Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao. |
Chuồng nuôi chỉ cần diện tích 1-1,5 mét
Gia đình ông Nguyễn Vũ Hùng (ở thôn 3, xã Hải Giang, huyện Đak Đoa) là một trong những hộ đã nuôi thành công loài dúi. Ông quê ở Nam Định nhưng vào Gia Lai theo chương trình kinh tế mới, cũng như bao người dân khác, ông đầu tư phát triển các cây công nghiệp thế mạnh như cà phê, tiêu, cao su… Đồng thời, để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, ông Hùng đã nuôi thêm các loại vật nuôi như: dê, chồn nhung đen… nhưng hiệu quả không cao. Tình cờ vào năm 2006, khi mua được 1 cặp dúi rừng còn sống, ông đã đem về nuôi thử và nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt. Chuồng trại nuôi dúi được ông Hùng xây dựng khá đơn giản, không chiếm quá nhiều diện tích; một chuồng nuôi có diện tích 2-3 mét, cao 1-1,2 mét, phân thành nhiều ô tùy vào kích thước và trọng lượng của dúi, vì dúi không ưa sáng nên phải đậy kín. Để nuôi khoảng 20 con dúi chỉ cần đầu tư từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng cho khâu chuồng trại. Ông Hùng cho biết: Dúi vốn là động vật gặm nhấm nên răng chúng mọc dài liên tục, nếu không mài bớt răng, răng sẽ dài và chúng không ăn uống được, vì vậy, tôi thường phải thả vào ô chuồng dúi vài thân cây bắp để chúng mài răng. Hơn nữa, khả năng đào hang của dúi rất tốt nên chuồng nuôi phải xây bằng gạch, lát sàn vững chắc để chúng không đào hang đi mất. Dúi đẻ rất dày, 3 tháng/lứa, mỗi lứa 3-4 con, con to có thể lên tới 2 kg. Từ một cặp dúi giống ban đầu, gia đình ông đã nhân lên được thêm 20 con dúi giống. Vừa qua, gia đình ông đã xuất bán ra thị trường được hơn 50 con dúi trưởng thành, thu về hàng chục triệu đồng, trong khi đó chi phí đầu tư lại không đáng kể.
Mỗi con dúi trưởng thành có thể nặng hơn 2kg
Ông Nguyễn Văn Hải (thôn 3, xã Hải Giang, huyện Đak Đoa) lại đầu tư gia trại nuôi nhím. Thức ăn cho nhím rất dễ kiếm bởi nhím là động vật ăn tạp, rau củ quả các loại nhím đều ăn tốt. Từ khi nuôi nhím mới đẻ tới khi bắt đầu sinh sản khoảng 1 năm, nhím trưởng thành có thể nặng tới 5-6 kg/con. Nhím sinh sản khá dày, 4 tháng/lứa, mỗi lứa 2-3 con. Ông Hải chia sẻ: Nuôi nhím đơn giản và lại không tốn nhiều thời gian bởi chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí, một chuồng nuôi chỉ cần diện tích 1-1,5 mét. Hiện tại, trong chuồng nhà tôi lúc nào cũng có từ 10 đôi nhím sinh sản và hơn 15 nhím con. Nếu không tính việc bán nhím giống sinh sản, chỉ bán nhím thịt, với giá 300 ngàn đồng đến 350 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm tôi thu được gần 50 triệu đồng. Đồng thời, thịt nhím là loại đặc sản, thịt chắc và ngon nên được tiêu thụ mạnh trên thị trường, so với nuôi heo và các loại gia súc khác, nuôi nhím dễ mà hiệu quả kinh tế lại cao. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hồng Sinh-Chủ nhiệm Hội Cựu chiến binh sản xuất giỏi xã Hải Giang cho biết: “Mô hình nuôi dúi và nhím của các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng chưa được phát triển rộng rãi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp và nhân rộng những mô hình chăn nuôi như thế này ra cho tất cả các hội viên, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân vì đây là hướng phát triển hứa hẹn nhiều thành công”. Phan Lài (Báo Gia Lai) |
1 Comment
Để lại comment của bạn
- An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại
- Nhu cầu lysine của chim cút đã được xác định
- Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)
- “The Alltech One Ideas Forum” – nơi khám phá những ý tưởng mới trong nông nghiệp
- Ngành chăn nuôi Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh hơn nữa
- Cổ phiếu Vissan “bốc hơi” khiến Anco lỗ nặng
- Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà
- Giải pháp thay thế kháng sinh hướng đến mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng
- Bò giống hỗ trợ hộ nghèo không đảm bảo chất lượng
- Giới thiệu một số giống lợn ngoại
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Muốm mua dúi và nhím giống thì phải mua ở đâu..đầu ra của chúng ổn định không ạ