Thử nghiệm đánh giá độ chính xác của giải pháp các định thân nhiệt lợn bằng trí tuệ nhân tạo trong 3 giây - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Thử nghiệm đánh giá độ chính xác của giải pháp các định thân nhiệt lợn bằng trí tuệ nhân tạo trong 3 giây

    TÓM TẮT

     

    Theo dõi sát sao và phát hiện sớm các bất thường về thân nhiệt để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong bầy đàn là vấn đề nhứt nhói trong ngành công nghiệp chăn nuôi hiện nay. Thế nhưng, để hiện thực được mục tiêu này vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề như tốn kém về thời gian, nhân công, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần vật nuôi. Xác định thân nhiệt lợn thông qua ảnh nhiệt là một phương pháp giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên. Từ kết quả thử nghiệm cho thấy mức độ sai khác giữa phương pháp dùng ảnh nhiệt và phương pháp đo truyền thống là tương đối nhỏ. Chứng tỏ, phương pháp này có thể ứng dụng rộng rãi trong các trang trại để mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt hơn

     

    GIỚI THIỆU

     

    Sốt là một trong những biểu hiện đầu tiên để phát hiện tình hình sức khỏe ở lợn. Phương pháp thường được dùng để xác định nhiệt độ cho lợn là đo trực tràng lợn bằng nhiệt kế cho từng cá thể. Tuy nhiên, quy trình này tương đối tốn thời gian đồng thời cũng gây ra sự khó chịu, náo loạn trong đàn lợn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiệt kế cũng chứa đựng nguy cơ lây lan bệnh giữa các cá thể sử dụng chung nhiệt kế. Phương pháp sử dụng điện thoại thông minh hỗ trợ công tác đo nhiệt độ còn khá mới mẻ và hầu như chưa được đưa vào sử dụng. Phương pháp này có thể sẽ là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ thú y hoặc các hộ chăn nuôi.

     

    VẤN ĐỀ

     

    Đo nhiệt độ trực tràng ở lợn bằng nhiệt kế phổ biến bởi sự nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận. Bất cập ở đây chính là việc phải ép con vật vào một vị trí cố định để thực hiện thao tác đo. Vô hình trung, việc gây sức ép, kiềm hãm lợn đã gây ra căng thẳng và dẫn đến tăng nhiệt độ khiến kết quả đo bị sai lệch.

     

    GIẢI  PHÁP

     

    Sử dụng ảnh nhiệt từ thiết bị đo được kết nối với điện thoại thông minh là một giải pháp vừa đảm bảo tốc độ nhanh chóng, vừa giải quyết được vấn đề xâm lấn (không có tác động trực tiếp) gây sợ hãi ở lợn, lại vừa ngăn ngừa được nguy cơ lây lan qua nhiệt kế vì không tiếp xúc trực tiếp giữa con vật và thiết bị.

     

    PHƯƠNG PHÁP

     

    Tại một thời điểm, với cùng chỉ số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, độ sáng, độ bẩn…). Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả giữa phương pháp đo nhiệt độ trực tràng và phương pháp sử dụng điện thoại thông minh. Trên mẫu 900 con lợn gồm 3 nhóm: lợn nái, lợn con và lợn thịt. Với đặc thù riêng của từng nhóm, chúng tôi tính toán dựa vào các vùng đặc biệt trên cơ thể lợn (9 vùng, 7 vùng ….) và đưa ra kết quả như phía dưới. Các thiết bị được sử dụng là camera, điện thoại thông minh đã cài đặt ứng dụng và nhiệt kế để xác minh lại kết quả. Điều kiện lý tưởng để tiến hành phương pháp là nhiệt độ từ 18 đến 26.75⁰C, độ ẩm dao động trong mức 34% đền 75% và độ sáng trong ngưỡng 28 đến 1300 lux. Ảnh chụp sẽ ghi nhận nhiệt độ tại các điểm xác định trước, sau đó xử lý chúng bằng các mô hình toán học và trả ra kết quả.

     

    KẾT QUẢ

     

    Hình ảnh thu được từ camera và thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS cho ra mức độ tương quan cao hơn so với các thiết bị sử dụng Android.

    Tương quan nhiệt độ giữa giải pháp và nhiệt kết trực tràng ở khắp cơ thể

    Tương quan nhiệt độ giữa giải pháp và nhiệt kết trực tràng ở vùng hậu môn

     

    Hình ảnh từ hậu môn và toàn bộ cơ thể cho thấy mối tương quan rất cao với nhiệt độ trực tràng. Chứng tỏ kết quả rất đáng tin cậy khi sử dụng giải pháp của chúng tôi.

    Dựa vào hình 3, không có sự sai khác nhau giữa các kết quả khi sử dụng giải pháp của chúng tôi và nhiệt kế trực tràng. Trong 900 con chúng tôi theo dõi, độ sai số dao động từ 0.01 đến 10C. Trong quá trình sử dụng, nếu app có phát hiện bất thường, bà con có thể sử dụng nhiệt kế để đo lại. Chúng tôi cho rằng, giải pháp này không phải là công cụ phát hiện và chữa bệnh, mà chỉ là công cụ hỗ trợ giúp theo dõi và kịp thời phát hiện bất thường.

     

    THẢO LUẬN

     

    Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề theo dõi sức khỏe lợn dựa trên nhiệt độ đã được tiến hành. Tuy nhiên, chủ yếu đều dùng phương pháp đo nhiệt độ trực tràng. Phương pháp này khá thuận lợi cho việc nghiên cứu nhưng lại không phù hợp cho việc áp dụng trong thực tế với các trang trại chăn nuôi lớn. Bằng cách sử dụng phương pháp hỗ trợ từ điện thoại thông minh, chúng tôi đã giảm thiểu tối đa vấn đề xâm lấn lợn khi đo.

     

    Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện và đối chiếu kết quả, chúng tôi nhận ra mối tương quan giữa đo nhiệt độ trực tràng và nhiệt độ các vị trí đặc biệt trên da (đặc biệt là vùng âm đạo). Trên cơ sở đó, kết luận rằng, phương pháp sử dụng ảnh chụp nhiệt độ kết hợp với các mô hình toán học đã cung cấp một công cụ phù hợp để đánh giá chính xác nhiệt độ ở lợn mà vẫn đảm bảo phúc lợi của chúng.

     

    Nguyễn Tấn Thành

    Giám đốc công ty RE-THINKING

    SĐT: 0926789683, email: [email protected]

     

    RE-THINKING COMPANY là công ty khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đang quan tâm đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chăn nuôi. Hiện nay, công ty đã liên kết và hợp tác nghiên cứu với một số Trường và Viện nghiên cứu, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự phản hồi từ bạn đọc để giải pháp được cải thiện tốt hơn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.