Chuỗi liên kết Hùng Nhơn - De Heus: Giải bài toán kinh tế xanh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chuỗi liên kết Hùng Nhơn – De Heus: Giải bài toán kinh tế xanh

    Các tập đoàn trên thế giới đang hướng tới mô hình “tổ chức màu xanh ngọc”, tức vừa kinh doanh xuất sắc, vừa hướng tới phát triển xanh. Trong xu hướng này, DN trong nước không thể đứng ngoài “cuộc chơi”, nhưng để hướng tới mô hình trên, DN buộc phải “bắt tay” với các đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm nhằm tận dụng thế mạnh của nhau.

     

    Để có cái nhìn rõ hơn về hướng đi này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông VŨ MẠNH HÙNG (ảnh), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn và ông GABOR FLUIT (ảnh), Tổng giám đốc toàn cầu Tập đoàn De Heus (Hà Lan).

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) giữa De Heus và Hùng Nhơn, năm 2022, tại Hà Lan.

     

    PHÓNG VIÊN: – Thưa ông Gabor, là tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới hiện đang có mặt tại hơn 100 quốc gia, ông đánh giá như thế nào về ngành nông nghiệp Việt Nam?

     

    Ông GABOR FLUIT: – Việt Nam là nước nông nghiệp, các sản phẩm tự sản xuất được vô cùng phong phú, từ gạo, thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây… thậm chí còn dư bán cho các quốc gia khác. Mặc dù khoảng vài thập niên gần đây, các lĩnh vực công nghiệp đã có bước phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, du lịch, ngân hàng, tài chính cũng phát triển nhanh, nhưng cái gốc của nền kinh tế Việt Nam vẫn là nông nghiệp.

     

    Số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực này rất lớn. Đặc biệt, khi thế giới xảy ra nhiều biến động, những quốc gia tự sản xuất được lương thực, thực phẩm như Việt Nam đã cho thấy lợi thế về an ninh lương thực, thực phẩm.

    Với con số giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 53 tỷ USD, là một con số khá lớn. Nhưng tôi cho rằng, nếu Việt Nam đi đúng hướng và tiếp tục gia tăng được giá trị sản phẩm, giảm tỷ lệ xuất thô, tăng chế biến sâu, chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi.

     

    Theo tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu nông sản đạt giá trị 100 tỷ USD. Tôi có thể lấy dẫn chứng từ Hà Lan, dù là đất nước nhỏ bé nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt 120 tỷ USD. Vì vậy, trong tương lai, với tiềm năng xuất khẩu nông sản dồi dào, con số 100 tỷ USD có thể trong tầm tay.

     

    – Vậy theo ông DN trong lĩnh vực này cần chính sách gì để hiện thực hóa tiềm năng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là mô hình chuỗi liên kết?

     

    Ông GABOR FLUIT: – Theo tôi, trong dài hạn Việt Nam sẽ thành công. Dĩ nhiên Việt Nam phải tiếp tục xây dựng, phát triển các thương hiệu, các chuỗi liên kết. Khi tận dụng được cơ hội, dù tình hình thị trường thế giới khó lường, khả năng xuất khẩu nông sản vẫn có nhiều triển vọng và nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển.

     

    Với mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi đòi hỏi sự liên thông, minh bạch, đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt của một chuỗi giá trị nông nghiệp đúng nghĩa. Đây được xem là mô hình hầu hết các DN lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đang theo đuổi, đặc biệt là các DN có định hướng phát triển xanh.

     

    Mô hình sản xuất xanh sẽ mang tới sự ổn định trong chăn nuôi và chất lượng sản phẩm đầu ra, đảm bảo lợi ích cho mỗi đơn vị tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp; cho phép người tiêu dùng đến gần hơn với nguồn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

     

    – Được biết, Hùng Nhơn đang hợp tác với De Heus về mô hình chuỗi liên kết. Vậy ông Vũ Mạnh Hùng có thể giới thiệu sơ nét về mô hình liên kết chuỗi này?

     

    Ông VŨ MẠNH HÙNG: – Chuỗi liên kết Hùng Nhơn – De Heus gồm có 2 “đầu tàu” là De Heus và Hùng Nhơn, cùng với các công ty con sẽ tạo thành mô hình tuần hoàn khép kín. Mô hình này còn được gọi là “từ trang trại tới bàn ăn”.

    Trong chuỗi liên kết này, De Heus là tập đoàn quốc tế tiên phong trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, sản xuất và chăn nuôi bền vững; Hùng Nhơn là tập đoàn nông nghiệp với thế mạnh trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến; DHN là chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn châu Âu; Belga là nhà sản xuất gà con hướng thịt, hướng trứng một ngày tuổi và trứng ấp chất lượng cao; Green Chicken là DN giết mổ, chế biến xuất khẩu đạt chuẩn Halal; Visakan là DN chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học.

     

    Trong xu hướng hiện nay, chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp “từ trang trại đến bàn ăn” đang là giải pháp làm thay đổi tất cả các mô hình sản xuất manh mún, đứt gãy trong chuỗi giá trị và rời rạc lâu nay trên thị trường sản phẩm nông nghiệp. Xu hướng của mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu con giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, chế biến và cung ứng thực phẩm. Đây có thể xem là mô hình kinh tế xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

     

    – Trong chiến lược phát triển bền vững, ngày 18-5, Hùng Nhơn và De Heus sẽ tổ chức loạt sự kiện liên quan đến chuỗi liên kết này. Xin ông chia sẻ thêm về các sự kiện này?

     

    – Theo kế hạoch, ngày 19-5 tới đây, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh, Hùng Nhơn và De Heus sẽ tổ chức chuỗi sự kiện, bao gồm: lễ khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, lễ khởi công 7 dự án của Tổ hợp khu nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh, lễ công nhận Vùng an toàn dịch bệnh tại tỉnh Tây Ninh, và lễ công bố Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm đạt chuẩn Halal.

     

    Cách đây vài ngày, tại tỉnh Bắc Ninh, một thành viên của Hùng Nhơn là Visakan, đã tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên đi thị trường Hồi giáo.

     

    Thị trường các quốc gia Hồi giáo là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Muốn đưa hàng hóa vào thị trường này DN phải đạt chuẩn Halal. Đây được xem là tiêu chuẩn nghiêm ngặt của đạo Hồi, từ các thành phần nhỏ nhất cho đến khâu quan trọng là chế biến, vận chuyển.

     

    Do những khó khăn và quy định ngặt nghèo của tiêu chuẩn Halal đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản. Chính vì vậy, việc Visakan xuất khẩu lô hàng thuốc thú y sang quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới là Indonesia, được xem là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của Hùng Nhơn.

     

    – Thưa ông Gabor Fluit, vì sao De Heus chọn Hùng Nhơn cho các dự án của mình tại Việt Nam?

     

    Ông GABOR FLUIT: – Ngày 12-12-2022, nhân chuyến viếng thăm Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, De Heus và Hùng Nhơn đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về quan hệ hợp tác và đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 tập đoàn.

     

    Theo thỏa thuận, 2 bên sẽ phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao giai đoạn 2022-2030. Trong đó, Hùng Nhơn sẽ đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới. Còn De Heus sẽ cung cấp cho các trang trại chăn nuôi các nguồn heo giống và gà giống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

     

    Mục tiêu đến năm 2030, sẽ đạt công suất khoảng 7.500 heo giống tại khu vực Tây nguyên; 30.000 heo nái thương phẩm tại khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên; 58 triệu con gà giống và 25 triệu con gà thịt tại Tây Ninh. Tổng mức doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD/năm.

     

    Để trả lời lý do De Heus chọn Hùng Nhơn, tôi xin được dẫn lại lời của Tổng Giám đốc toàn cầu Koen De Heus tại buổi lễ ký kết MoU: “Hùng Nhơn là DN uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, mô hình hoạt động của Hùng Nhơn phù hợp với kế hoạch phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh với mục tiêu trở thành người bạn đồng hành của người chăn nuôi và DN trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam. Bằng việc kết hợp những gì tốt nhất, lợi thế của cả 2 bên, De Heus và Hùng Nhơn cùng chung một tầm nhìn nhằm cải thiện và hiện đại hóa ngành chăn nuôi, đồng thời đóng góp vào một ngành chăn nuôi độc lập có tính cạnh tranh, nâng cao năng suất và cải thiện sinh kế của người chăn nuôi Việt”.

     

    – Ông Vũ Mạnh Hùng có thể chia sẻ kinh nghiệm với các DN nội đã và đang có ý định “bắt tay” với đối tác ngoại?

     

    Ông VŨ MẠNH HÙNG: – Tư duy của chúng tôi là “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Vì tiềm lực của phần lớn DN Việt còn nhỏ bé, do đó chúng ta cần “đứng trên vai người khổng lồ”, phải dựa vào họ để đi lên. Tất nhiên, họ cũng sẽ có lợi ích trong mối quan hệ, nhưng chúng ta phải xác định hợp tác win – win, chứ không có chuyện ai ngồi trên ai. Quan trọng nhất là cách làm và cách thiết lập toàn bộ hệ thống hài hòa lợi ích cho các bên.

     

    Theo tôi khi hợp tác với các “ông lớn”, chúng ta phải luôn nhìn xa trong 10-20 năm, chứ không chỉ nhìn vào hiện tại. Đơn cử là DHN, dự án liên doanh với De Heus. Ở dự án này, chúng tôi chú trọng đến vùng an toàn dịch bệnh, vì đây sẽ gần như quyết định toàn bộ số phận của trại chăn nuôi.

     

    Còn về doanh thu, lợi nhuận, thị trường tiêu thụ, chúng tôi có bài toán của riêng mình dựa trên tầm nhìn dài hạn. Trước mắt, chúng tôi tập trung cung ứng cho thị trường trong nước với gần 100 triệu dân, nhưng tham vọng của chúng tôi là xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và xa hơn nữa là thị trường 500 triệu dân của châu Âu.

     

    – Xin cảm ơn hai ông về cuộc trò chuyện thú vị này.

     

    Từ một trang trại gà quy mô nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hộ gia đình, sau hơn 20 năm, giờ đây Hùng nhơn đã trở thành tập đoàn đa ngành với thế mạnh chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng quy trình khép kín từ con giống, thức ăn, cho đến chế biến giết mổ theo tiêu chuẩn ISO, Global GAP và các tiêu chuẩn chuyên ngành quốc tế.

     

    Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.