Tây Ninh: Bò chết do viêm da nổi cục được hỗ trợ 45.000 đồng/kg - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tây Ninh: Bò chết do viêm da nổi cục được hỗ trợ 45.000 đồng/kg

    Đã có 4.1118 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục, 385 con bò đã chết, ngành nông nghiệp Tây Ninh đã tiêm vắc xin cho 42.000 con bò, trâu.

    Triệu chứng da bò nổi các nốt u sần

     

    Chiều nay (7/9), ông Nguyễn Đình Xuân (Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Tây Ninh) cho biết, liên quan tới dịch bệnh viêm da nổi cục trên bò, nếu hộ chăn nuôi nào có bò chết, tiêu hủy, sẽ được hỗ trợ 45.000đ/kg. Đến nay, toàn tỉnh đã có 385 con bò chết đã được tiêu hủy.

     

    Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết thêm, người tiêu dùng an tâm khi mua thịt bò ở những nơi đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không có chuyện bò chết được tiêu thụ vì với giá hỗ trợ 45.000đ/kg là có giá hơn khi mang bò ‘nổi cục’ chết bán ra thị trường. Mặt khác ngành nông nghiệp tỉnh đã kiểm soát chặt chẽ.

    Thiêu hủy bò viêm da nổi cục ở Tây Ninh.


    Toàn tỉnh đã tiêm vắc xin cho 42.000 con bò, trâu.Ông Nguyễn Đình Xuân cho hay, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, lẻ thì đang tiêm vắc xin miễn phí. Riêng các trang trại nuôi lớn thì nhà đầu tư phải trả phí khi tiêm vắc xin.

     

    Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm sốt cao, sưng hạch bạch huyết bề mặt; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; da đầu, cổ, chân, bầu vú hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 – 5 cm; bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, vô sinh hoặc sảy thai.

     

    Bệnh gây tổn thương ở da, bệnh tích thường là viêm phổi kẽ. Bệnh có thể điều trị được và có tỷ lệ khỏi bệnh cao; tuy nhiên khi xảy ra dịch bệnh việc điều trị rất tốn kém, năng suất vật nuôi giảm, có thể gây chết vật nuôi, nhất là gia súc non.

     

    Ông Nguyễn Đình Xuân khuyến cáo người chăn nuôi chăn nuôi cần quan tâm đến công tác phòng bệnh đặc biệt là tiêm phòng vắc xin. Ngoài ra hiện đã có ‘Phác đồ điều trị bệnh viêm da nổi cục’.

     

    5 phác đồ điều trị:

     

    1. Phác đồ 1

     

    – Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Amox 15%, Genta-Amox, Ceptiofur 5%, Lincospec, Penstrep dạng huyễn dịch…

     

    – Kháng viêm, hạ sốt: Gluco- K-C Namin hoặc Anagin C+ Dexamethasol.

     

    – Thuốc bổ: B complex, Hepatol + B12, Catosal.

     

    – Vết loét trên da: xử dụng xịt có kháng sinh Oxytetracycline hoặc Neomycin…

     

    – Lưu ý:

     

    + Trâu, bò có thai, mới sinh không nên dùng Dexamethasol (dễ gây sẩy thai, cạn sữa).

     

    + Các thuốc kháng sinh không nên trộn lẫn với Dexamethasol tránh phản ứng kết tủa.

     

    2. Phác đồ 2

     

    – Thuốc kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox,…’

     

    – Thuốc kháng viêm Keprofen, Dexamethasol,..

     

    – Thuốc kích thích trao đổi chất: Butasal 100 (tiêm hoặc truyền).

     

    – Thuốc xịt lên vết thương để sát trùng: Limoxin 25 spray hoặc cồn iod.

     

    – Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương.

     

    – Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, Para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày.

     

    Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải.

     

    3. Phác đồ 3

     

    – Kháng sinh Penstrep, Amox 15%, Genta-Amox.

     

    – Tránh táo bón gây nghẽn dạ lá sách và giữ nhu động dạ cỏ: Sulphat Magie uống + Pilocarpin tiêm + kết hợp thúc bụng cỏ bên trái hõm hông.

     

    – Truyền dịch cho trâu bò (khi không ăn): dung dịch đường Gluco đẳng trương.

     

    – Nếu sốt dùng thuốc hạ sốt, para C hòa nước cho trâu bò uống hàng ngày.

     

    4. Phác đồ 4

     

    – Tiêm kháng viêm, hạ sốt: Dexamethasol, Anagin C.

     

    – Tiêm kháng sinh: Amoxgen, Kanamycin 10%, Oxytetracylin.LA, Penstrep.

     

    5. Phác đồ 5

     

    – Dùng kháng sinh Penstrep, Genta-Amox.

     

    – Dùng Vitamin C + B1 + B complex để tăng sức đề kháng. Lưu ý: Bò đực tiêm liều cao, bò đang chửa giảm liều xuống.

     

    – Trong trường hợp chân sưng, phù thủng thì tiêm Dexamethasol; còn bò chửa, mới sinh thì tiêm Cafein, B1 (không nên dùng Dexamethasol – gây sẩy thai, cạn sữa).

     

    – Uống: Vitamin C, B complex, bổ sung thêm thuốc giải độc gan Hepatol.

     

    Trong quá trình điều trị cho uống thêm điện giải.

     

    6. Phác đồ 6

     

    – Dùng kháng sinh Spectiline , Cephalecin hoặc Amoxilin.

     

    – Dùng thuốc kháng viêm Dexamethasol.

     

    – Hạ sốt bằng Anagin.

     

    – Tăng cường sức đề kháng bằng VitaminC, B Complex, đường Glucose.

     

    Tân Châu

    Nguồn: Tiền Phong

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.