Thực trạng các quy định về việc sử dụng Đồng - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
  • Thực trạng các quy định về việc sử dụng Đồng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đồng Sulfat là một giải pháp phổ biến cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho cả heo và gia cầm.

    Thật vậy, Đồng Sulfat được thế giới công nhận là giải pháp hiệu quả để giảm tiêu chảy ở heo con, giảm độ ướt của chất độn chuồng ở gà thịt và hoạt động như một chất kích thích tăng trưởng trên thú non. Đồng được sử dụng phổ biến với liều lượng 250ppm (tương đương 1.000ppm Đồng Sulfat) trong khẩu phần ăn của heo con từ 7-15kg và heo con từ 15-30kg, và 150ppm trong khẩu phần ăn của gà thịt.

     

    Tuy nhiên, việc sử dụng Đồng Sulfat ngày càng bị giám sát chặt chẽ. Thứ nhất là vì chúng ta nhận ra rằng việc bổ sung quá nhiều sulfat vào khẩu phần ăn có thể có ảnh hướng xấu đến sinh lý hệ tiêu hóa và thứ hai là do sự tích tụ Đồng Sulfat với liều lượng cao trong gan dẫn đến giảm năng suất.

     

    Ủy ban Khoa học Châu Âu về Dinh dưỡng Động vật (SCAN) đã kết luận rằng, tổng hàm lượng đồng khẩu phần tối đa trong thức ăn hỗn hợp cho heo con và heo trưởng thành không được vượt quá 125mg/kg thức ăn. Mặt khác, SCAN cũng bày tỏ mối quan ngại về việc hàm lượng đồng cao trong thức ăn có thể tăng cường sự chọn lọc các chủng E.coli kháng kháng sinh (chloramphenicol). SCAN đã chỉ ra rằng plasmid từ một vi khuẩn đường ruột có thể chứa cả gen đề kháng đồng và gen đề kháng kháng sinh.

     

    Dựa theo ý kiến của SCAN, Quy định Châu Âu 2018/1039 ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2018 quy định hàm lượng đồng tối đa trong thức ăn cho heo như sau:

     

    – Heo con dưới 12 tuần tuổi: 170 (tổng) mg/kg

    – Các loại heo khác: 25 (tổng) mg/kg

     

    Bộ Nông nghiệp Việt Nam đã ban hành Quyết định 104/2001/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2001 quy định rằng các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải giảm hàm lượng đồng trong thức ăn heo con từ 4 tháng tuổi trở xuống còn 175mg/kg thức ăn và giảm còn 100mg/kg thức ăn cho heo trên 4 tháng tuổi.

     

    Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã và đang thử nghiệm các nguồn đồng mới có tác dụng kích thích tăng trưởng tốt hơn, vừa tuân thủ quy định về việc giảm liều lượng đồng vừa cải thiện tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. Công nghệ mới nhất xuất hiện trên thị trường là một dạng đồng đỏ – một dạng Đồng (II) Oxit mới có tên CoRouge (Cu2O) được phát triển bởi Animine (Pháp).

     

    CoRouge khác với Đồng Sulfat ở nhiều khía cạnh. CouRouge chứa 75% đồng trong khi Đồng Sulfat chỉ chứa 25% đồng. Nhưng quan trọng nhất là sự khác nhau về mức độ oxi hóa của ion đồng. Đồng từ Đồng Sulfat có hóa trị II (Cu2+) trong khi đồng từ CoRouge có hóa trị I (Cu+), điều này mang lại cho CoRouge các đặc tính ưu việt. Cuối cùng là Đồng Sulfat tan trong nước và có khả năng hút ẩm cao. Đồng Sulfat hút ẩm và có xu hướng kết tinh kể cả trong quá trình bảo quản hoặc sau khi trộn trong hỗn hợp premix hay khẩu phần ăn. CoRouge không tan trong nước mà chỉ tan trong dạ dày ở pH thấp. Do đó, CoRouge có tính ổn định cao ngay cả khi trộn với các khoáng chất và vitamin khác.

     

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin A trong hỗn hợp premix thông thường cho heo con ít bị phân hủy hơn (12%) khi được trộn với CoRouge so với Đồng Sulfat ngay cả khi ở nhiệt độ thấp, khoảng 25ºC (Hình 2). Tính ổn định của vitamin trong hỗn hợp premix và thức ăn chăn nuôi đặc biệt được chú ý khi ethoxyquin bị cấm, và nhất là khi hàm lượng vitamin bị giảm do giá thành cao hoặc thiếu nguồn cung.

    ÍT ĐỐI KHÁNG VỚI PHYTASE

     

    Các khoáng chất như Canxi, Kẽm, Đồng, và Sắt có thể liên kết với axit phytic do đó, khả năng tan của chúng trong đường tiêu hóa bị giảm. Nếu các chất đối kháng nêu trên nhanh chóng tạo chelate với axit phytic sau khi ăn thì quá trình thủy phân của chúng bằng phytase nội sinh hoặc phytase bổ sung sẽ bị suy giảm. Tác động tiêu cực này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong các trường hợp sau:

     

    ✓ Bổ sung khoáng vi lượng với nồng độ cao

    ✓ Bổ sung các nguồn dễ hòa tan như các hợp chất sulfat

    ✓ Khi phytase bổ sung có tác dụng chậm

     

    Axit phytic có lực liên kết mạnh với các dạng khoáng hóa trị II và III. Khác với các hợp chất đồng khác, Đồng (II) Oxit có hóa trị đơn (I). Với đặc tính không tan trong nước và nguồn Đồng hóa trị đơn, CoRouge có ít tác động tiêu cực đến việc giải phóng phốt pho của axit phytic. Điều này đã được chỉ ra trong một nghiên cứu in-vitro do Đại học Barcelona, Tây Ban Nha thực hiện (Hình 3).

     

    HẤP THỤ TRỰC TIẾP Ở RUỘT

     

    Sự hấp thụ tích cực của đồng liên quan đến nhiều chất vận chuyển khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là CTR1. Sự hấp thu đồng phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa của nó. Sự hấp thu đồng bởi CTR1 chỉ có thể xảy ra khi ion đồng có hóa trị I, Cu+. Tuy nhiên, các nguồn đồng khác được phép sử dụng trong dinh dưỡng động vật bao gồm các ion đồng ở dạng hóa trị II, Cu2 +. Do đó, các protein màng cần phải khử Cu2+ thành Cu+ gây tiêu tốn năng lượng. Đồng hóa trị I từ CoRouge sẽ được hấp thụ trực tiếp, do đó, quá trình hấp thụ sẽ ít bị ảnh hưởng (Hình 4).

    SINH KHẢ DỤNG CAO

    Sinh khả dụng cao của Đồng (II) Oxit trong CoRouge đã được chứng minh trên cả động vật thí nghiệm và động vật nuôi. Việc gây thiếu hụt đồng và xác định tác dụng của đồng khẩu phần lên việc bù đắp lượng đồng mất đi trên chuột thì dễ hơn hẳn so với trên gia súc. Những quy trình thử nghiệm này rất cần thiết khi mà chúng ta đang thiếu các biomarker (chỉ báo sinh học) nhạy với khoáng. Thử nghiệm này đã được thực hiện tại Đại học Florida dưới sự giám sát của Tiến sĩ Jamie Collins. Khi đo nồng độ đồng trong gan và hoạt độ của ceruloplasmin trong huyết thanh cho thấy tình trạng đồng của chuột là tương đương giữa Đồng Sulfat và CoRouge (Hình 5).

     

    Sinh khả dụng cao của Đồng (II) Oxit cũng đã được chứng minh trên heo con khi Đồng (II) Oxit được cung cấp ở liều lượng thấp. Một thí nghiệm được thực hiện tại Đại học Wageningen, Hà Lan cho thấy khi heo con được bổ sung Đồng Sulfat hay CoRouge thì nồng độ đồng trong huyết tương, gan và mật là như nhau (Hình 5).

     

    Ở cấp độ dinh dưỡng, người ta khẳng định rằng Đồng (II) Oxit có sinh khả dụng cao đối với vật nuôi và có thể so sánh với Đồng Sunfat, đồng hữu cơ hoặc các hợp chất chelat.

     

    MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG THẤP HƠN

     

    Tất cả các nguồn đồng sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về các chất không mong muốn. Kim loại nặng và dioxin là những mối quan ngại lớn nhất trong thức ăn chăn nuôi cũng như chuỗi thực phẩm. Nồng độ đồng càng cao thì mức độ tạp nhiễm trong thức ăn càng thấp.

     

    TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON

     

    Tác dụng kích thích tăng trưởng của việc bổ sung đồng trên heo con cai sữa đã được ghi nhận nhiều tuy nhiên cơ chế hoạt động thì vẫn chưa được hiểu rõ. Đồng được biết đến với khả năng kháng khuẩn của nó và khả năng kháng khuẩn của đồng được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe đường ruột. Dạng ion của đồng có một vai trò nào đó đến khả năng kháng khuẩn của đồng, Cu+ đã được chứng minh là có tính kháng khuẩn mạnh hơn so với Cu2+. Cả Cu+ và Cu2+ đều có thể đi qua màng ngoài của E. Coli nhưng chỉ có Cu+ mới có thể thấm qua màng trong để đi vào tế bào chất. Khi vào tế bào chất, tính kháng khuẩn vượt trội của Cu+ có thể đến từ có khả năng thay thế sắt từ các cụm Fe-S của vi khuẩn của Cu+ tốt hơn Cu2+.

     

    ĐÁP ỨNG LIỀU

     

    Thử nghiệm mới nhất được thực hiện trên số lượng heo lớn, 600 heo con được cai sữa ở ngày thứ 26. Heo con được cho ăn khẩu phần heo con từ 7-15kg (17% protein thô) trong 2 tuần, tiếp đến là khẩu phần cho heo từ 15- 30kg (15% protein thô) trong 3 tuần. Hai khẩu phần trên có nguyên liệu chính là lúa mì, lúa mạch, bắp và không được bổ sung kẽm oxit hay kháng sinh.

     

    Thử nghiệm này nhằm so sánh tác dụng của đồng trong Đồng Sulfat và CoRouge khi được sử dụng ở các liều khác nhau. Tác động của việc đáp ứng liều đối với hiệu suất tăng trưởng được xác định như sau: tăng trọng trung bình hằng ngày (ADG) tăng (p <0,01) và hệ số chuyển đổi thức ăn giảm (p <0,01) khi tăng liều Cu. Ở ngày thứ 14, đáp ứng liều của heo con được thấy rõ, heo con được bổ sung CoRouge có tốc độ lớn nhanh hơn so với heo được bổ sung Đồng Sulfat. Sau 35 ngày, heo con sử dụng CoRouge tăng 3,3kg khi được bổ sung đồng ở nồng độ 160mg/ kg so với15mg/kg (Hình 6). Sau 40 ngày, trọng lượng heo con được bổ sung CoRouge được cải thiện 2,8kg. Heo được bổ sung 160mg/kg đồng từ CoRouge đạt được trọng lượng cuối là 21,4kg nhờ sự cải thiện của lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn. Hầu hết các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi khó có thể đạt được kết quả như thế.

    KẾT LUẬN

     

    Đồng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho gia súc nhưng cần được giám sát chặt chẽ do đồng có thể có các tác động xấu đến môi trường và kích thích sự phát triển của vi sinh vật đề kháng kháng sinh. Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi cần phải thay đổi phương thức hoạt động hiện tại để có thể cân bằng giữa năng suất chăn nuôi và tính bền vững.

     

    Nếu các nhà chức trách quyết định giảm mạnh việc bổ sung Cu trong khẩu phần ăn của heo con trong tương lai thì năng suất tăng trưởng của heo con sẽ bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, với sự sẵn có của Đồng (II) Oxit (CoRouge), các chuyên gia dinh dưỡng sẽ có một cách sử dụng độc đáo nguồn đồng mới này mà vẫn đảm bảo những thay đổi về quy định.

     

    NUTRISPICES và ANIMINE

     

    Điện thoại: 028.3740.2949 * Email: info@ nutrispices.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.

    Sản phẩm doanh nghiệp