Kháng thể chống lại sinh vật đơn bào C. suis gây bệnh cầu trùng ở lợn được chuyển qua sữa non của của lợn nái sang cho lợn con ngay sau khi sinh.
Điều này được phát hiện bởi Lukas Schwarz – bác sĩ thú y và là nhà nghiên cứu vật ký sinh và các đồng nghiệp của ông vào năm 2013. Những phát hiện này thúc đẩy các nhà nghiên cứu tại Viện Ký sinh trùng tìm kiếm một phương pháp để tăng hàm lượng các kháng thể ở lợn nái. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho lợn con nhiều kháng thể nhất có thể thông qua sữa của lợn mẹ trong những ngày đầu tiên của cuộc sống.
Lợn con được sinh ra từ những con lợn nái đã bị nhiễm bệnh ít bị nhiễm sinh vật đơn bào C. suis hơn so với những con lợn con được sinh ra từ những con lợn nái không bị nhiễm bệnh. Lợn con được sinh ra từ những con mẹ được chủng ngừa ít bị tiêu chảy nghiêm trọng hoặc không bị tiêu chảy. Lợn con bị bệnh hồi phục nhanh hơn và đào thải các ký sinh trùng ít hơn so với những con lợn con do lợn nái không tiêm chủng sinh ra.
Nhiễm Cystoisospora suis gây bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng ở lợn con. Việc lây nhiễm này là hoàn toàn không có triệu chứng bị bệnh ở lợn trưởng thành, Schwarz – tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Để kích thích lợn nái sản sinh ra kháng thể chống lại Cystoisospora suis, các nhà nghiên cứu cho lợn nái mang thai phơi nhiễm với các giai đoạn nhiễm trùng (kén hợp tử) của ký sinh trùng hai tuần trước khi đẻ. Kén hợp tử là giai đoạn nhiễm ban đầu dính ở sàn nhà và các vật dụng khác trong chuồng đẻ. Lợn con ăn chúng và các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào ruột, tấn công các màng nhầy. Các ký sinh trùng sinh sôi trong cơ thể trước khi được bài tiết và bắt đầu một chu kỳ khác. Cystoisospora suis có thể tồn tại trong chuồng trong nhiều tháng và rất khó để tiêu diệt. Điều này khiến người nông dân phải đối mặt với khả năng lây nhiễm mới. Lợn nái cũng ăn các ký sinh trùng này, nhưng chúng có sức đề kháng và không bị ảnh hưởng bởi ký sinh trùng coccidian này.
Hàm lượng cao của các kháng thể chống lại ký sinh trùng được truyền sang cho lợn con trong vài giờ đầu tiên của cuộc sống thông qua sữa của lợn mẹ, tại đó, chúng có thể hòa vào dòng máu và ruột của lợn sơ sinh chưa thể sản xuất kháng thể. Các kháng thể từ lợn mẹ bảo vệ lợn con khỏi nhiễm trùng trong vài tuần đầu tiên của cuộc sống. Hàm lượng kháng thể trong sữa của lợn nái càng cao thì càng bảo vệ tốt hơn cho con cái của chúng.
Lợn con với các triệu chứng nhẹ cho thấy nồng độ IgA trong máu cao hơn. Các globulin miễn dịch không chỉ có ở trong máu, chúng chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt của màng nhầy bao gồm cả ruột mà tại đó chúng hoạt động như là một sự bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mức độ đồng đều cao của IgA trong máu của các con lợn mẹ đã bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nồng độ IgA cao đặc biệt trong sữa đầu tiên được gọi là sữa non – sữa có dinh dưỡng cao nhất ở động vật có vú được lợn con tiêu thụ trong những ngày đầu tiên của cuộc sống. Hình thức “chủng ngừa bằng sữa” có thể được sử dụng như một cơ sở cho việc phát triển một chiến lược chủng ngừa để ngăn chặn bệnh cầu trùng ở lợn.
“Có một số loại thuốc hiệu quả cho bệnh cầu trùng ở lợn, nhưng chúng tôi muốn sử dụng phản ứng miễn dịch của lợn con để ngăn chặn nó trước khi nhiễm trùng bắt đầu”, Lukas Schwarz kết luận.
Bệnh cầu trùng lợn sơ sinh gây ra bởi Cystosisospora suis là một bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng đường ruột của lợn con sơ sinh gây ra bởi sinh vật đơn bào Cystoisospora suis. Bệnh cầu trùng có liên quan đến tổn thương lớn của niêm mạc ruột và do đó giảm chuyển hoá thức ăn, gây giảm tăng trọng và thiệt hại kinh tế cho người nông dân. Nhiễm Cystoisospora suis gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu xuất hiện nhiễm khuẩn thứ phát.
Người dịch: M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất