[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam thịt dê ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng chăn nuôi cung không đủ cầu, nên các thương lái nhập khẩu nhiều dê từ Lào về theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam.
Dự án ACIAR LS/2017/034 với chủ đề “Hệ thống sản xuất và thị trường dê ở Lào và Việt Nam”, do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia tài trợ triển khai từ năm 2019 đến năm 2024. Dự án có mục tiêu chung là tăng cường cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi dê thông qua việc phát triển các hệ thống chăn nuôi.
Dự án triển khai 4 nhiệm vụ cụ thể: Khảo sát các hệ thống chăn nuôi dê ở Lào và Việt Nam; đánh giá các hạn chế chính và xác định các giải pháp tiềm năng; giảm thiểu rủi ro thị trường và tăng cơ hội tiếp thị thông qua việc nâng cao hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và giá dê ở Lào và Việt Nam, và các chuỗi giá trị liên kết; xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê.
Tại Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF) và Viện Chăn nuôi (NIAS) là các tổ chức tham gia dự án, chủ yếu tập trung vào phân tích chuỗi thị trường. TS. Nguyễn Hữu Văn, thành viên triển khai Dự án ACIAR: LS/2017/034 cho biết, nhóm Việt Nam, phối hợp với các đối tác Australia và Lào, đã hoàn thành dự thảo tổng quan tài tiệu về tình hình sản xuất và thị trường dê ở Lào và Việt Nam.
Việt Nam có đàn dê và cừu trên 2,8-3,0 triệu con, với tốc độ tăng trưởng số lượng 15,45%. Đàn dê nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm 57,41% về tổng đàn dê và 51,16% về sản lượng thịt dê; ĐBSCL. Chăn nuôi dê chủ yếu ở quy mô nông hộ với giống dê bản địa hoặc dê lai nhưng cũng đã xuất hiện ở một số trang trại nuôi dê thịt lớn từ 1.000 đến 3.000 dê thịt, chủ yếu là giống ngoại ở Lâm Đồng, Ninh Bình và Long An.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, cả nước có 417.188 hộ chăn nuôi dê. Trong đó, có 306.305 hộ nuôi dưới 10 con/hộ, chiếm 73,42%; 97.019 hộ nuôi từ 10-29 con/hộ (chiếm 23,26%); có 10. 620 con hộ nuôi từ 30-49con/hộ, chiếm 2,55%, số hộ nuôi trên 50 con/hộ chỉ chiếm 0,78%. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của chăn nuôi dê cừu tăng nhanh. Tuy nhiên, việc xác định quy mô thị trường dê ở Việt Nam rất khó do thiếu thông tin chính thống về thị trường. Mặt khác, do dê nuôi ở Việt Nam cung không đủ cầu, nên các thương lái chủ yếu nhập khẩu dê từ Lào về theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam. Nhu cầu đối với thịt dê do các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở Lào cung cấp ngày càng tăng. Họ tin rằng hương vị của dê “núi” hoặc dê ‘cỏ’ luôn thơm ngon hơn thịt dê lai khác.
Phần lớn lượng dê được nuôi tại các tỉnh Đông Nam Lào được bán sang Việt Nam thông qua cửa khẩu Lao Bảo. Nghiên cứu trong hoạt động R&D thuộc dự án ACIAR 16-027 cho thấy, thương lái Lào giao dê sống cho thương lái Việt Nam tại cửa khẩu Lao Bảo. Sau đó, những con dê nàyđược bán cho các đại lý thu mua để vỗ béo hoặc bán trực tiếp cho lò mổ. Thịt dê từ các lò mổ và đại lý thu mua được bán cho các nhà hàng đặc sản thịt dê và hầu hết đến người tiêu dùng qua những nhà hàng này.
“Theo số liệu thu thập, chúng tôi ước đoán số lượng dê nhập khẩu hiện nay từ Lào thông qua cửa khẩu Lao Bảo mỗi tháng vào Huế khoảng 2.400 con; Quảng Trị khoảng 600 con, Quảng Bình và một số’ tỉnh phía bắc khoảng 1.000 con. Kết quả này nằm trong con số’ ước tính hàng năm xấp xỉ 40.000 con dê sống được nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo. Phần lớn những giao dịch này không chính thức, không được thống kê và không thông qua cửa khẩu thương mại”, TS. Nguyễn Hữu Văn chia sẻ.
Dê núi Lào được hưởng lợi thế về giá đáng kể về giá bán tại Việt Nam, dê Lào và dê núi (không phải dê lai) đều được hưởng lợi thế này. Dê đực Lào được giao dịch với giá 135.000 – 150.000 đồng Việt Nam /kg hơi giữa các thương lái và lò mổ. Trong khi đó, dê lai (Bách thảo, Boer) chỉ được giao dịch ở mức 110.000 – 120.000 đồng/kg hơi tại Huế và Lao Bảo.
Theo thông tin thu thập được, một số món ăn truyền thống chỉ có thể được chế biến từ thịt dê núi. Thịt dê lai có chất lượng không phù hợp để chế biến các món ăn này. Khách hàng Việt Nam trong khu vực thường tìm kiếm các món ăn từ thịt dê núi Lào khi thưởng thức tại các nhà hàng đặc sản thịt dê.
Việc giao dịch không chính thức trong nhập khẩu dê Lào có thể gây ra một số trở ngại trong việc quản lý thương mai, thông tin và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu nhu cầu đang tăng của người tiêu dùng Việt Nam về dê nói chung và dê Lào nói riêng, cũng như việc xác định qui mô thị trường dê nuôi nuôi thả tự nhiên là rất cần thiết. Điều này sẽ thúc đẩy cho việc chăn nuôi dê ở Lào, cũng như giải quyết bài toán nhu cầu dê Lào của người tiêu dùng Việt Nam.
“Chúng tôi thấy rằng dê ở Lào được nuôi để lấy thịt, phần lớn được tiêu thụ tại địa phương hoặc bán con sống cho các thương lái đưa đến các thành phố hoặc sang Việt Nam. Dê chủ yếu được nuôi tại các hộ nông dân quy mô nhỏ khoảng 10 con. Không có số liệu xuất khẩu dê hoặc các sản phẩm của chúng ở Lào được ghi nhận chính thức. Các thị trường chính thức ở Lào rất kém phát triển, không có nhiều thông tin chi tiết liên quan đến các tác nhân của chuỗi thị trường, chi phí giao dịch và chi tiết của chuỗi sản phẩm thịt dê và các sản phẩm khác từ dê. Số lượng nghiên cứu về tiêu thụ dê, thị trường và chuỗi giá trị dê ở Lào còn hạn chế. Nhu cầu thị trường nước ngoài, chủ yếu từ Việt Nam, có vẻ như là động lực chính của chuỗi xuất khẩu dê”, TS. Nguyễn Hữu Văn cho hay.
Các hợp đồng kinh tế giữa các tác nhân tham gia chuỗi hầu như chưa có. Các bằng chứng về hệ thống truy xuất nguồn gốc vẫn chưa được chú trọng. Không có nhiều thông tin và tài liệu về cả liên kết dọc và ngang trong chuỗi chăn nuôi dê Lào. Thông tin về mối quan hệ giữa các tác nhân như giữa người chăn nuôi với thương lái Lào, thương lái với chủ nhà hàng và cửa hàng, thương lái trong và ngoài nước rất ít. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy, nhu cầu từ các nhà hàng dê ở Việt Nam ngày càng cao đã khẳng định nhu cầu nghiên cứu và phát triển chuỗi thị trường.
Dự án ACIAR LS/2017/034 đã có nhiều cuộc thảo luận với nông dân, thương lái và cơ sở giết mổ để xác định các đặc điểm của chăn nuôi dê và hệ thống thị trường. Trên cơ sở thảo luận này, nhóm dự án đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu mới: Làm thế nào để các hộ chăn nuôi nhỏ và người kinh doanh ở Lào có thể tăng số lượng và chất lượng sản phẩm để tận dụng nhu cầu thịt dê ngày càng tăng ở Lào và Việt Nam?
Trong thời gian tới, nhóm cán bỗ của dự án sẽ trực tiếp thực hiện các cuộc khảo sát đối với các thương lái, chủ lò mổ, nhà hàng và người tiêu dùng thịt dê ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Một số thành viên trong nhóm sẽ sang Lào để giúp các đối tác Lào tiến hành khảo sát với người chăn nuôi dê và thương lái Lào. Sau đó, sẽ hỗ trợ triển khai thiết lập một số chuỗi giá trị chăn nuôi dê ở Lào và Việt Nam, nhằm hướng đến hệ thống sản xuất thịt dê phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đồng thời tạo ra thị trường bền vững và cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ thịt dê.
Chu Khôi
Việt Nam có đàn dê và cừu trên 2,8-3,0 triệu con, với tốc độ tăng trưởng số lượng 15,45%. Đàn dê nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm 57,41% về tổng đàn dê và 51,16% về sản lượng thịt dê; ĐBSCL. Chăn nuôi dê chủ yếu ở quy mô nông hộ với giống dê bản địa hoặc dê lai nhưng cũng đã xuất hiện ở một số trang trại nuôi dê thịt lớn từ 1.000 đến 3.000 dê thịt, chủ yếu là giống ngoại ở Lâm Đồng, Ninh Bình và Long An.
- thương mại thịt dê li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi cũng muốn tiềm hiểu thêm về ngành chăn nuôi dê cũng như dự án
CIAR LS/2017/034và tôi có thể liên hệ với ai. Hiện tại tôi đang ở Đồng Nai. SĐT 0941166266
T muốn tìm hiểu mô hình chăn nuôi và kỹ thuật.
Tìm hiểu hoạt động trang trại nuôi De vùng đồng bằng sông Cửu long,con giống, chăm sóc và thông tin thị trường tiêu thụ
Tôi đang quan tâm bên ngành này