Trong những năm gần đây, đàn bò nuôi để sản xuất sữa và bò nuôi sản xuất thịt đang ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn Nuôi (Bộ NN&PTNT), năm 2020 đàn bò thịt ở Việt Nam đạt 6,325 triệu con; đàn bò sữa đạt trên 331.000 con.
Bê là tên gọi của bò nhỏ từ lúc mới sinh đến khoảng 4 tháng tuổi. Giai đoạn này các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa của bê hoạt động gần như là của một loài động vật có dạ dày đơn, vì dạ cỏ chưa phát triển nhiều. Vì vậy, bê trong giai đoạn còn bú mẹ, nhất là với các bê mà bò mẹ bị thiếu sữa hay mất sữa ngay từ khi mới sinh ra (hay gặp trên các đàn bò giống hướng sản xuất thịt) thì rất dễ bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở bê có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân là do “Cầu trùng” gây ra, mà cầu trùng cũng chính là một trong những nhóm protozoa thường có mặt trong dạ cỏ của bò.
Bảng 1. Tình trạng tiêu chảy ở bê trong 30 ngày sau khi sinh có hoăc không bổ sung Silva Feed trong sữa thay thế cho uống
Bê cũng như các loài vật nuôi khác, ở giai đoạn còn non rất nhạy cảm với bệnh tật và cũng rất nhạy cảm với các loại kháng sinh phòng, trị bệnh. Sử dụng kéo dài kháng sinh để phòng, trị tiêu chảy cho bê sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bê bị còi cọc, chậm lớn. Do vậy, người ta cố gắng chỉ dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, nhất là các chế phẩm có chứa nhóm hợp chất polyphenols – hay còn gọi là tannin – như chế phẩm Silva Feed trong việc phòng trị tiêu chảy và hỗ trợ tăng trưởng vật nuôi.
Với Silva Feed, đã có nhiều thí nghiệm trong và ngoài nước cho thấy có thể dùng bổ sung trong thức ăn của heo, gà, vịt và cũng vẫn có thể dùng cho bê sau khi sinh và trong giai đoạn theo mẹ, vì ở giai đoạn này cấu trúc cơ thể cũng như những đặc điểm sinh lý của bê cũng gần tương tự như ở heo con. Mặt khác, Silva Feed là chế phẩm
có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên có thể được sử dụng cho bê uống để phòng ngừa và điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, cũng được sử dụng trộn vào thức ăn cho bò lớn để làm tăng khả năng sử dụng thức ăn, tăng năng suất thịt/sữa cho bò mà không ngại các hệ quả không tốt gây ra như khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
SỬ DỤNG SILVA FEED PHONG TRỊ TIÊU CHẢY Ơ BÊ SAU KHI SINH
Một thí nghiệm thực hiện tại trại bò sinh sản hướng thịt quy mô lớn tại Tây Nguyên đã cho thấy hiệu quả tốt của việc sử dụng Silva Feed cho bê uống trong 30 ngày sau khi sinh như sau: Với bê sơ sinh, việc được bú đủ sữa mẹ ít nhất là trong ba ngày đầu và tiếp tục trong vài tháng tiếp theo cực kỳ quan trọng. Trong thí nghiệm, đàn bò sinh sản là bò hướng thịt của các giống cao sản như Angus, Drought Master, Brahman, Senepol nhập từ Úc. Bò mẹ của giống bò hướng thịt có cơ quan sinh sản và hệ thống hormon nội tiết không theo hướng sản xuất sữa nhiều nên lượng sữa tạo ra hàng ngày cho bê cũng rất thấp và mau cạn sữa, thậm chí nhiều bò mẹ hoàn toàn không có sữa sau khi sinh mặc dù quan sát bên ngoài không thấy có biểu hiện của bệnh sinh sản.
Do vậy, với số lượng chung toàn trại trong vòng một tháng, nhận thấy tỷ lệ bê tiêu chảy là khá cao ngay cả ở nhóm bê được bú sữa mẹ tương đối đủ (23,40%) và tỷ lệ này là rất cao, lên đến 40,48% ở nhóm bê mà bò mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa ngay từ đầu.
Tình trạng tiêu chảy ở bê đã được cải thiện rõ rệt khi sử dụng Silva Feed với liều 6g/lít nước hoặc sữa cho bê uống hàng ngày trong suốt 30 ngày sau khi sinh. Tỷ lệ bê tiêu chảy đã giảm từ 23,40% xuống còn 4,00% ở nhóm bê được bú mẹ đầy đủ; và giảm từ 40,48% xuống còn 12,50% ở nhóm bê mất sữa mẹ từ sớm. Đồng thời, với bê bị tiêu chảy ở lô được bổ sung Silva Feed chỉ trong vòng 5-8 ngày là ngưng, sau đó đã mau chóng phục hồi được thể trạng.
SỬ DỤNG SILVA FEED PHONG TRỊ TIÊU CHẢY VÀ TĂNG TRƯƠNG Ơ BÊ TẬP ĂN
Một thí nghiệm khác thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia súc lớn (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) trên bê theo mẹ tập ăn từ khoảng 2-3 tháng tuổi thuộc nhóm giống hướng sản xuất thịt đã cho thấy: ngoài việc giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy trên bê, việc bổ sung Silva Feed trong khẩu phần ăn còn giúp cho bê cải thiện sức tăng trưởng và qua đó cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 lần lặp lại gồm: 90 bê tập ăn chia làm hai 2 lô, mỗi lần lặp lại (ô chuồng) có 15 bê. Bê ở lô đối chứng được cho ăn khẩu phần tiêu chuẩn tại trung tâm, còn bê ở lô thí nghiệm cũng được cho ăn khẩu phần tương tự nhưng có bổ sung 4g Silva Feed cho 1kg thức ăn tinh. Lượng thức ăn tinh là 0,4kg/con/ngày. Nói cách khác, trong thời gian 2 tháng thực hiện thí nghiệm, mỗi bê được nhận 1,6g Silva Feed/ ngày. Các bê này vẫn còn đang bú mẹ và nhận thêm lượng thức ăn tinh như đã nêu trên chứ chưa được cho ăn thêm thức ăn xanh bổ sung trong chuồng hay chăn thả ngoài đồng.
Bảng 2. Ảnh hưởng của bổ sung Silva Feed đến tỷ lệ tiêu chảy của bê tập ăn
Chỉ tiêu | Đối chứng | Bổ sung Silva Feed |
Số bê thí nghiệm (con) | 45 | 45 |
Số bê bị tiêu chảy (con) | 12 | 3 |
Tỷ lệ tiêu chảy (%) | 26,67 | 6,67 |
P – value | 0,01 |
(Giá trị P trong bảng là 0,01 tưc nho hơn 0,05 theo quy ươc thống kê, cho thấy ty lệ tiêu chảy của bê ơ lô thi nghiệm được giảm thấp là hoàn toàn nhờ vào việc bổ sung Silva Feed chư không phải do ngâu nhiên tạo nên). Theo bảng 2 và bảng 3 có thể thấy, trong đàn bê việc bê bị tiêu chảy hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức sống và khả năng tăng trưởng của bê có tốt hay không. Đàn bê trong lô thí nghiệm được nhận chế phẩm Silva Feed với lượng 1,6g/con/ngày đã có tỷ lệ bê bị tiêu chảy khá thấp, chỉ ở mức 6,67% trong khi lô đối chứng, bê ăn khẩu phần thức ăn bình thường, không có Silva Feed đã có mức tỷ lệ tiêu chảy cao hơn gấp 4 lần so với lô thí nghiệm (26,67% so
với 6,67%). Từ đây cũng đưa đến bê trong lô thí nghiệm có tăng trưởng tốt hơn so với bê ở lô đối chứng 0,467kg/con/ngày so với chỉ có 0,296kg/con/ngày. Đồng thời, bê tăng trưởng tốt thì càng giảm được tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng như số liệu về FCR trong bảng 3 đã cho thấy.
Giả sử thức ăn tinh cho bê có giá khoảng 9.000 đồng/kg và Silva Feed có giá bán đến nhà máy thức ăn chăn nuôi là 260.000 đồng/kg thì trong 60 ngày thí nghiệm, chi phí bổ sung Silva Feed ở bê là: 1,6g Silva Feed * (260.000 đồng/kg) = 416 đồng/con/ngày; và xem như bò ở lô thí nghiệm cứ 2 ngày sẽ tăng được 1kg khối lượng cơ thể nên chi phí sử dụng Silva Feed trong thời gian này sẽ là: 416 * 2 = 832 đồng/kg tăng trọng.
Bảng 3. Ảnh hưởng của bổ sung Silva Feed đến tăng trưởng và FCR của bê tập ăn
Chỉ tiêu Khối lượng đầu (kg) |
Đối chứng ( ± SE) |
Thí nghiệm ( ± SE) P |
|
61,9 ± 3,0 | 63,7 ± 2,8 | 0,68 | |
Khối lượng sau 1 tháng nuôi thí nghiệm (kg) |
71,2 ± 3,8 | 75,4 ± 10,0 | 0,47 |
ADG 0 – 1 tháng (kg/con/ngày) | 0,34 ± 0,03 | 0,39 ± 0,03 | 0,00 |
FCR 0 – 1 tháng (kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng) |
1,14 1,05 |
– | |
Khối lượng sau 2 tháng nuôi thí nghiệm (kg) |
79,4 ± 3,8 | 91,7 ± 2,2 | 0,03 |
ADG 1 – 2 tháng (kg/con/ngày) | 0,26 ± 0,04 | 0,54 ± 0,07 | 0,00 |
FCR 1 – 2 tháng (kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng) |
1,90 | 0,77 | – |
ADG 0 -2 tháng (kg/con/ngày) | 296,67 ± 3,5 | 467,67 ± 2,5 | 0,00 |
FCR 0 – 2 tháng (kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng) |
1,52 | 0,91 |
Ghi chú:
– ADG: Tăng trọng bình quân theo ngày; FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
– Các chỉ tiêu co giá trị P < 0,05 chưng to sự khác biệt giữa hai lô nhờ vào
yếu tố thí nghiệm là việc bổ sung Silva Feed tạo nên.
Chưa tính đến bê ở lô thí nghiệm nặng cân hơn bê ở lô đối chứng sau 60 ngày thí nghiệm, nếu chỉ tính chi phí thức ăn cho tăng trọng thì:
– Lô đối chứng: 1,52 * 9.000 = 13.680 đồng tiền thức ăn/kg tăng trọng.
– Lô thí nghiệm: 0,91 * 9.000 = 8.190 đồng tiền thức ăn/kg tăng trọng; cộng với 832 đồng Silva Feed/kg tăng trọng = 9.022 đồng tiền thức ăn + Silva Feed/kg tăng trọng.
Như vậy, sử dụng Silva Feed cho bê, ngoài tác dụng thấy rõ là giúp hạn chế tiêu chảy, còn hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện nhiều về hệ số chuyển hóa thức ăn nên cũng giúp người nuôi tiết kiệm được: 9.022 – 13.680 = – 4.658 đồng chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng và cũng sẽ rút ngắn được thời gian nuôi trong công đoạn nuôi bê để sớm chuyển sang giai đoạn nuôi bê tăng trưởng kế tiếp.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nên sử dụng Silva Feed cho bê giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuổi bằng cách pha vào sữa thay thế hoặc nước uống với liều 6g/ lít để phòng ngừa hoặc điều trị chứng tiêu chảy ở bê theo mẹ và qua đó cải thiện sức khoẻ, tăng trọng của bê trong thời gian nuôi bê theo mẹ.
Trong thời gian theo mẹ, sau 30 ngày tuổi cho đến khi cai sữa, vẫn nên sử dụng Silva Feed cho bê với liều 1,6g/con/ngày trộn trực tiếp vào thức ăn để tiếp tục duy trì sức khoẻ đường ruột cho bê và qua đó cải thiện sức tăng trưởng của bê, giúp bê có thể sớm cai sữa mẹ và đạt khối lượng cơ thể phù hợp chuyển tiếp sang giai đoạn nuôi tăng trưởng.
Tác giả: Nhóm nghiên cứu Công ty Ánh Dương Khang
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV DINH DƯỠNG ÁNH DƯƠNG KHANG
Địa chỉ: 90/19 Đường số 2, KP. 1, P. Phú Mỹ, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 0909 488 208 (Cảnh Kính Châu) | Email: [email protected]
- polyphenols li>
- Công ty Ánh Dương Khang li>
- chế phẩm chứa polyphenols li> ul>
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,20/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất