Làm bảo vệ Nông trường Đồng Nơ, Công ty TNHH MTV cao su Bình Long, anh Nguyễn Bá Đạo còn sắp xếp thời gian phát triển kinh tế gia đình từ nuôi vịt. Mỗi năm, doanh thu từ nuôi vịt khoảng 1 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 300 triệu đồng, giúp gia đình anh ổn định cuộc sống.
- Nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vịt
- Quảng Trị: Trình diễn thành công mô hình nuôi vịt biển an toàn sinh học
- Nuôi vịt trời tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống
- Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị
Xuất phát điểm của vợ chồng anh Đạo được xem là ổn định. Anh làm bảo vệ, vợ làm dược sĩ ở tiệm thuốc tây. Thu nhập của vợ chồng anh nếu vun vén khéo cũng đủ chi tiêu trong gia đình và nuôi con ăn học.
Nếu cứ vậy thì không biết khi nào mới có dư. Khi đó, vợ nói với tôi sẽ nghỉ việc để lùi về làm kinh tế, thời gian linh động có thể đưa đón con đi học. Lúc bấy giờ, vợ chồng tôi cũng chưa biết sẽ trồng cây gì, nuôi con gì hay buôn bán để tăng thêm thu nhập. Thế rồi, trong dịp đi thăm bạn ở Vũng Tàu, Đồng Nai, tôi thấy nhiều hộ chăn nuôi vịt, từ đó nảy ra ý định nuôi loại gia cầm này.
Gia đình anh Nguyễn Bá Đạo thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm nhờ nuôi vịt
Đem ý tưởng này bàn với vợ, anh được ủng hộ nhiệt tình. Vậy là anh chị đầu tư làm chuồng trại, tìm nguồn giống, nơi cung cấp thức ăn cho vịt. Trong quá trình làm, dần dần vợ chồng anh Đạo tìm giải pháp để làm sao việc chăn nuôi trở nên dễ dàng hơn, đỡ tốn công sức. Hệ thống cung cấp nước được anh chế tạo tự động nhằm cung cấp đầy đủ nước cho vịt uống. Anh còn đầu tư cả chuồng ấp. Mỗi năm, vợ chồng anh nuôi 3 lứa, mỗi lứa 3.000 con. Quy mô chăn nuôi dần được mở rộng và chuyên nghiệp hơn, bởi anh cho rằng làm gì cũng phải tính toán kỹ, khoa học để tránh tình trạng “cụt vốn”.
Ngoài thời gian làm việc trên lô cao su, anh tranh thủ về phụ vợ cho vịt ăn, vệ sinh chuồng trại mà không thuê thêm nhân công. Nói về những khó khăn trong chăn nuôi vịt, anh Đạo cho biết: “Vịt là loài gia cầm tương đối khó nuôi, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh, nếu thiếu nước uống thì những con yếu sẽ dễ chết, do đó không để xảy ra tình trạng thiếu nước. Về phòng, chống bệnh thì định kỳ phải tiêm phòng nhằm hạn chế số con hao hụt do bệnh. Dù vất vả nhưng tôi xác định đã chăn nuôi thì phải theo”.
Vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đàn vịt nuôi lớn nhưng việc tiêu thụ gặp khó khăn, tưởng chừng có lúc phải bỏ ngang nhưng rồi vợ chồng anh Đạo quyết tâm làm đến cùng. “Vì chăn nuôi số lượng nhiều nên khi xuất chuồng là có mối lái đến tận nơi thu mua. Trong 3 năm qua, có những giai đoạn giá vịt thịt rớt thê thảm, có lứa lỗ nhiều nên tôi từng nghĩ hay là không làm nữa. Nhưng rồi lại nghĩ, giá sản phẩm chăn nuôi cũng như giá nông sản, lúc lên lúc xuống nên vợ chồng cứ làm, không nản chí” – anh Đạo chia sẻ.
Hơn 1 năm nay, giá vịt thịt ổn định ở mức 50-54 ngàn đồng/kg, nhờ nuôi theo kiểu cuốn chiếu nên tháng nào vợ chồng anh cũng có vịt xuất bán. Doanh thu mỗi lứa khoảng 300-400 triệu đồng, sau khi trừ vốn đầu tư thì lãi hơn 100 triệu đồng. Qua đó, góp phần ổn định cuộc sống cho gia đình anh.
Chính Trực
Nguồn: Báo Bình Phước
- chăn nuôi vịt li>
- nuôi vịt trên sàn li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất