[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kháng sinh đã được sử dụng trong thức ăn gia súc như chất kích thích tăng trưởng nhằm cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hơn 40 năm nay. Những năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh đã và đang tạo nên tình trạng đề kháng kháng sinh đối với những vi khuẩn gây bệnh trên gia súc và con người. Do đó, thế giới, đặc biệt tại châu Âu đã ban hành luật cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn gia súc.
Tại Việt Nam, sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc cũng đang được quan tâm, hạn chế hơn thông qua ý thức của nhà chăn nuôi và quy định từ phía nhà nước. Tuy hạn chế hay không sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng được sự ủng hộ và yêu cầu của người tiêu dùng, nhưng điều này lại gây khó khăn cho nhà chăn nuôi bởi sẽ làm năng suất con thú giảm sút, và tăng chi phí chăn nuôi.
Vì sao tannin (polyphenol) được quan tâm?
Tannin (acid tannic) thuộc nhóm polyphenol, là hợp chất có cấu trúc phức tạp và được chia thành 2 nhóm tannin thủy phân và tannin cô đặc. Tannin (polyphenol) hiện diện trong hầu hết thực vật và có nhiều trong cà phê, trà, nho, cam thảo, dâu, cây hạt dẻ, các loại đậu…Tùy thuộc vào nguồn thực vật, thành phần và cấu trúc tannin cũng khác biệt rất lớn. Tannin thủy phân có tính năng kháng khuẩn mạnh hơn tannin cô đặc, và được phân hủy hấp thu phần nào trong đường tiêu hóa. Đáng chú ý, tannin từ cây hạt dẻ chủ yếu là tannin thủy phân.
Tannin (acid tannin) có nhiều trong cây hạt dẻ
Quan điểm truyền thống và một số công trình nghiên cứu khoa học trong dinh dưỡng thú đơn vị nói chung, và gia cầm nói riêng cho rằng tannin (tannic acid) là chất kháng dinh dưỡng, làm giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Tuy nhiên tác động không tốt của tannin từ những nghiên cứu trên là do hàm lượng tannin trong khẩu phần cao và nguồn tannin có cấu trúc không tốt, như tannin trong các loại cao lương.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ khi tannin được sử dụng với liều lượng đúng mức, tùy nguồn gốc thực vật, và cấu trúc có thể nâng cao năng suất vật nuôi, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn và là một ứng cử viên có thể thay thế việc dùng kháng sinh trong khẩu phần gia cầm (Redondo và ctv., 2014). Tannin trong thực vật từ lâu đã được ứng dụng để điều trị tiêu chảy, tác động này càng rõ với các động vật có đường tiêu hóa ngắn như gia cầm. Thí nghiệm của Schiavoneetal và ctv., 2008 cho thấy chiết xuất tannin từ cây hạt dẻ giúp cải thiện đáng kể tăng trưởng của gà thịt, và giảm lượng nitơ trong chất độn chuồng giúp bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tannin cũng có thể làm giảm ký sinh trùng đường ruột trên gia cầm (Marzoni và ctv.,2005). Về tác động trên vi khuẩn, tannin thực vật có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển và tác động đến vi khuẩn Gram dương mạnh hơn (Nohynek và ctv., 2006; Engels và ctv., 2011). Chiết xuất tannin từ cây hạt dẻ cũng cho kết quả ngăn ngừa các bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens trên gia cầm cả lâm sàng và trong phòng thí nghiệm (Elizondo và ctv., 2010; Redondo và ctv., 2013; Tosi và ctv., 2013). Đồng thời, vi khuẩn Clostridium perfringenskhó có khả năng đề kháng lại tannin như đối với kháng sinh (Redondo ctv., 2015), và điều này giúp nhà chăn nuôi an tâm sử dụng chế phẩm có chứa tannin lâu dài hơn. Kết quả trong phòng thí nghiệm của Lupini và ctv (2009) cho thấy tannin có thể ức chế một số virus gây bệnh trên gia cầm. Đồng thời, vì thuộc nhóm polyphenol, tannin cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh cũng như vitamin E, và C. Theo tính toán, 3g tannin từ cây hạt dẻ tương đương 90,4mg vitamin E cho vào thức ăn. Bổ sung tannin vào thịt gia cầm chế biến làm tăng hạn sử dụng thêm 15 ngày(Malay và ctv., 2013).
Silvafeed là sản phẩm được chiết xuất từ cây hạt dẻ với thành phần chủ yếu là tannin thủy phân (acid tannic ≥ 75%), dạng bột màu nâu đỏ, dễ tan trong nước, ethanol, acetone, glycerin v.v…Có mùi tương đối lạ, vị chát, 100% thuần tự nhiên, an toàn hữu hiệu.
Thay thế kháng sinh bằng tannin (polyphenol) trong thức ăn gia cầm
Tại Việt Nam, chế phẩm chứa tannin (Silvafeed) đã cho thấy hiệu quả trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ. Thí nghiệm khả năng thay thế kháng sinh của tannin trên gà thịt lông màu từ 0 ngày tuổi đến khi xuất chuồng (84 ngày) được thực hiện bằng cách cho gà ăn các khẩu phần: (1) thức ăn bổ sung kháng sinh BMD 0,03% và CTC 1%; (2) thức ăn bổ sung Silvafeed 0,05% và (3) thức ăn bổ sung Silvafeed 0,05% cùng với chế phẩm probiotic 0,05% và acid hữu cơ0,1 %. Kết quả cho thấy việc bổ sung Silvafeed 0,05% đem lại hiệu quả tăng trọng, trọng lượng, thức ăn tiêu thụ, FCR, và các chỉ tiêu mổ khảo sát tương đương như lô bổ sung kháng sinh. Do đó Silvafeed có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn gà thịt mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng, năng suất của gà.
Chế phẩm chứa tannin (Silvafeed) đã cho thấy hiệu quả trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ
Silvafeed cũng đã được thử nghiệm trên gà đẻ Hisex Brown lúc 70-76 tuần tuổi so với dùng kháng sinh. Thức ăn gà có bổ sung 0,015% kháng sinh Enradin so với thức ăn có bổ sung 0,03% chiết xuất thực vật Silvafeed, và thức ăn bổ sung 0,03% Silvafeed + 0,1% probiotics + 0,02% axit hữu cơ. Việc bổ sung Silvafeed vào khẩu phần thức ăn đã đem lại hiệu quả tốt hơn về độ dày vỏ trứng và màu sắc lòng đỏ trứng so với lô bổ sung Enradin và lô bổ sung Silvafeed + Probiotic + Axit hữu cơ cũng như lô thức ăn căn bản (0,33 so với 0,31mm, 0,32mm và 0,31mm; 8,13 so với 7,96 tiếp đến 7,43 và 7,25). Đồng thời Silvafeed còn có khuynh hướng cải thiện tỷ lệ đẻ theo ngày, khối lượng trứng sản xuất/gà/tuần, tiêu tốn thức ăn bình quân g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn bình quân cho sản xuất 1 kg trứng, 10 quả trứng và phẩm chất của trứng (tăng chỉ số Haugh, tăng tỷ lệ lòng đỏ).Bổ sung Silvafeed vào khẩu phần thức ăn cho gà đẻ có giá thành thấp hơn thức ăn bổ sung kháng sinh Enradin (thấp hơn 69 VND/kg thức ăn). Điều này chứng tỏ gà đẻ vẫn có thể ăn thức ăn được bổ sung chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên mà vẫn giữ được năng suất trứng, cải thiện phẩm chất trứng và tiết kiệm chi phí cho nhà chăn nuôi. (Các thí nghiệm được thực hiện tại trại Thực Nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh năm 2016).
Nguyễn Hiếu Phương và Dương Duy Đồng
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- thức ăn chăn nuôi li>
- thay thế kháng sinh li>
- chế phẩm tannin li>
- tannin li>
- hoạt chất tannin li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất