Sử dụng phụ phẩm chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi phục vụ trang trại chăn nuôi bò tập trung (p2) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng phụ phẩm chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi phục vụ trang trại chăn nuôi bò tập trung (p2)

    Đặng Hoàng Lâm, Nguyễn Thị Hà Phương

    Viện Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển

    Trường Đại học Hùng Vương

     

    Sử dụng phụ phẩm chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi phục vụ trang trại chăn nuôi bò tập trung (p1)

     

    2.2. Phụ phẩm từ chế biến dứa

     

    Việt Nam là nước có sản lượng dứa đứng thứ 10 trên thế giới về tổng diện tích trồng dứa của cả nước khoảng 34.642 ha và sản lượng đạt 555.047 tấn (FAO, 2016). Tỷ lệ phụ phẩm từ quá dứa chiếm 65% tổng sản lượng quả thu được (Gowda et al. 2015). Phụ phẩm từ quả dứa có ẩm độ cao (90%), giàu carbohydrate hòa tan (20-30%VCK) chủ yếu là đường đơn, gồm có sucrose, fructose và glucose (Heuzé et al. 2015). Bã dứa chủ yếu được dùng ở dạng tươi hoặc ủ chua trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại do thời gian bảo quản ngắn (Gowda et al. 2015, Heuzé et al. 2015). Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa ủ chua làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của bò thịt (Mùi 2004, Suksathit et al. 2011).

    Hình 3. Các phụ phẩm của quá trình chế biến quả dứa (Meena et al. 2022)

     

    Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm dứa lên men và không lên men (Sukri et al. 2023)

     

    Thành phần dinh dưỡng

    Phụ phẩm dứa không lên men

    Phụ phẩm dứa lên men

    Protein thô, mg/100g

    10

    0.91

    Xơ thô, % chất tươi

    0.6

    Khoáng tổng số, %

    0.64

    12.88

    Ẩm độ, %

    91.35

    72.49

    Tổng chất rắn hòa tan, %

    10.2

    27.51

    Tỷ lệ đường mất đi, %

    8.2

    5

    Lượng đường không mất đi, %

    8.8

    1.7

    Tổng lượng đường, %

    10.

    Ascobic acid, %

    26.5

     

    Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa ủ chua trong khẩu phần ăn TMR dành cho bò thịt làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của bò (Suksathit et al. 2011). Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa có thể làm tăng chất lượng khẩu phần ăn TMR lên men (Nguyễn Thị Hà Phương và cs, 2021). Thay thế 10% thân cây ngô bằng các phụ phẩm từ dứa quả không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng khẩu phần TMR. Sử dụng các phụ phẩm từ dứa quả làm giảm nhanh pH và hạn chế sự phát triển của nấm mốc trong quá trình lên men khẩu phần TMR. Sử dụng 10% vật chất khô phụ phẩm từ dứa quả không ảnh hưởng tới thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và chất hữu cơ tổng số nhưng làm tăng khả năng thu nhận protein, tỷ lệ tiêu hóa protein và khả năng tăng trọng của dê. Hàm lượng đường hòa tan cao trong phụ phẩm từ quả dứa có thể làm thay đổi động thái lên men của khẩu phần FTMR trong quá trình bảo quản, gián tiếp làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.

    Hình 4. Ảnh hưởng của phủ phẩm từ dứa quả tới pH của khẩu phần ăn TMR trong quá trình bảo quản.

     

    KPĐC: TMR gồm Thân cây ngô, rơm lúa, ngô nghiền, khô đậu tương; KPTN là KPĐC được thay thế 10% thân cây ngô (tính theo VCK) bằng vỏ quả dứa. Nguyễn Thị Hà Phương và cs (2021).

     

    Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, phụ phẩm từ dứa (vỏ quả dứa, bã dứa, thân lá dứa) được sử dụng như một nguồn thức ăn thô xơ trong khẩu phần. Sử dụng phụ phẩm từ dứa có xu hướng làm tăng năng uâts vật nuôi và giảm chi phí sản xuất. Sử dụng phụ phẩm dứa trong khẩu phần ăn của bò sữa làm tăng sản lượng sữa và chất lượng sữa. Phụ phẩm dứa ủ chua tăng khả năng tiêu hóa của khẩu phần so với cỏ ủ chua. Hơn nữa, phụ phẩm từ dứa có chứa enzyme bromelain, có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. Vì vậy, sử dụng phụ phẩm từ dứa trong khẩu phần giúp cải thiện sức khỏe vật nuôi Sử dụng 30% VCK khẩu phần từ vỏ quả dứa làm tăng albumin và Mg huyết của bò sữa, nhưng làm giảm urea huyết, triglyceride, nonesterified fatty acidss và ATS (Sukri et al. 2023). Phụ phẩm từ dứa làm tăng đáp ứng miễn dịch ở gia súc nhai lại. Sử dụng phụ phẩm từ dứa làm giảm tế bào soma cell, tăng số lượng tế bào bạch cầu, đại thực bào ở bò sữa.

     

    Bảng 5. Ảnh hưởng của bổ sung phụ phẩm dứa đến khả năng tăng trọng của Gia súc nhai lại (Sukri et al. 2023)

    Loại động vật

    Loại phụ phẩm dứa

    Tỷ lệ sử dụng

    Thời gian thử nghiệm

    Tăng trọng trung bình ADG

    Lô đối chứng

    Lô sử dụng phụ phẩm dứa

    Bò thịt Brahman x bò bản địa Thái lan

    (18 tháng tuổi)

    Hỗn hợp vỏ quả dứa

     

    90 ngày

    0,38 kg/con/ngày

    0,55 kg/con/ngày

    Bò sữa HF x bò bản địa Thái lan

    (18 tháng tuổi)

    Hỗn hợp lá và vỏ quả dứa ủ chua (50:50)

     

    Cho ăn tự do trong 6 tháng

    0,9 kg/con/ngày

    1.0  kg/con/ngày

    Bò sữa HF 18 tháng tuổi

    Thân lá dứa

    Sử dụng như thức ăn thô xơ chính (4, 5, 6, 7 kg DM/ngày)

    Ngày 2 lần, trong 210 ngày

    Không có sự khác biệt giữa các lô

    Bò thịt

    Vỏ, thân lá ủ chua

    25% VCK khẩu phần TMR

    Ngày 2 lần, trong 6 tuần

    12.67 kg/6 tuần

    15.01 kg/6 tuần

     

    3. Kết luận

     

    Chuối và dứa là những cây ăn quả quan trọng trong cơ cấu cây trồng xuất khẩu của nước ta. Lượng phụ phẩm từ hai cây trồng này rất lớn và có giá trị dinh dưỡng tốt, có thể sử dụng trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chăn nuôi tập trung. Thay thế một phần khẩu phần ăn của gia súc nhai lại bằng các phụ phẩm này làm tăng hiệu quả chăn nuôi và giảm chi phí sản xuất. Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng các phụ phẩm này trên quy mô lớn có thể áp dụng trong các mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa tập trung ở nước ta để tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia súc nhai lại.

     

    Tài liệu tham khảo

     

    Alzate Acevedo, S., J. Díaz Carrillo Á, E. Flórez-López and C. D. Grande-Tovar, (2021). Recovery of Banana Waste-Loss from Production and Processing: A Contribution to a Circular Economy. Molecules 26(17).

    Baloch, G. M. ; Soomro, F. M. ; Isani, G. B. ; Carpenter, J. R., 1988. Utilization of banana plant silage as a source of roughage for dairy cows. J. Dairy Sci., 71 (Suppl. 1): 132

    Dormond, H. ; Rojas, A. ; Jimenez, C. ; Quiros, G., 2001. Effect of increasing levels of bluggoe banana pseudostems added to corn silage as roughage, on Jersey calves growing in confinement, during the dry season. Agronomia Costarricense, 24 (2): 31-40

    El-Ghani, A. A. A., 1999. Utilization of banana plant wastes by lactating Friesian cows. Egyptian J. Nutr. Feeds, 2 (1): 29-37

    García, C. E. ; Chicco, C. F. ; Carnevali, A. A., 1973. Meal of banana leaves in the feeding of ruminants. Agronomia Trop. Venezuela, 23: 293–299

    Gowda, N., N. Vallesha, V. Awachat, A. S, D. Pal and C. s. Prasad, (2015). Study on evaluation of silage from pineapple (Ananas comosus) fruit residue as livestock feed. Tropical animal health and production 47.

    Heuzé, V., G. Tran and S. Giger-Reverdin (2015). Pineapple by-products, Feedipedia, a programme by INRAE, CIRAD, AFZ and FAO: https://www.feedipedia.org/node/676.

    Kramer, K., (2014). Banana foliage and rejected banana fruits as feed for liverstock in Hawai’i. University of Hawai’s at Hilo HOHONU 12.

    Meena, L., A. S. Sengar, R. Neog and C. K. Sunil, (2022). Pineapple processing waste (PPW): bioactive compounds, their extraction, and utilisation: a review. Journal of Food Science and Technology 59(11): 4152-4164.

    Mùi, N. B., (2004). Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ xanh trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của bò thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp 2(3): 196-200.

    Sukri, S. A. M., Y. Andu, S. Sarijan, H.-N. M. Khalid, Z. A. Kari, H. C. Harun, N. D. Rusli, K. Mat, R. I. A. R. Khalif, L. S. Wei, M. M. Rahman, A. H. Hakim, N. H. Norazmi Lokman, N. K. A. Hamid, M. I. Khoo and H. V. Doan, (2023). Pineapple waste in animal feed: A review of nutritional potential, impact and prospects. Annals of Animal Science 23(2): 339-352.

    Suksathit, S., C. Wachirapakorn and Y. Opatpatanakit, (2011). Effects of levels of ensiled pineapple waste and pangola hay fed as roughage sources on feed intake, nutrient digestibility and ruminal fermentation of Southern Thai native cattle. Songklanakarin J. Sci. Technol. 33(3): 281-289.

    Wang, C. F., M. Rahman, Z. Y. Liu, B. Huang and B. H. Cao, (2016). Effects of ensiling time on banana pseudo-stem silage chemical composition, fermentation and in Sacco rumen degradation.  26: 339-346.

    Preston, T. R. ; Leng, R. A., 1987. Matching ruminant production systems with available resources in the tropics and subtropics. Penambul Books: Armidale, N.S.W.

    Reynolds, S. G. ; Lund, P. N., 1983. Intensive fodder production systems and by-product utilization. UNDP/FAO Livestock Production Project Zanzibar (Phase II), URT/78/028, Tech. Report 2, FAO, Rome.

    Rowe, J. B. ; Preston, T. R., 1978. The banana plant as cattle feed: growth of animals given different proportions of banana tops and sugar cane with molasses ad libitum. Trop. Anim. Prod., 3 (3): 193-199

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.