Sự sinh trưởng của chim trĩ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Sự sinh trưởng của chim trĩ

    Như các bạn đã biết, chim trĩ đã được người đời chọn nuôi làm chim kiểng từ thời cổ đại ở châu Âu, sau đó là người Ai Cập cổ đại … cho đến mãi tận ngày nay.

     

    Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa hề có một nhà điểu học nào trên thế giới biết chắc được đời sống của giống chin trĩ kéo dài được bao nhiêu năm? Chẳng lẽ “tuổi thọ” của nó cũng giống như đa số các loài chim khác, độ mười lăm, mười bảy năm đổ lại?

     

    Và, sau hàng ngàn năm chăm nom nuôi dưỡng loài chim quý này, cũng chưa có ai góp công lai tạo ra được những giống chim trĩ đẹp hơn, lạ hơn những giống sẵn có từ mấy ngày năm nay?!

    Sự sinh trưởng của chim trĩẢnh minh họa

     

    Trong khi đó, với giống bồ câu, cách đây cũng năm sáu ngàn năm đã được người Ai Cập cổ đại, người Hy Lạp, người La Mã chọn nuôi để làm chim kiểng, chim thịt. Ngày nay, các nhà điểu học tài ba trên thế giới đã bỏ công lại tạo được 1.250 giống bồ câu thuần chủng. Rồi từ đó, họ lại lai tạo thêm được hơn mười ngàn giống bồ câu khác lạ xinh đẹp hơn từ hình dáng đến sắc lông.

     

    Và, như với loài chim yến hót, từ con yến xanh (vert) tầm thường sống hoang dã ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương, nhưng từ thế kỷ 16 đến nay, nhờ sự lai tạo của các nhà điểu học tên tuổi khắp thế giới như Dunckere, Matern, Gilles, Brunot, Lombeau, Norduyn, Grégoire, Gustave Smet, Martin Weyling … đã lai tạo ra được nhiều giống yến mới, không những có màu sắc đa dạng đẹp lạ lùng, mà tiếng hót cũng cực kỳ hay như giống yến Malinois của Bỉ, hay yến Saxon của Đức …

     

    Và nữa, như với loài chim yến phụng, vốn là giống chim rừng sống ở miền Nam nước Úc chỉ có duy nhất một sắc lông vàng tuyền, nhưng từ khi được nhập vào Anh Quốc năm 1840, đến nay chỉ hơn một thế kỷ mà các nhà điểu học cũng đã lai tạo ra được những con chim yến phụng có màu sắc khác lạ cực kỳ xinh đẹp như lông màu xanh nước biển, xanh đọt chuối, xanh dương, rồi trắng bông, vàng bông, xám, tím … Chỉ còn thiếu giống yến phụng mang bộ lông màu đỏ là chưa lai tạo được mà thôi!

     

    Trong khi đó, hàng ngàn đời nay, chim trĩ vẫn được đánh giá là loài chim kiểng quý hiếm, nhưng tại sao đến nay chúng không được lai tạo ra những giống mới đẹp, lạ hơn? Thậm chí, tài liệu sách báo hướng dẫn kỹ thuật thuần hoá chim trĩ cũng chưa được soạn thảo nhiều.

     

    Trở lại vấn đề sinh trưởng của chim trĩ, ta thấy sự sinh trưởng của giống chim kiểng quý này cũng không khác mấy với sự sinh trưởng của loài gà:

     

    Thời kỳ trĩ con: Trĩ con tính từ lúc mới chui ra khỏi vỏ trứng cho đến khi trên mình nó có bộ lông vũ hoàn hảo phải mất khoảng bốn tháng.

     

    Trĩ con mới nở thân mình nhỏ và yếu hơn một con gà sơ sinh lứa so. Trên mình trĩ con phủ một lớp lông măng. Nếu đó là giống trĩ đỏ hay trĩ màu đồng vốn có lông màu sẫm thì sắc lông măng này giống hết với màu lông măng của cút con mới nở.

     

    Đó là màu xám tro, trên lưng hằn lên vài sọc đen lợt. Ngược lại, nếu là loài trĩ vàng, trĩ bạc, hay trĩ Himalayan Monal thì sắc lông măng của trĩ con trông sáng hơn, tươi tắn hơn.

     

    Phải qua vài ba tháng tuổi đầu đời, lớp lông măng xấu xí trên mình trĩ con mới được thay dần bằng lông vũ. Ban đầu, lông vũ mọc ở hai cánh, kế đó là đuôi và dần dần cả mình chim mới có lông vũ phủ khắp.

     

    Thời kỳ là trĩ lứa: Qua tháng tuổi thứ năm, trĩ con được gọi là trĩ giò, ở vào giai đoạn trưởng thành. Đến tuổi này, giới tính của chúng đã lộ rõ. Bộ lông vũ của chim trĩ trống có nhiều màu sặc sỡ đặc trưng của nòi giống chúng. Cò bộ lông của chim trĩ mái thì vẫn cứ là màu xám tro quê kệch tầm thường.

     

    Ở lứa tuổi này, trĩ trống đã có trọng lượng hơn nửa ký, và trĩ mái cũng có sức nặng gần bằng.

     

    Gia đoạn được coi là trĩ lứa khi chim trĩ ở vào sáu, bảy tháng tuổi.

     

    Thời kỳ động dục: Trĩ trống mái ở vào tháng tuổi thứ bảy mới được coi là đến tuổi động dục. Ở vào tuổi này, những con trĩ đạt chuẩn về sức vóc như mạnh khoẻ, không thương tật, mau ăn chóng lớn đều được lựa ra để nuôi làm kiểng hay nuôi sinh sản. Con nào trong bầy không đạt chuẩn để làm giống như đèo đẹt, chậm lớn, có thương tật sẽ bị thải ra nuôi thịt.

     

    Ở vào lứa tuổi này trĩ rất mau lớn, con trống rất đẹp mã, đã bắt đầu biết gáy và cũng tập tành … ve mái. Trống mái đã bắt đầu biết cặp kè nhau.

     

    Thời kỳ sinh sản: Trong đời sống hoang dã bên ngoài, các loại chim thú nói chung đều sinh sản sớm. Chim trĩ cũng vậy. Vào tháng tuổi thứ Bảy, thứ Tám, ngoài tự nhiên trĩ đã bắt đầu đẻ lứa so. Thế nhưng, với trĩ nuôi chuồng ta nên lùi tuổi sinh sản của chúng thêm vài ba tháng, nhờ đó đàn chim giống mới có đủ thời gian kiện toàn sức lực để có thể sinh sản tốt về lâu về dài.

     

    Muốn thực hiện được điều ấy ta chỉ còn cách ghép cặp cho chúng trễ hơn vài ba tháng. Trước đó, những trĩ trống mái đạt chuẩn lựa ra làm giống phải được nuôi riêng chuồng. Đến khi chúng được mười tháng hoặc mười một tháng tuổi ta mới bắt tay vào việc ghép cặp cho chúng sinh sản. Vào thời điểm này, trĩ trống đã cân nặng trên dưới 1,5kg và trĩ mái cũng nặng khoảng 1,1 đến 1,2kg.

     

    Thời gian sinh sản của trĩ mái kéo dài đến bảy, tám năm. Nhưng khoảng bốn, năm năm đầu thì sinh sản tốt, còn những năm sau đó trĩ mái đẻ không sai và trứng thường có kích thước nhỏ.

     

    Trĩ trống gần như con nào cũng rất sung sức, phủ mái hăng hơn cả gà trống tơ. Thế nhưng, với trĩ trống ta chỉ nên sử dụng và ba năm rồi thay, như vậy ổ trứng mới bảo đảm đủ cồ.

     

    Thời kỳ hậu sinh sản: Khi trĩ trống mái không còn khả năng sinh sản tốt nữa, ta nên loại ra để nuôi thúc bán thịt. Riêng những trĩ trống nào còn phong độ, trên mình còn giữ bộ lông đẹp thì vẫn giữ lại nuôi làm chim kiểng.

     

    Nguồn: Trại giống Thu Hà

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.