Đã có 4.1118 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục, 385 con bò đã chết, ngành nông nghiệp Tây Ninh đã tiêm vắc xin cho 42.000 con bò, trâu.
Triệu chứng da bò nổi các nốt u sần
Chiều nay (7/9), ông Nguyễn Đình Xuân (Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Tây Ninh) cho biết, liên quan tới dịch bệnh viêm da nổi cục trên bò, nếu hộ chăn nuôi nào có bò chết, tiêu hủy, sẽ được hỗ trợ 45.000đ/kg. Đến nay, toàn tỉnh đã có 385 con bò chết đã được tiêu hủy.
Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết thêm, người tiêu dùng an tâm khi mua thịt bò ở những nơi đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không có chuyện bò chết được tiêu thụ vì với giá hỗ trợ 45.000đ/kg là có giá hơn khi mang bò ‘nổi cục’ chết bán ra thị trường. Mặt khác ngành nông nghiệp tỉnh đã kiểm soát chặt chẽ.
Thiêu hủy bò viêm da nổi cục ở Tây Ninh.
Toàn tỉnh đã tiêm vắc xin cho 42.000 con bò, trâu.Ông Nguyễn Đình Xuân cho hay, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, lẻ thì đang tiêm vắc xin miễn phí. Riêng các trang trại nuôi lớn thì nhà đầu tư phải trả phí khi tiêm vắc xin.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm sốt cao, sưng hạch bạch huyết bề mặt; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; da đầu, cổ, chân, bầu vú hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 – 5 cm; bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, vô sinh hoặc sảy thai.
Bệnh gây tổn thương ở da, bệnh tích thường là viêm phổi kẽ. Bệnh có thể điều trị được và có tỷ lệ khỏi bệnh cao; tuy nhiên khi xảy ra dịch bệnh việc điều trị rất tốn kém, năng suất vật nuôi giảm, có thể gây chết vật nuôi, nhất là gia súc non.
Ông Nguyễn Đình Xuân khuyến cáo người chăn nuôi chăn nuôi cần quan tâm đến công tác phòng bệnh đặc biệt là tiêm phòng vắc xin. Ngoài ra hiện đã có ‘Phác đồ điều trị bệnh viêm da nổi cục’.
5 phác đồ điều trị:
1. Phác đồ 1
– Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Amox 15%, Genta-Amox, Ceptiofur 5%, Lincospec, Penstrep dạng huyễn dịch…
– Kháng viêm, hạ sốt: Gluco- K-C Namin hoặc Anagin C+ Dexamethasol.
– Thuốc bổ: B complex, Hepatol + B12, Catosal.
– Vết loét trên da: xử dụng xịt có kháng sinh Oxytetracycline hoặc Neomycin…
– Lưu ý:
+ Trâu, bò có thai, mới sinh không nên dùng Dexamethasol (dễ gây sẩy thai, cạn sữa).
+ Các thuốc kháng sinh không nên trộn lẫn với Dexamethasol tránh phản ứng kết tủa.
2. Phác đồ 2
– Thuốc kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox,…’
– Thuốc kháng viêm Keprofen, Dexamethasol,..
– Thuốc kích thích trao đổi chất: Butasal 100 (tiêm hoặc truyền).
– Thuốc xịt lên vết thương để sát trùng: Limoxin 25 spray hoặc cồn iod.
– Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương.
– Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, Para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày.
Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải.
3. Phác đồ 3
– Kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox.
– Tránh táo bón gây nghẽn dạ lá sách và giữ nhu động dạ cỏ: Sulphat Magie uống + Pilocarpin tiêm + kết hợp thúc bụng cỏ bên trái hõm hông.
– Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương.
– Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày.
4. Phác đồ 4
– Tiêm kháng viêm, hạ sốt: Dexamethasol, Anagin C.
– Tiêm kháng sinh: Amoxgen, Kanamycin 10%, Oxytetracylin.LA, Penstrep.
5. Phác đồ 5
– Dùng kháng sinh Penstrep, Genta-Amox.
– Dùng Vitamin C + B1 + B complex để tăng sức đề kháng. Lưu ý: Bò đực tiêm liều cao, bò đang chửa giảm liều xuống.
– Trong trường hợp chân sưng, phù thủng thì tiêm Dexamethasol; còn bò chửa, mới sinh thì tiêm Cafein, B1 (không nên dùng Dexamethasol – gây sẩy thai, cạn sữa).
– Uống: Vitamin C, B complex, bổ sung thêm thuốc giải độc gan Hepatol.
Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải.
6. Phác đồ 6
– Dùng kháng sinh Spectiline , Cephalecin hoặc Amoxilin.
– Dùng thuốc kháng viêm Dexamethasol.
– Hạ sốt bằng Anagin.
– Tăng cường sức đề kháng bằng VitaminC, B Complex, đường Glucose.
- viêm da nổi cục li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất