Kháng thể chống lại sinh vật đơn bào C. suis gây bệnh cầu trùng ở lợn được chuyển qua sữa non của của lợn nái sang cho lợn con ngay sau khi sinh.
Điều này được phát hiện bởi Lukas Schwarz – bác sĩ thú y và là nhà nghiên cứu vật ký sinh và các đồng nghiệp của ông vào năm 2013. Những phát hiện này thúc đẩy các nhà nghiên cứu tại Viện Ký sinh trùng tìm kiếm một phương pháp để tăng hàm lượng các kháng thể ở lợn nái. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho lợn con nhiều kháng thể nhất có thể thông qua sữa của lợn mẹ trong những ngày đầu tiên của cuộc sống.
Lợn con được sinh ra từ những con lợn nái đã bị nhiễm bệnh ít bị nhiễm sinh vật đơn bào C. suis hơn so với những con lợn con được sinh ra từ những con lợn nái không bị nhiễm bệnh. Lợn con được sinh ra từ những con mẹ được chủng ngừa ít bị tiêu chảy nghiêm trọng hoặc không bị tiêu chảy. Lợn con bị bệnh hồi phục nhanh hơn và đào thải các ký sinh trùng ít hơn so với những con lợn con do lợn nái không tiêm chủng sinh ra.
Nhiễm Cystoisospora suis gây bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng ở lợn con. Việc lây nhiễm này là hoàn toàn không có triệu chứng bị bệnh ở lợn trưởng thành, Schwarz – tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Để kích thích lợn nái sản sinh ra kháng thể chống lại Cystoisospora suis, các nhà nghiên cứu cho lợn nái mang thai phơi nhiễm với các giai đoạn nhiễm trùng (kén hợp tử) của ký sinh trùng hai tuần trước khi đẻ. Kén hợp tử là giai đoạn nhiễm ban đầu dính ở sàn nhà và các vật dụng khác trong chuồng đẻ. Lợn con ăn chúng và các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào ruột, tấn công các màng nhầy. Các ký sinh trùng sinh sôi trong cơ thể trước khi được bài tiết và bắt đầu một chu kỳ khác. Cystoisospora suis có thể tồn tại trong chuồng trong nhiều tháng và rất khó để tiêu diệt. Điều này khiến người nông dân phải đối mặt với khả năng lây nhiễm mới. Lợn nái cũng ăn các ký sinh trùng này, nhưng chúng có sức đề kháng và không bị ảnh hưởng bởi ký sinh trùng coccidian này.
Hàm lượng cao của các kháng thể chống lại ký sinh trùng được truyền sang cho lợn con trong vài giờ đầu tiên của cuộc sống thông qua sữa của lợn mẹ, tại đó, chúng có thể hòa vào dòng máu và ruột của lợn sơ sinh chưa thể sản xuất kháng thể. Các kháng thể từ lợn mẹ bảo vệ lợn con khỏi nhiễm trùng trong vài tuần đầu tiên của cuộc sống. Hàm lượng kháng thể trong sữa của lợn nái càng cao thì càng bảo vệ tốt hơn cho con cái của chúng.
Lợn con với các triệu chứng nhẹ cho thấy nồng độ IgA trong máu cao hơn. Các globulin miễn dịch không chỉ có ở trong máu, chúng chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt của màng nhầy bao gồm cả ruột mà tại đó chúng hoạt động như là một sự bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mức độ đồng đều cao của IgA trong máu của các con lợn mẹ đã bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nồng độ IgA cao đặc biệt trong sữa đầu tiên được gọi là sữa non – sữa có dinh dưỡng cao nhất ở động vật có vú được lợn con tiêu thụ trong những ngày đầu tiên của cuộc sống. Hình thức “chủng ngừa bằng sữa” có thể được sử dụng như một cơ sở cho việc phát triển một chiến lược chủng ngừa để ngăn chặn bệnh cầu trùng ở lợn.
“Có một số loại thuốc hiệu quả cho bệnh cầu trùng ở lợn, nhưng chúng tôi muốn sử dụng phản ứng miễn dịch của lợn con để ngăn chặn nó trước khi nhiễm trùng bắt đầu”, Lukas Schwarz kết luận.
Bệnh cầu trùng lợn sơ sinh gây ra bởi Cystosisospora suis là một bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng đường ruột của lợn con sơ sinh gây ra bởi sinh vật đơn bào Cystoisospora suis. Bệnh cầu trùng có liên quan đến tổn thương lớn của niêm mạc ruột và do đó giảm chuyển hoá thức ăn, gây giảm tăng trọng và thiệt hại kinh tế cho người nông dân. Nhiễm Cystoisospora suis gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu xuất hiện nhiễm khuẩn thứ phát.
Người dịch: M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
- Sử dụng Protease được khuyến cáo có bổ sung hay không bổ sung Phytase
- Lựa chọn đúng giải pháp cho mycotoxin – Cuộc chiến giữa enzyme và chất hấp phụ độc tố nấm mốc
Tin mới nhất
T2,16/06/2025
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất