Mô tả vấn đề
Đặt lại trọng tâm vào vấn đề an toàn thực phẩm và thảo luận về cách đảm bảo an toàn thực phẩm là rất quan trọng để tận dụng tối đa lợi ích của EVFTA. Thật vậy, các cơ quan quản lý của châu Âu yêu cầu phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định như không có dấu vết của kháng sinh hoặc chất bị cấm. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây, hàng năm, ở Việt Nam có khoảng 2.751 tấn thuốc kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi, lượng kháng sinh cao nhất được tìm thấy ở lợn và gia cầm.
Ngoài ra, hàm lượng dư lượng kháng sinh cao trong các sản phẩm thực phẩm và tình trạng kháng kháng sinh ở các mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người qua thực phẩm (ví dụ: Salmonella không gây bệnh thương hàn) cũng là những vấn đề đáng lưu ý của ngành chăn nuôi trong nước. Một số khảo sát cho thấy, việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh vẫn chưa được hoàn toàn loại bỏ ở Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng kháng sinh là một trong số 10 tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu hàng đầu ảnh hưởng đến nhân loại và việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
FAABS và EuroCham ghi nhận những nỗ lực và thành tựu to lớn của Chính phủ Việt Nam với việc ban hành Nghị định 13 của Chính phủ. Trong đó, đặt ra lộ trình cấm hoàn toàn một số loại thuốc kháng sinh sử dụng để phòng bệnh căn cứ vào ảnh hưởng đối với sức khỏe con người theo WHO và ở động vật trên cạn ở giai đoạn con non vào năm 2026.
Lợi ích/quan ngại tiềm tàng đối với Việt Nam
Các quy định được ban hành gần đây về hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực Đông Nam Á về các nỗ lực này. Khi lộ trình này đạt đến giai đoạn cuối vào năm 2026, các hạn chế về việc sử dụng kháng sinh ở Việt Nam sẽ giống như các hạn chế ở các nước EU.
Chúng tôi ủng hộ việc tuân thủ tối đa các quy định này và đề nghị các quy định này cần được xem xét và cải thiện định kỳ. Chúng tôi tin tưởng rằng, thành công trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ giúp Việt Nam khai thác đầy đủ lợi ích từ EVFTA bằng cách tối đa hóa xuất khẩu và hợp tác kinh doanh với các nước châu Âu.
Khuyến nghị
Chúng tôi muốn củng cố một số khuyến nghị như sau:
- Tiếp tục phổ biến các quy định và giám sát việc tuân thủ thông qua nâng cao hiểu biết của các bên liên quan về các sản phẩm thuốc kháng sinh dùng trong thú y và danh mục các sản phẩm này theo WHO; hiểu biết về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng để phòng bệnh và hiểu biết về việc phân loại doanh nghiệp chăn nuôi theo đơn vị chăn nuôi.
- Đảm bảo tuân thủ và giám sát tốt hơn các quy định về sử dụng các sản phẩm có chứa kháng sinh thông qua việc ghi nhãn và đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc kháng sinh và kháng kháng sinh.
- Chính phủ nên đối thoại với ngành sản xuất động vật làm thực phẩm, khuyến khích hài hòa hóa các quy định về thuốc kháng sinh và giám sát các tác động tiềm ẩn đối với tình hình bệnh tật và sản xuất trong khu vực.
- Cần khuyến khích các giải pháp thay thế cho phương pháp điều trị bệnh bằng kháng sinh như an toàn sinh học, tiêm chủng, sử dụng các giải pháp thay thế như men vi sinh, prebiotic (một loại chất xơ nuôi các vi khuẩn thân thiện trong hệ tiêu hóa) hoặc các giải pháp dựa vào tự nhiên khác đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ ở châu Âu.
Trích: “Sách Trắng các vấn đề thương mại đầu tư và khuyến nghị” do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)
Cơ quan liên quan: Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
Tin mới nhất
CN,06/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất