[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 2/11/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal.
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các cơ quan bộ ngành liên quan, với mục đích nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn trong việc sử dụng vaccine và hợp tác kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm, nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là cho thị trường Halal.
Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU)
Từ tiềm lực Hùng Nhơn – Tập đoàn Nông nghiệp hàng đầu Việt Nam và Olmix – Chuyên gia về sức khỏe vật nuôi hàng đầu thế giới
Từ trang trại gà quy mô nhỏ lẻ, đến nay, Hùng Nhơn đã trở thành tập đoàn đa ngành hoạt động mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Hùng Nhơn có thế mạnh trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến với quy trình khép kín từ con giống, thức ăn cho đến chế biến giết mổ theo tiêu chuẩn ISO, Global GAP. Hùng Nhơn hiện là một trong những tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam với 17 công ty thành viên và liên doanh DHN với De Heus.
Hùng Nhơn và De Heus đang có hàng loạt dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Tây Nguyên và đặc biệt là chuỗi dư án khủng tại Tây Ninh. Cụ thể, trong giai đoạn 2023-2030, DHN đã thống nhất đầu tư 12 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2030 của DHN đạt công suất khoảng 37.500 heo giống cụ, kỵ, heo nái thương phẩm tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ; 83 triệu con gà giống và gà thịt xuất khẩu tại Tây Ninh. Tổng doanh thu của chuỗi dự kiến đạt 2 tỷ USD mỗi năm.
Olmix có trụ sở tại Pháp, chuyên về chăm sóc vật nuôi và cây trồng, với sự hiện diện thương mại tại 100 quốc gia và có các nhà máy đặt tại châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Năm 2023, Olmix đạt được doanh thu 200 triệu Euro với hơn 900 nhân viên. Tại Việt Nam, Olmix đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam với đội ngũ 200 nhân viên, trải rộng trên 50 tỉnh thành. Olmix có một nhà máy đạt chứng nhận FAMI QS tại Bình Dương chuyên sản xuất phụ gia, thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường châu Á với hơn 11 quốc gia, từ Trung Quốc đến Đông Nam Á. Ngoài ra, công ty có một nhà máy san chia thuốc thú y đạt chuẩn GMP-GSP-GLP WHO, một phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh Vipha.Lab và một trung tâm công nghệ chủng ngừa vaccine VTS.
Đến tầm nhìn chiến lược vì thịnh vượng của ngành chăn nuôi Việt Nam
Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn
Chia sẻ tại lễ ký kết MoU, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn khẳng định, đây là sự kiện đặc biệt trong chiến lược phát triển giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của tập đoàn; khẳng định vị thế, sự phát triển vững mạnh của chuỗi liên kết De Heus, Hùng Nhơn, phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi giảm tồn dư, kháng kháng sinh của Bộ NN&PTNT và cam kết giảm khí thải carbon theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Mục đích của MoU là các bên với thế mạnh của mình sẽ hợp tác triển khai kế hoạch phát triển và liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn Halal để xuất khẩu. Theo đó, Hùng Nhơn sẽ cùng các thành viên trong chuỗi liên kết đầu tư và phát triển các dự án ứng dụng công nghệ cao, giá trị cao qua đó mở rộng liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm gia cầm (con giống và thương phẩm) đạt chuẩn Halal.
Nói về quyết định chọn đối tác cho chiến lược dài hơi này, ông Vũ Mạnh Hùng, cho biết Olmix là doanh nghiệp chuyên sản xuất, phân phối độc quyền các sản phẩm về thuốc thú y, thủy sản, phụ gia thức ăn chăn nuôi của nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, thuộc các tập đoàn hàng đầu như: Olmix, Boehringer Ingelheim, Dopharma, Biopharm… “Sản phẩm được phân phối bởi Olmix là các giải pháp tối ưu như vaccine công nghệ cao, thuốc bổ trợ, thuốc phòng trị nội ngoại ký sinh trùng, dịch vụ chủng ngừa vaccine… Đây là những sản phẩm có khả năng kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vật nuôi một cách toàn diện nhất”, ông Vũ Mạnh Hùng nói.
“Trong thời đại công nghệ số thì hợp tác là cùng đi, cùng chia sẻ và cùng phát triển lâu dài, bền chặt”, ông Vũ Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Ông Robert Clapham, Tổng giám đốc Tập đoàn Olmix
Lý giải về quyết định “bắt tay” với Hùng Nhơn, ông Robert Clapham, Tổng giám đốc Tập đoàn Olmix cho rằng đây là doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng và trong ngành nông nghiệp công nghệ cao nói chung tại Việt Nam. “Đặc biệt, Hùng Nhơn đã và đang hợp tác với De Heus để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp qua đó phát triển các dự án sản xuất, cung ứng sản phẩm gia cầm chất lượng cao đạt chuẩn Halal. Mô hình này phù hợp với chiến lược phát triển của Olmix”, ông Robert Clapham chia sẻ.
Nói thêm về các nội dung MoU được hai bên ký kết hôm nay, ông Robert Clapham, cho biết Olmix sẽ cung cấp các sản phẩm vaccine gà và dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi.
Một trong những sản phẩm được Olmix Việt Nam cung cấp cho Hùng Nhơn là vaccine gà Boehringer Ingelheim (BI) có trụ sở tại Đức, các nhà máy sản xuất tại Mỹ, Ý, Pháp… Theo ông Robert Clapham, đây giải pháp hiệu quả trong phòng ngừa bệnh gia cầm, giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng gà, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Olmix Việt Nam còn cung cấp cho Hùng Nhơn nhiều dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y hiện đại nhất hiện nay như: chẩn đoán và xét nghiệm thú y từ Vipha.Lab; tầm soát và kiểm tra sức khỏe đàn gà giống bố mẹ, trại gà thịt, trại gà đẻ trứng thương phẩm; thiết bị chủng ngừa vaccine VTS, nâng cao năng suất tiêm chủng, chất lượng chủng ngừa, giảm stress cho vật nuôi; cung cấp các giải pháp tăng năng suất chăn nuôi và phòng bệnh thú y hiệu quả; đào tạo công nhân lành nghề và bác sĩ thú y chuyên nghiệp.
“Đây chính là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chúng tôi tại Việt Nam trong ngành chăn nuôi gia cầm. Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ hai của Olmix trên toàn cầu và chúng tôi tự hào khi chọn Việt Nam làm trụ sở chính cho thị trường châu Á. Chúng tôi tin rằng, mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ củng cố thêm sự hiện diện của chúng tôi trên thị trường Việt Nam”, ông Robert Clapham kỳ vọng.
Tiền đề, cơ hội để Việt Nam xuất khẩu thịt gà sang thị trường Halal và EU
Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Toàn cầu Tập đoàn De Heus
Với kinh nghiệm sau hơn 15 năm “lăn lộn” với ngành chăn nuôi Việt Nam, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Toàn cầu De Heus, cho rằng thách thức chủ yếu mà người nuôi phải đối mặt chính là kiểm soát được các bệnh đang xảy ra trong trang trại. Không những chỉ chú ý phòng tránh việc bùng phát các ổ dịch bệnh mà quan trọng hơn hết, đàn vật nuôi phải được bảo hộ trước tất cả biến thể có thể xảy ra của bệnh. Vì vậy, sử dụng vaccine được xem là một trong những biện pháp hiệu quả hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi. Thực tế cho thấy, vaccine có vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ sống, giảm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng theo ông Gabor Fluit, với xu hướng của thị trường Việt Nam là cần các sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn cho 100 triệu người Việt Nam thì việc giảm sử dụng kháng sinh rất cần thiết, phù hợp với chiến lược của Bộ NN&PTNT. Những năm qua, chuỗi liên kết De Heus và nhiều trại chăn nuôi đã thành công trong việc rút kháng sinh trong giai đoạn cuối có được cơ hội xuất khẩu thịt gà đi Nhật Bản. 2 năm nay, tại Việt Nam, De Heus đã có trại không dùng bất cứ sản phẩm kháng sinh nào nhưng FCR vẫn tốt. Đây là cơ hội sắp tới để Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm thịt gà đi sang thị trường Halal và châu Âu.
Ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam và ông Robert Clapham, Tổng giám đốc Tập đoàn Olmix tặng hoa và quà lưu niệm cho ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tặng hoa lưu niệm cho đại diện các doanh nghiệp tại lễ ký kết
Bài và ảnh: HÀ NGÂN
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: Nếu muốn đi nhanh đi một mình, muốn đi xa đi cùng nhau
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Tại sự kiện, Thứ tưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ sự vui mừng trước sự “bắt tay” giữa hai doanh nghiệp là Hùng Nhơn và Olmix. Ông khẳng định: “Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Sự lựa chọn này dựa trên tầm nhìn của De Heus, Hùng Nhơn, Olmix phù hợp với xu thế chung của thế giới là phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giảm kháng kháng sinh. Và đây sự lựa chọn khôn ngoan.”
Ông cũng nhấn mạnh cần có những tập đoàn liên kết, đi trước dẫn dắt ngành, lĩnh vực, đặc biệt là cách tiếp cận một sức khỏe để giảm kháng sinh trong chăn nuôi thì rất quan trọng, vì từ kháng kháng sinh trên vật nuôi chuyển sang người vô cùng nguy hiểm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng một lần nữa khẳng định, ngoài cung cấp thực phẩm cho 100 triệu dân thì các doanh nghiệp cũng phải hướng mạnh ra xuất khẩu. Và Bộ NN&PTNT khẳng định đồng hành sâu sắc, quyết liệt, toàn diện để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
Ông tin tưởng rằng, với tiềm lực của De Heus, sự nhanh nhạy của Hùng Nhơn và 20 năm kinh nghiệm của Olmix tại thị trường Việt Nam sẽ có những chương trình hành động hiệu quả, sớm có sản phẩm xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Hà Ngân ghi
- Chăn nuôi Việt Nam li>
- Olmix li>
- Hùng Nhơn li>
- ký kết chiến lược li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất