Tình hình nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tháng 11/2017 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Tình hình nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tháng 11/2017

    Theo Bộ NN&PTNT ước tình hình nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tháng 11/2017 như sau:

     

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

     

    Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11/2017 ước đạt 175 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2017 lên 2,9 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2017 là Achentina (chiếm 48,3% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (7,2%), Trung Quốc (4,9%) và Ấn Độ (chiếm 4,2% thị phần). Trong đó, thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Canada (tăng hơn 6 lần) tiếp đến là các thị trường Ấn Độ và Indonesia với tỷ lệ tăng lần lượt là 73,6% và 15,3%. Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm mạnh, mức giảm lần lượt là 41,9% và 35%.

    Tình hình nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tháng 11/2017

    Đậu tương:

     

    Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 11/2017 đạt 166 nghìn tấn với giá trị 72 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,54 triệu tấn và 662 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng và tăng 16,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

     

    Ngô:

     

    Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 11/2017 đạt 893 nghìn tấn với giá trị đạt 169 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 11 tháng đầu năm 2017 đạt 7,35 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, giảm 1,5% về khối lượng và giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 10 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt là 52,9% và 25,8% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong 10 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô tăng mạnh nhật tại thị trường Thái Lan gấp 13,4 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ gấp 2,96 lần. Ngược lại, thị trường Brazil lại có khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này đều giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2016.

     
    Tuy không phải là thị trường nhập khẩu chủ lực nhưng 10 tháng đầu năm nay Việt Nam tăng nhập khẩu ngô từ Thái Lan, mặc dù giá nhập bình quân là 333 USD/tấn, giảm 77% so với cùng kỳ 2016.
    Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 10/2017 cả nước đã nhập khẩu 848,7 nghìn tấn ngô, trị giá 158,7 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và 7,6% về trị giá – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp – nâng lượng ngô nhập khẩu 10 tháng 2017 lên 6,4 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, giảm 4,47% về lượng và giảm 5,33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
     
    Theo tính toán số liệu từ TCHQ Việt Nam, thì trong 10 tháng năm 2017 Việt Nam gia tăng nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan, tuy Thái Lan chỉ đứng thứ ba về lượng ngô nhập khẩu, nhưng so với cùng kỳ 2016 tốc độ nhập khẩu ngô của Việt Nam từ thị trường tăng gấp hơn 13,4 lần về lượng và gấp 2,9 lần về trị giá, tương ứng với 153 nghìn tấn, trị giá 50,9 triệu USD.
     
    Thị trường có tốc độ tăng mạnh đứng thứ hai sau Thái Lan là Lào, tăng gấp hơn 2,7 lần về lượng và 2,5 lần về trị giá, tuy lượng chỉ đạt 2,1 nghìn tấn, trị giá 418.4 nghìn USD.
     
    Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ cũng có lượng ngô nhập khẩu tăng khá, tăng gấp hơn 2,2 lần tuy nhiên kim ngạch lại suy giảm 3% so với cùng kỳ.
     
    Việt Nam nhập ngô chủ yếu từ thị trường Achentina chiếm 54% tổng lượng nhóm hàng nhập khẩu, đạt 3,4 triệu tấn, trị giá 667,9 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 9,02% về trị giá so với 10 tháng năm 2016.
     
    Thị trường nhập lớn đứng thứ hai là Brazil nhưng so với cùng kỳ lại giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 42,8% và 44,5% tương ứng với 1,7 triệu tấn, trị giá 50,9 triệu USD.
     
    Nhìn chung, 10 tháng 2017 lượng ngô nhập từ các thị trường đều tăng trưởng, chiếm 67% và ngược lại thị trường suy giảm chiếm 33%, trong đó nhập từ Brazil là giảm mạnh nhất.
     
    Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng 2017
     
    Thị trường 10 tháng 2017 So sánh cùng kỳnăm 2016 (%)
    Tấn USD Lượng Trị giá
    Tổng 6.454.193 1.263.674.863 -4,47 -5,33
    Achentina 3.495.836 667.922.965 9,50 9,02
    Brazil 1.726.305 326.264.685 -42,80 -44,50
    Thái Lan 153.018 50.962.082 1.244,62 196,67
    Campuchia 8.500 2.158.300 -28,28 -26,75
    Lào 2.130 418.400 177,34 154,87
    Ấn Độ 1.071 1.308.491 122,20 -3,00
     
    (tính toán số liệu thống kê từ TCHQ)
     
    Lúa mì:
     
    Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 11/2017 đạt 239 nghìn tấn với giá trị đạt 58 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2017 đạt 4,28 triệu tấn và 915 triệu USD, giảm 4,2% về khối lượng và giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 10 tháng đầu năm 2017 là Úc, Canada và Nga với thị phần lần lượt là 46%, 22,1% và 6,7%. Mười tháng đầu năm 2017 ba thị trường nhập khẩu lúa mì này đều có sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường Canada có khối lượng lúa mì tăng hơn 16 lần và giá trị tăng hơn 13 lần, thị trường Nga có khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng 4,9 lần và giá trị tăng 5,2 lần và thị trường Úc có khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng 24,9% và giá trị tăng 21,7%. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Hoa Kỳ (giảm 93,3%).
     
    Thị trường xuất khẩu
     
    Sắn và các sản phẩm từ sắn:
     
    Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 11 năm 2017 ước đạt 374 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,53 triệu tấn và 912 triệu USD, tăng 5,5% về khối lượng và tăng 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 10 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,7% thị phần, tăng 6,1% về khối lượng và tăng 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 10 tháng đầu năm 2017, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Hàn Quốc (-21,7%) và Đài Loan (-11,2%).
     
    Nguồn: channuoivietnam.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.