Đặng Hoàng Lâm, Nguyễn Thị Hà Phương
Viện Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển
Trường Đại học Hùng Vương
2.2. Phụ phẩm từ chế biến dứa
Việt Nam là nước có sản lượng dứa đứng thứ 10 trên thế giới về tổng diện tích trồng dứa của cả nước khoảng 34.642 ha và sản lượng đạt 555.047 tấn (FAO, 2016). Tỷ lệ phụ phẩm từ quá dứa chiếm 65% tổng sản lượng quả thu được (Gowda et al. 2015). Phụ phẩm từ quả dứa có ẩm độ cao (90%), giàu carbohydrate hòa tan (20-30%VCK) chủ yếu là đường đơn, gồm có sucrose, fructose và glucose (Heuzé et al. 2015). Bã dứa chủ yếu được dùng ở dạng tươi hoặc ủ chua trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại do thời gian bảo quản ngắn (Gowda et al. 2015, Heuzé et al. 2015). Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa ủ chua làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của bò thịt (Mùi 2004, Suksathit et al. 2011).
Hình 3. Các phụ phẩm của quá trình chế biến quả dứa (Meena et al. 2022)
Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm dứa lên men và không lên men (Sukri et al. 2023)
Thành phần dinh dưỡng |
Phụ phẩm dứa không lên men |
Phụ phẩm dứa lên men |
Protein thô, mg/100g |
10 |
0.91 |
Xơ thô, % chất tươi |
0.6 |
– |
Khoáng tổng số, % |
0.64 |
12.88 |
Ẩm độ, % |
91.35 |
72.49 |
Tổng chất rắn hòa tan, % |
10.2 |
27.51 |
Tỷ lệ đường mất đi, % |
8.2 |
5 |
Lượng đường không mất đi, % |
8.8 |
1.7 |
Tổng lượng đường, % |
10. |
– |
Ascobic acid, % |
26.5 |
– |
Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa ủ chua trong khẩu phần ăn TMR dành cho bò thịt làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng trọng của bò (Suksathit et al. 2011). Sử dụng phụ phẩm từ quả dứa có thể làm tăng chất lượng khẩu phần ăn TMR lên men (Nguyễn Thị Hà Phương và cs, 2021). Thay thế 10% thân cây ngô bằng các phụ phẩm từ dứa quả không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng khẩu phần TMR. Sử dụng các phụ phẩm từ dứa quả làm giảm nhanh pH và hạn chế sự phát triển của nấm mốc trong quá trình lên men khẩu phần TMR. Sử dụng 10% vật chất khô phụ phẩm từ dứa quả không ảnh hưởng tới thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và chất hữu cơ tổng số nhưng làm tăng khả năng thu nhận protein, tỷ lệ tiêu hóa protein và khả năng tăng trọng của dê. Hàm lượng đường hòa tan cao trong phụ phẩm từ quả dứa có thể làm thay đổi động thái lên men của khẩu phần FTMR trong quá trình bảo quản, gián tiếp làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.
Hình 4. Ảnh hưởng của phủ phẩm từ dứa quả tới pH của khẩu phần ăn TMR trong quá trình bảo quản.
KPĐC: TMR gồm Thân cây ngô, rơm lúa, ngô nghiền, khô đậu tương; KPTN là KPĐC được thay thế 10% thân cây ngô (tính theo VCK) bằng vỏ quả dứa. Nguyễn Thị Hà Phương và cs (2021).
Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, phụ phẩm từ dứa (vỏ quả dứa, bã dứa, thân lá dứa) được sử dụng như một nguồn thức ăn thô xơ trong khẩu phần. Sử dụng phụ phẩm từ dứa có xu hướng làm tăng năng uâts vật nuôi và giảm chi phí sản xuất. Sử dụng phụ phẩm dứa trong khẩu phần ăn của bò sữa làm tăng sản lượng sữa và chất lượng sữa. Phụ phẩm dứa ủ chua tăng khả năng tiêu hóa của khẩu phần so với cỏ ủ chua. Hơn nữa, phụ phẩm từ dứa có chứa enzyme bromelain, có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. Vì vậy, sử dụng phụ phẩm từ dứa trong khẩu phần giúp cải thiện sức khỏe vật nuôi Sử dụng 30% VCK khẩu phần từ vỏ quả dứa làm tăng albumin và Mg huyết của bò sữa, nhưng làm giảm urea huyết, triglyceride, nonesterified fatty acidss và ATS (Sukri et al. 2023). Phụ phẩm từ dứa làm tăng đáp ứng miễn dịch ở gia súc nhai lại. Sử dụng phụ phẩm từ dứa làm giảm tế bào soma cell, tăng số lượng tế bào bạch cầu, đại thực bào ở bò sữa.
Bảng 5. Ảnh hưởng của bổ sung phụ phẩm dứa đến khả năng tăng trọng của Gia súc nhai lại (Sukri et al. 2023)
Loại động vật |
Loại phụ phẩm dứa |
Tỷ lệ sử dụng |
Thời gian thử nghiệm |
Tăng trọng trung bình ADG |
|
Lô đối chứng |
Lô sử dụng phụ phẩm dứa |
||||
Bò thịt Brahman x bò bản địa Thái lan (18 tháng tuổi) |
Hỗn hợp vỏ quả dứa |
|
90 ngày |
0,38 kg/con/ngày |
0,55 kg/con/ngày |
Bò sữa HF x bò bản địa Thái lan (18 tháng tuổi) |
Hỗn hợp lá và vỏ quả dứa ủ chua (50:50) |
|
Cho ăn tự do trong 6 tháng |
0,9 kg/con/ngày |
1.0 kg/con/ngày |
Bò sữa HF 18 tháng tuổi |
Thân lá dứa |
Sử dụng như thức ăn thô xơ chính (4, 5, 6, 7 kg DM/ngày) |
Ngày 2 lần, trong 210 ngày |
Không có sự khác biệt giữa các lô |
|
Bò thịt |
Vỏ, thân lá ủ chua |
25% VCK khẩu phần TMR |
Ngày 2 lần, trong 6 tuần |
12.67 kg/6 tuần |
15.01 kg/6 tuần |
3. Kết luận
Chuối và dứa là những cây ăn quả quan trọng trong cơ cấu cây trồng xuất khẩu của nước ta. Lượng phụ phẩm từ hai cây trồng này rất lớn và có giá trị dinh dưỡng tốt, có thể sử dụng trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chăn nuôi tập trung. Thay thế một phần khẩu phần ăn của gia súc nhai lại bằng các phụ phẩm này làm tăng hiệu quả chăn nuôi và giảm chi phí sản xuất. Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng các phụ phẩm này trên quy mô lớn có thể áp dụng trong các mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa tập trung ở nước ta để tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia súc nhai lại.
Tài liệu tham khảo
Alzate Acevedo, S., J. Díaz Carrillo Á, E. Flórez-López and C. D. Grande-Tovar, (2021). Recovery of Banana Waste-Loss from Production and Processing: A Contribution to a Circular Economy. Molecules 26(17).
Baloch, G. M. ; Soomro, F. M. ; Isani, G. B. ; Carpenter, J. R., 1988. Utilization of banana plant silage as a source of roughage for dairy cows. J. Dairy Sci., 71 (Suppl. 1): 132
Gowda, N., N. Vallesha, V. Awachat, A. S, D. Pal and C. s. Prasad, (2015). Study on evaluation of silage from pineapple (Ananas comosus) fruit residue as livestock feed. Tropical animal health and production 47.
Heuzé, V., G. Tran and S. Giger-Reverdin (2015). Pineapple by-products, Feedipedia, a programme by INRAE, CIRAD, AFZ and FAO: https://www.feedipedia.org/node/676.
Kramer, K., (2014). Banana foliage and rejected banana fruits as feed for liverstock in Hawai’i. University of Hawai’s at Hilo HOHONU 12.
Meena, L., A. S. Sengar, R. Neog and C. K. Sunil, (2022). Pineapple processing waste (PPW): bioactive compounds, their extraction, and utilisation: a review. Journal of Food Science and Technology 59(11): 4152-4164.
Mùi, N. B., (2004). Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ xanh trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của bò thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp 2(3): 196-200.
Sukri, S. A. M., Y. Andu, S. Sarijan, H.-N. M. Khalid, Z. A. Kari, H. C. Harun, N. D. Rusli, K. Mat, R. I. A. R. Khalif, L. S. Wei, M. M. Rahman, A. H. Hakim, N. H. Norazmi Lokman, N. K. A. Hamid, M. I. Khoo and H. V. Doan, (2023). Pineapple waste in animal feed: A review of nutritional potential, impact and prospects. Annals of Animal Science 23(2): 339-352.
Suksathit, S., C. Wachirapakorn and Y. Opatpatanakit, (2011). Effects of levels of ensiled pineapple waste and pangola hay fed as roughage sources on feed intake, nutrient digestibility and ruminal fermentation of Southern Thai native cattle. Songklanakarin J. Sci. Technol. 33(3): 281-289.
Wang, C. F., M. Rahman, Z. Y. Liu, B. Huang and B. H. Cao, (2016). Effects of ensiling time on banana pseudo-stem silage chemical composition, fermentation and in Sacco rumen degradation. 26: 339-346.
Preston, T. R. ; Leng, R. A., 1987. Matching ruminant production systems with available resources in the tropics and subtropics. Penambul Books: Armidale, N.S.W.
- Phụ phẩm li>
- phụ phẩm lúa gạo li> ul>
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
- Quá trình thủy phân hồi tràng của phytate ở liều tiêu chuẩn và phytase liều cao trên heo
Tin mới nhất
CN,24/09/2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2
- Đồng Nai: Giúp người dân nuôi động vật hoang dã an toàn, hiệu quả
- Thành công từ nuôi heo trong chuồng lạnh
- Tình hình nhập khẩu ngô và đậu tương trong 8 tháng năm 2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất