Chính phủ giao Bộ Công thương thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và có biện pháp quản lý đối với các sản phẩm có chứa tiền chất Formic Acid theo quy định.
Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 6254/VPCP-KGVX ngày 31/8/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid.
Theo công văn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và có biện pháp quản lý đối với các sản phẩm có chứa tiền chất Formic Acid theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 4/12/2021, Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bộ NN-PTNT chủ trì khẩn trương rà soát và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp quản lý phù hợp các tiền chất ma túy được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các sản phẩm hàng hóa khác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính kịp thời rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có căn cứ quản lý các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất ma túy, bảo đảm đồng bộ, xuyên suốt, phù hợp với các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy, hóa chất, chăn nuôi, thủy sản.
Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Formic Acid đã gặp không ít khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có thành phần Axit Formic thuộc Danh mục tiền chất IVB ban hành kèm Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định Danh mục chất ma túy và tiền chất.
Về phía cơ quan Hải quan thì gặp vướng mắc trong quá trình xác định mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Formic Acid và các hỗn hợp chứa tiền chất có thuộc đối tượng quản lý tiền chất theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy hay không? Nếu là đối tượng quản lý thì khi nhập khẩu phải được sự cho phép của cơ quan cấp phép nào? cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy?
Axit formic là một hợp chất hữu cơ dạng axit cacboxylic đơn giản nhất với công thức hóa học là HCOOH hay CH2O2. Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như axit metanoic, axit aminic, axit formylic, acid formic, andehit formic,…
Hiện nay, Formic Acid được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản với nhiều mục đích và công dụng khác nhau như: kiểm soát nấm mốc trong thức ăn, điều chỉnh pH trong đường tiêu hoá, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, hỗ trợ sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng…
Formic Acid có thể được sử dụng trong sản xuất các loại thức ăn khác nhau như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung. Formic Acid có thể đóng vai trò là chất chính hoặc cũng có thể là phụ gia của một sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, do vậy hàm lượng Formic Acid trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào công dụng của Formic Acid trong sản phẩm và công dụng của sản phẩm thương mại đó đối với vật nuôi.
Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, formic acid là nguyên liệu có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi;
Đối với nguyên liệu thức ăn thủy sản, formic acid là nguyên liệu có trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục XX Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Nguồn: Tạp chí Công thương
- acid formic li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất