[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý TĂCN, thủy sản do Chính phủ ban hành ngày 04/4/2017 (“Nghị định 39”) thì TĂCN được định nghĩa: “là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.”
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39, TĂCN được phân loại thành:
“a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại là các sản phẩm TĂCN, thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
đ) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.
e) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu TĂCN, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
g) Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
h) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
i) Phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
l) Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép sử dụng trong TĂCN gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.”
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành; việc đăng ký lưu hành TĂCN được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 39 và các văn bản khác có liên quan. Việc đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản được thực hiện theo các bước sau:
1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở do đơn vị sản xuất tự xây dựng phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN). Tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc, các chỉ tiêu giới hạn tối đa về hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật phải tuân thủ các QCVN 01-183:2016/BNNPTNT. Hiện nay, pháp luật chưa có QCVN đối với TĂCN thủy sản và TĂCN theo tập quán.
2. Công bố hợp quy
Các đơn vị sản xuất thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định. Sau khi hoàn thành công bố hợp quy, các đơn vị sản xuất cần phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, việc đăng ký bản công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi được thực hiện tại Chi cục Chăn nuôi – Thú y Tỉnh/Thành.
3. Đăng ký lưu hành
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn chăn nuôi đậm đặc được đăng ký lưu hành tại tại Cục Chăn nuôi; TĂCN thủy sản được đăng ký lưu hành tại Tổng cục Thủy sản; cả hai đơn vị này đều trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ NN&PTNT xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đức Hùng
- thức ăn chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Cục Hóa chất báo cáo việc quản lý, cấp giấy phép xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất formic acid
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong tình hình mới
- Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic
- Từ ngày 16/5/2024, Cục Chăn nuôi kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc từ động, thực vật
- Nhập khẩu lúa mì tháng 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước
- Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024
- Danh mục giống vật nuôi cần thiết nhập khẩu
- Danh mục hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam.
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Dear, bây giờ tôi muốn đăng kí lại thì phải làm thủ tục gì?
Mình muốn đăng ký mua cám heo