Đối với ngành chăn nuôi heo, kiểm soát bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma gây ra luôn là mối nan giải cho các nhà chuyên môn. Hiện nay đa số các đàn heo đều bị nhiễm Mycoplasma. Mycoplasma (M) là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi địa phương trên heo mọi lứa tuổi, một số loài gây viêm khớp trên heo tăng trưởng. Khi bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại kinh tế nặng nề do làm tăng tỷ lệ loại thải, giảm chỉ số chuyển biến thức ăn và tạo tiền đề cho sự kế phát của các vi sinh vật gây bệnh khác.
Khả năng gây bệnh của Mycoplasma phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ. Khi các yếu tố bất lợi cho cơ thể như sự thay đổi thời tiết đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh, dinh dưỡng kém …Mycoplasma sẽ tăng độc lực tấn công vật chủ gây bệnh.
1. Cơ chế sinh bệnh
M.hyopneumoniae là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi địa phương ở heo (suyễn heo) .
Bình thường M.hyopneumoniae cư trú ở phổi heo, khi thời tiết thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi quá đông, làm giảm sức đề kháng thì M.hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có mặt các vi khuẩn gây bệnh khác như pasteurella, streptococcus, staphylococcus, E.coli, samonella.
Thông thường, sau khi theo đường hô hấp vào trong cơ thể của vật chủ, M.hyopneumoniae lưu trú ở phổi trong tiểu phế quản tận cùng, định vị ở tế bào có tiêm noan của phế quản, tiểu phế nang, khi đó có 2 trường hợp xảy ra :
– Nếu sức đề kháng của cơ thể gia súc tốt, Mycoplasma sẽ tạm thời bị cô lập.
– Nếu sức đề kháng của cơ thể kém (do vệ sinh nuôi dưỡng kém, chuồng trại dơ bẩn, thời tiết thay đổi đột ngột), trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì Mycoplasma sẽ tăng độc lực, sinh sản nhanh và tấn công từ thùy tim sang thùy đỉnh rồi thùy hoành, tạo bệnh tích phổi hóa gan đỏ rồi hóa xám, nhục hóa, tụy tạng hóa, xuất hiện những vùng khí thũng. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng sinh và huy động bạch cầu đơn nhân, đa nhân và lymphocyte đến. Nếu có sự kế phát của vi khuẩn bệnh sẽ nặng hơn, vật có thể chết nhanh và nhiều hơn
Heo có biểu hiện thở khó và ho.
2. Triệu chứng
Bệnh viêm phổi do M.hyopneumoniae là một bệnh mãn tính có bệnh số cao và tử số thấp.
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 tuần. Ở điều kiện tự nhiên, thời gian nung bệnh là 10 – 16 ngày. Bệnh được ghi nhận vào lúc heo 2 tuần tuổi nhưng lan truyền rất chậm nên heo không có triệu chứng cho đến khi 3 – 6 tuần tuổi.
2.1 Thể cấp tính: Thể này ít gặp, chủ yếu phát sinh trên đàn heo chưa từng nhiễm bệnh lần nào. Bình thường tử số thấp 2 – 10%, nếu gặp điều kiện nuôi dưỡng kém tử số có thể tăng lên 20 – 80%. Các biểu hiện như: thân nhiệt tăng 400C, có khi kéo dài trong nhiều ngày; kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, da nhợt nhạt; xuất hiện những xáo trộn hô hấp như hắt hơi, chảy nhiều nước mũi. Heo thường ho khi vận động, lúc ăn hoặc vào buổi sáng sớm trong nhiều tuần, mỗi lần ho có thể kéo dài từ 2 – 20 tiếng; thở nhanh và nhiều, thở khó, thở thể bụng, ngồi thở dốc há miệng để thở; có thể có xáo trộn tiêu hóa nhẹ.
2.2 Thể mãn tính: Dạng này phổ biến nhất, bệnh diễn biến trong vòng vài tháng và có các biểu hiện như: thân nhiệt gần như bình thường, ho dai dẳng, ho khô, ho từng hồi; thở khó, khò khè về đêm; gầy còm, da nhợt nhạt, lông xù, có thể tiêu chảy. Những heo mắc bệnh khả năng phục hồi rất chậm, tăng trọng hàng ngày giảm 15 – 20%, tiêu tốn thức ăn tăng hơn 25% so với bình thường thậm chí có nhiều trường hợp không tăng trọng sau nhiều tháng nuôi dưỡng.
3. Phòng bệnh
– Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể gia súc bằng vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng. Đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối khẩu phần thức ăn.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các đàn heo trong khu vực.
– Chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, ấm áp.
– Heo mới mua về phải nuôi cách ly 2 tháng nếu không có biểu hiện triệu chứng bệnh mới được nhập đàn.
– Cách ly heo bệnh để điều trị, không nhốt chung với những heo bệnh khác. Heo nái và heo đực giống nếu mắc bệnh nên loại thải. Heo con của những nái mắc bệnh chỉ nên nuôi thịt không để làm giống.
– Định kỳ sát trùng chuồng trại.
– Việc tiêm phòng chỉ làm giảm bệnh tích viêm phổi nhưng không ngăn được sự nhiễm bệnh.
4. Điều trị
– Kháng sinh: sử dụng một trong các loại sau:
+ Tiamuline, tylosine, lincospet, enrofloxacine: 1ml/ 10kg trọng lượng/ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày.
+ Hạ sốt, giảm đau: arthricidine
+ Trợ hô hấp: eucalyptyl, bromhexine
+ Thuốc bổ, trợ lực: vitamin C, B.complex, B1, B12.
Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP. HCM
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- bệnh hô hấp li>
- bệnh trên heo li>
- Mycoplasma li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Điều trị bằng flopenicol có hiệu quả k ạ