Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây nhiều thách thức cho người dân và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là người dân sinh sống tại các vùng ven biển bị xâm nhập mặn. Việc triển khai mô hình nuôi vịt biển 15 được xem là xu hướng mới nhằm đa dạng hóa vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập…
Tháng 9/2017, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi triển khai mô hình nuôi vịt biển 15 cho 18 hộ dân sinh sống tại 3 xã ven biển trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi gồm: xã Nghĩa Phú, xã Nghĩa Hà và xã Tịnh Hòa với tổng số con giống hỗ trợ 6.500 con. Chỉ sau vài tháng triển khai mô hình nuôi giống vịt biển 15 ở các xã ven biển đã đạt được kết quả rất khả quan. Đây là một trong những mô hình chăn nuôi giúp tạo sinh kế mới cho người dân vùng biển.
Anh Phạm Phú, trú tại thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa – người tham gia mô hình cho hay: Giống vịt biển 15 rất khác với những giống vịt khác, vì nó có thể uống nước biển và sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn thủy, hải sản dồi dào từ các ao, hồ nuôi thủy sản của địa phương nên vịt lớn rất nhanh, lại giảm được một lượng lớn thức ăn đầu tư.
“Hồi mới nhận giống về nuôi, gia đình rất băn khoăn về khả năng thích nghi và chất lượng thịt của giống vịt này. Nhưng chỉ sau vài tháng nuôi, vịt đã đạt trọng lượng từ 2,7 đến 3,0 kg/con. Người mua tìm đến tận nhà để thu mua và cũng rất ưng ý vì vịt biển 15 có thịt thơm, mềm”, anh Phú cho biết thêm.
Giống như anh Phú, chị Mai Thị Tuyết trú tại thôn Cổ Lũy Bắc, xã Nghĩa Phú cũng rất phấn khởi khi đàn vịt 360 con của chị sinh trưởng, phát triển khá tốt.
“Theo quy trình nuôi vịt biển 15 đã được hướng dẫn trước khi nhận vịt giống, thì phải nuôi tầm 3 tháng mới có thể bán được, nhưng khi nuôi đến tháng thứ 2, vịt đã phát triển khá nhanh, có con hơn 3 kg nên gia đình đã xuất bán. Tất cả vịt giống đều đã được kiểm dịch trước khi giao cho người dân, nên trong quá trình nuôi vịt rất khỏe mạnh và không có biểu hiện của dịch bệnh. Đây là mô hình mới và hiệu quả với nông dân vùng ven biển chúng tôi”, chị Tuyết chia sẻ.
Cũng giống như anh Phú hay chị Tuyết, các hộ nông dân tham gia mô hình nuôi giống vịt biển 15 đều đánh giá: Giống vịt biển 15 đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của họ. Bởi lẽ, ngoài việc thích nghi với vùng nước mặn thì khả năng sinh trưởng, phát triển của giống vịt này cũng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt giống vịt biển 15 có chất lượng thịt thơm ngon, mềm, lượng thịt nhiều được người tiêu dùng ưa chuộng. Sau hơn hai tháng nuôi, người dân đã bán với giá 80 – 85 nghìn đồng/con. Bình quân mỗi hộ tham gia mô hình nuôi 360 con vịt biển 15, thì sau mỗi đợt nuôi, mỗi hộ sẽ thu khoảng 30 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 5,5 triệu đồng.
Mô hình nuôi vịt biển 15 của hộ gia đình anh Phạm Phú, xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi
Ông Cao Tùng – Trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Quảng Ngãi cho biết: “Sau khi các hộ triển khai nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông thành phố Quảng Ngãi thường xuyên kết hợp với địa phương tiến hành kiểm tra để đánh giá mô hình này. Tuy đây là mô hình mới, nhưng hầu hết nông dân đều thấy rất khả quan. Bên cạnh đó, do vịt biển 15 có thịt thơm, ít mỡ, nên khi xuất bán cũng được rất nhiều người ưa chuộng, đầu ra khá ổn định”.
Ông Lê Văn Việt – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đây là mô hình đã được Trung ương xét duyệt và bắt đầu cấp giống cho nông dân các xã ven biển nuôi từ tháng 9 năm nay. Sau hai tháng nuôi, hầu hết người nuôi đều thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật đã được hướng dẫn, nên đàn vịt sinh trưởng tốt. Mặt khác, đây là giống vịt kiêm dụng vừa để lấy thịt, vừa để lấy trứng. Loài vịt này có thể sống được ở vùng nước biển, nước lợ và vùng nước ngọt, ăn được nhiều loại thức ăn nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi. Chính vì thế, trong thời gian đến, Trung tâm sẽ tiếp tục tìm hiểu và có hướng phát triển, nhân rộng cho nhiều địa phương khác.
Mô hình nuôi vịt biển 15 được xem là bước đột phá trong ngành chăn nuôi thủy cầm, là giải pháp mới để phát triển ngành chăn nuôi, bởi từ trước tới nay, vịt không thể sống được ở môi trường nước biển mà chỉ sống trong đất liền và khu vực nước ngọt. Việc nhân rộng mô hình nuôi vịt biển 15 sẽ tạo sinh kế cho hàng nghìn hộ nông dân đang sinh sống tại các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay./.
Giống vịt Biển 15 do Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên lai tạo và chọn lọc là giống vịt kiêm dụng có khả năng sống được ở cả môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Là giống vịt có khả năng chịu đựng và đề kháng tốt với bệnh dịch. Sản phẩm thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Là giống vật nuôi thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, đặc biệt thích ứng với điều kiện nuôi tại các vùng bị xâm nhập mặn. Thích hợp với phương thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp hoặc chăn thả để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có đều mang lại hiệu quả cao. Thạc sỹ Nguyễn Văn Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết.
Mạnh Hùng
-Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Việt Nam
- chăn nuôi vịt li>
- chăn nuôi vịt biển li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mình muốn tham gia mô hình nuôi vịt biển này nhưng k biết liên hệ đau. Mong được sự giúp đỡ và cần tư vấn.Cảm ơn ạ
Anh Thuận có thể liên hệ với Phân viện chăn nuôi Nam Bộ để liên hệ mua giống nhé.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM VIGOVA
Địa chỉ: 496/101 Dương Quảng Hàm, P. 6, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
( Số cũ 94/1056 Dương Quảng Hàm, P. 6, Q. Gò Vấp, Tp.HCM)
Điện thoại: 0283.8942474
Fax: 02838 958 864