương phẩm càng đảm bảo thì số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột gà con càng thấp.
Nghĩa là tiêu chuẩn vệ sinh của trại ngay từ ban đầu càng cao thì càng giúp hạn chế việc gà con phơi nhiễm với các loại vi khuẩn cộng sinh bấy nhiêu. Bởi lẽ, nếu hệ tiêu hóa gà con nhiễm mầm bệnh ngay từ nhỏ thì việc giúp chúng có một đường ruột khỏe mạnh sau này sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chăn nuôi.
Bổ sung vi khuẩn hữu ích có trong probiotics ngay từ khi gà vừa nở ra là một giải pháp hữu ích và an toàn lúc này, giúp gà con nâng cao sức đề kháng cũng như hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh gây tổn thương hệ tiêu hóa.
2. Hệ thống nước uống
Nước cũng là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với gà nhưng người chăn nuôi lại thường lãng quên điều này (xem thêm: dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gà). Lượng nước mà 1 con gà cần hấp thu thường sẽ gấp 2-3 lần lượng thức ăn chúng ăn vào.
Ở các nước đang phát triển, đa phần các trang trại chăn nuôi gà thường dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan cho gà uống. Nguồn nước này thường bị ô nhiễm và có thể là một trong những “con đường” chính dẫn các vi khuẩn gây bệnh vào trang trại. Nhất là trường hợp nhiễm khuẩn coliform từ nguồn nước.
Chính vì thế nên bà con chăn nuôi muốn gà khỏe mạnh thì phải quản lý thật tốt nguồn nước. Ngoài việc luôn vệ sinh sạch hệ thống ống dẫn nước thì bà con có thể bổ sung thêm các chất axit hóa lỏng vào trong nước để duy trì độ PH thấp giúp nước luôn sạch.
3. Thức ăn sạch – không nhiễm khuẩn
Một số thành phần trong thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với các thành phần khác, đặc biệt là nhiễm salmonella. Tuy nhiên, việc đóng gói và bảo quản kém dẫn đến bất kỳ thành phần nào của thức ăn cũng có thể bị ô nhiễm.
Việc xử lý nhiệt bằng cách sấy khô hoặc nén viên có thể giúp làm sạch thức ăn và hạn chế nhiễm khuẩn, tuy nhiên nếu như việc đóng gói và bảo quản không tốt thì thức ăn rất dễ dàng bị ô nhiễm trở lại.
Có nhiều cách để làm sạch thức ăn, đảm bảo chúng không nhiễm bệnh. Ngoài việc đảm bảo từ khâu nguyên liệu đầu vào, khâu sản xuất cho đến đóng gói và bảo quản sản phẩm thì hiện nay trên thị trường cũng đã có một số loại sản phẩm chuyên dụng dùng trộn vào thức ăn để hạn chế vấn đề này.
4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các chất “anti-nutritional” (là những chất không có tác dụng dinh dưỡng, thậm chí 1 số còn gây hại cho cơ thể) có thể có mặt tự nhiên trong các nguyên liệu thô (ví dụ: polysaccharides không phải dạng tinh bột trong lúa mì) hoặc qua các phương pháp xử lý nhiệt không hoàn chỉnh (ví dụ như các chất ức chế trypsin trong bột đậu nành).
Các chất “anti-nutritional” như vậy có thể hạn chế được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại nguyên liệu thô hay sử dụng các enzym cụ thể để trung hòa chúng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm căng thẳng cho đường ruột của gà và do đó cho phép giảm sử dụng kháng sinh.
5. Quản lý khả năng tiêu hóa thức ăn của gà
Việc giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của con vật dẫn tới kết quả là các chất dinh dưỡng khó tiêu đi đến đoạn sau của ruột. Tại đây, chúng được các vi khuẩn gây bệnh (như clostridium perfringens) dùng làm thức ăn để giúp vi khuẩn phát triển và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm ruột hoại tử.
Chính vì vậy mà ngoài thành phần dinh dưỡng hợp lý thì khả năng tiêu hóa của con vật cũng rất quan trọng. Nên ngoài các biện pháp chăm sóc cẩn thận ra thì bà con chăn nuôi có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên dụng nhằm giúp đỡ gà tăng khả năng tiêu hóa để hạn chế mầm bệnh phát triển.
Các chất dinh dưỡng được con vật tiêu hóa tốt hơn cũng có nghĩa là ít chất dinh dưỡng có sẵn cho các vi khuẩn trong phần sau của ruột hơn, dẫn đến khả năng điều tiết hệ vi sinh vật trong ruột một cách tự nhiên.
6. Quản lý độc tốt nấm mốc Mycotoxins
Độc tố nấm mốc có mặt trong tất cả các nguyên liệu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường và quản lý. Các độc tố nấm mốc phổ biến nhất là fumonisins, trong đó trichothocenes và zearalenone là phổ biến nhất.
Nhiều cuộc khảo sát độc tố nấm mốc trong hàng ngàn thử nghiệm được tiến hành trên toàn cầu bởi công ty Biomin cho thấy, deoxynivalenol (DON) và fumonisin B1 (FUM) là các độc tố nấm mốc phổ biến nhất làm ô nhiễm thức ăn và nguyên liệu thô.
DON và FUM được biết là có thể làm tổn thương ruột thông qua các cơ chế khác nhau. Do đó, việc theo dõi thường xuyên nồng độ độc tố nấm trong nguyên liệu thô và thức ăn thành phẩm được luôn khuyến khích. Sử dụng thêm một chất khử độc tố nấm mốc mycotoxin ở mức độ thích hợp cũng có thể là một cách hay giúp kiểm soát bất kỳ sự nhiễm khuẩn tiềm tàng nào.
7. Cầu trùng
Ở một số nước, chủng cầu trùng coccidiostats ionophore không được phép có mặt trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà nếu nhà sản xuất muốn không trộn kháng sinh vào trong các bao “cám gà” đó.
Trong những trường hợp như vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cầu trùng được thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng vaccine kết hợp với các sản phẩm cộng sinh có thể tăng cường tác dụng chống cầu trùng của vaccine.
Như vậy, để có một đàn gà khỏe mạnh mà không cần sử dụng đến kháng sinh thì mỗi một chủ trang trại chăn nuôi đều cần quản lý 1 cách nghiêm túc từ khâu an toàn sinh học trong trại, độ sạch của thức ăn, nước uống, chế dộ dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa của con vật, độc tố nấm mốc cho đến cầu trùng.
Thanh Hòa biên dịch
(theo Biomin)
- chăn nuôi gia cầm li>
- quản lý sử dụng kháng sinh li>
- giảm chi phí kháng sinh li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất