[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khảo sát trên tổng số 544 mẫu phân gà và 150 phiếu điều tra tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn thuộc 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh cho thấy có ba nhóm thuốc chính được người chăn nuôi gà sử dụng để phòng và trị bệnh cầu trùng gà, trong đó phổ biến nhất là nhóm Sulfamethoxin Trimethoprim. Có tới 40,67% hộ chăn nuôi sử dụng nhóm thuốc này trong phòng bệnh và 50,67% hộ chăn nuôi sử dụng để điều trị khi bệnh cầu trùng được xác định. Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng gà tại các địa phương này vẫn cao tới 40,44% mặc dù thường xuyên sử dụng thuốc cho cả phòng và trị bệnh.
Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng ở gia cầm ngày một gia tăng
Bệnh cầu trùng do Eimeria spp. là một bệnh đơn bào ký sinh đường tiêu hoá gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm (Jensen và ctv, 2000). Ước tính thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra đối với ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu là 500 triệu bảng Anh mỗi năm (Shirley và ctv, 2007). Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm (Dương Công Thuận, 2003). Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào ước tính được con số thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra trên đàn gà.
Gà bị bệnh cầu trùng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cầu trùng góp phần không nhỏ trong việc phòng và điều trị bệnh cầu trùng trên gà. Tuy nhiên, do mật độ chăn nuôi gà ngày càng tăng và trình độ của người chăn nuôi gà còn hạn chế nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Lê Văn Năm và ctv (1999) cho biết trong nhiều trường hợp, mặc dù đã phòng cầu trùng bằng thuốc chặt chẽ nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ỉa máu tươi hoàn toàn. Trong trường hợp này, tác giả cho rằng nguyên nhân ỉa máu tươi không chỉ do E.tenella mà còn có sự kế phát bệnh do E.coli gây hoại huyết kết hợp. Việc phòng trị bệnh cầu trùng cho đến nay vẫn chủ yếu là dùng kháng sinh hoặc các loại hoá chất diệt đơn bào. Tuy nhiên, do hiểu biết về việc sử dụng thuốc của người dân còn hạn chế dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề kháng thuốc. Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng ngày một gia tăng ở Việt Nam 30-70% (Bùi Khánh Linh và ctv, 2018).
Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi.
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng tình hình sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cầu trùng tại một số địa phương nhằm đưa ra biện pháp phòng trị thích hợp, duy trì được sự phát triển chăn nuôi ổn định, ngăn chặn được dịch bệnh mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân bằng phương pháp phù nổi từ 150 hộ gia đình có nuôi gà thả vườn trong địa bàn tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh trong thời gian từ tháng 06/2017 đến tháng 06/2018. Sử dụng phiếu điều tra theo mẫu điều tra thống kê để thu thập các thông tin về việc sử dụng thuốc tại địa điểm nghiên cứu.
Hải Dương và Bắc Ninh: Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng đều từ 39,33 đến 41,54%
Khảo sát trên 544 mẫu phân gà thu thập tại địa điểm nghiên cứu cho thấy tình hình nhiễm cầu trùng tại các địa điểm nghiên cứu cao (bảng 1).
Bảng 1. Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng tại địa điểm nghiên cứu
Địa điểm |
Số mẫu kiểm tra (n) |
Số mẫu nhiễm (n) |
Tỷ lệ nhiễm (%) |
P |
Hải Dương |
272 |
107 |
39,33 |
|
Bắc Ninh |
272 |
113 |
41,54 |
P>0,05 |
Tổng số |
544 |
220 |
40,44 |
|
Kết quả ở bảng 1 cho thấy ở cả Hải Dương và Bắc Ninh tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng đều cao, từ 39,33 đến 41,54% (P>0,05). Kết quả ở một nghiên cứu khác của chúng tôi, gà nuôi bằng phương thức nuôi nhốt có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao tới 69,23% (Bùi Khánh Linh và ctv, 2018). Trong nghiên cứu này, các hộ khảo sát đều là những hộ chăn nuôi thả vườn có diện tích nuôi lớn hơn nhiều so với diện tích chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt chuồng. Mật độ gà nuôi bằng phương pháp nuôi nhốt dày hơn, gà có điều kiện tiếp xúc với noãn nang cầu trùng trong chuồng nuôi nhiều hơn do vậy tỷ lệ nhiễm của gà được nuôi theo phương thức công nghiệp cao hơn so với gà nuôi thả vườn. Tuy nhiên, ở cả hai phương thức chăn nuôi này đều cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng cao mặc dù hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cầu trùng.
Sulfamid và Toltrazuril : Hai loại thuốc phổ biến phòng bệnh cầu trùng
Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong việc phòng bệnh cầu trùng tại địa điểm nghiên cứu thông qua phiếu điều tra nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng đã thu được kết quả trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Tình hình sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng tại các hộ chăn nuôi
Thành phần thuốc |
Số hộ điều tra |
Số hộ sử dụng |
Tỷ lệ sử dụng (%) |
P |
Toltrazuril |
150 |
45 |
30,00 |
P<0,05 |
Sulfamethoxin Trimethoprim |
150 |
61 |
40,67 |
|
Diclazuril |
150 |
19 |
12,67 |
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, hai nhóm thuốc phổ biến được dùng hiện nay để phòng bệnh cầu trùng đó là nhóm thuốc Sulfamid và Toltrazuril đây là 2 loại thuốc thuộc nhóm coccidiocidal (các thuốc có khả chống lại coccidia). Tùy theo hướng dẫn sử dụng của từng công ty mà các thuốc này được phối hợp cùng với các thuốc kháng sinh khác để giúp tăng khả năng điều trị và phòng các bệnh kế phát.
Các thuốc nhóm Sulfamid được sử dụng trong phòng trị cầu trùng rất phổ biến từ những năm 1947, nhờ giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng với quy mô lớn. Nó tác dụng lên schizonts ở thế hệ thứ 2. Toltrazuril có tác động lên mọi giai đoạn phát triển của cầu trùng khi ở bên trong niêm mạc ruột gà (Mehlhorn và ctv, 1988). Đây là những loại thuốc được biết đến có hiệu quả cao chống bệnh cầu trùng, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi, quy trình sử dụng thuốc ở địa phương để phòng bệnh áp dụng đối với mọi loại thuốc. Việc xác định liều lượng được đa số người dân ước lượng theo cảm tính chứ không theo bất kỳ liều lượng quy định nào của nhà sản xuất. Họ liên tục sử dụng kháng sinh để phòng bệnh kể từ tuần đầu hoặc tuần 2 cho gà cùng với đó là bổ sung thêm các chất điện giải, thuốc trợ lực và kháng sinh chống kế phát trong suốt quá trình chăn nuôi. Việc sử dụng kháng sinh chỉ dừng lại trước khi gà được bán 5 ngày đối với gà thịt, còn đối với gà đẻ thì dừng lại khi gà bắt đầu đẻ trứng.
Thí nghiệm kiểm tra hiệu quả sử dụng Sulfamid với 0,0125% Sulfaquinoxalin trộn vào thức ăn trong phòng trị bệnh cầu trùng nhận thấy tỷ lệ kiểm soát bệnh có thể lên tới 99% vào năm 1947 (William, 2008). Tuy nhiên, kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy, mặc dù thường xuyên sử dụng thuốc phòng bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cầu trùng vẫn lên tới 40% (P<0,05). Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi cho rằng đã có hiện tượng kháng thuốc ở cầu trùng gà trên địa bàn. Sự kháng thuốc trị cầu trùng đối với các loại thuốc phổ biến hiện nay đã được mô tả rất nhiều (Chapman, 1986, 1997; Peek và Landman, 2003, 2004). Khi liên tục phải tiếp xúc với kháng sinh quá nhiều thì sẽ làm tăng tần số của các gen kháng thuốc và các đột biến kháng thuốc.
Nhóm thuốc có nguồn gốc sulfamid được dùng phổ biến trong trị cầu trùng
Chúng tôi tiếp tục khảo sát trên mẫu phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tại địa điểm nghiên cứu đã thu được kết quả trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tại các hộ chăn nuôi
Thành phần kháng sinh |
Số hộ khảo sát |
Số hộ sử dụng thuốc |
Tỷ lệ (%) |
P |
Toltrazuril |
150 |
27 |
18,00 |
P<0,05 |
Sulfamethoxin Trimethoprim |
150 |
76 |
50,67 |
|
Diclazuril |
150 |
17 |
11,33 |
Khác với việc sử dụng thuốc phòng bệnh, khi xác định gà mắc bệnh cầu trùng, người dân vẫn chủ yếu dùng nhóm thuốc có nguồn gốc sulfamid để điều trị. Việc sử dụng thuốc trong việc điều trị bệnh cầu trùng thường diễn ra lặp lại, liều dùng thường gấp đôi so với liều phòng. Theo người chăn nuôi tại địa phương cho biết, từ khi phát hiện gà mắc bệnh và sử dụng thuốc cho tới khi khỏi bệnh mất khoảng 5-7 ngày, tùy tình trạng và mức độ gây bệnh trên gà. Nhưng bệnh rất dễ bùng phát khi thời tiết hay môi trường nuôi thay đổi mặc dù vẫn thường xuyên sử dụng thuốc. Khi bệnh xảy ra thì thuốc cũ sẽ được đổi thay bằng một loại thuốc khác hay những ngày thời tiết xấu thì liều lượng sẽ được tăng lên hơn so với những ngày bình thường. Việc đổi thuốc trong điều trị cũng theo cảm tính và không theo bất cứ chỉ định nào của bác sỹ thú y.
Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc điều trị cầu trùng cũng đã dẫn tới sự phát triển của các chủng cầu trùng nhằm chống lại các thuốc này và làm giảm hiệu quả của chúng trong việc phòng trị bệnh, điều này đã được nhiều nước trên thế giới ghi nhận (Herman, 2010). Theo Eng-Hong và Fernando (1976), khi sử dụng thuốc có chứa robenidine với nồng độ theo nhà sản xuất quy định (30ppm) để điều trị cho gà bị nhiễm cầu trùng thì sau 5-6 ngày có 50% gà vẫn bị bệnh cầu trùng, khi tăng nồng độ lên 132ppm thì tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà là 76%. Nguyên nhân là do đã xuất hiện sự kháng thuốc ở cầu trùng, do việc sử dụng kháng sinh tràn lan và quá liều. Khi kháng sinh được sử dụng với nồng độ lớn càng làm cho các gen kháng kháng sinh ngày càng được nhân rộng để chống lại sự bất lợi mà kháng sinh mang lại (Jeffers, 1989; Chapman, 1997). Điều này lý giải tại sao khi Eng-Hong và Fernando (1976) tăng nồng độ thuốc lên và điều trị thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng tăng lên.
Bùi Khánh Linh*, Nguyễn Văn Thọ1, Nguyễn Văn Phương, Trần Lê Thu Hằng 2, Lê Thị Lan Anh 2, Công Hà My 1, Nguyễn Thị Hoài1, Đặng Đình Giáp1, Chẩu Thị Luyến1, Võ Duy Thành1 và Lương Hùng Nam2
1 Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
2 Viện nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và các bệnh nhiệt đới (BioD)
* Tác giả để liên hệ: TS. Bùi Khánh Linh, Khoa Thú y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ĐT: 0983377424. Email: [email protected]
- gà thả vườn li>
- bệnh cầu trùng ghép li>
- Bệnh cầu trùng trên gà li>
- phòng trị bệnh cầu trùng li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất