Tình hình thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 6/2018 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Tình hình thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 6/2018

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

     

    Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5/2018 ước đạt 335 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2018 đạt 1,61 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2018 là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 38,1%, 15,6% và 8,6% tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Braxin (gấp gần 9 lần), Trung Quốc (44%), Thái Lan (42,4%) và Hoa Kỳ (28,6%).

    Tình hình thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 6/2018

    Đậu tương:

     

    Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 5/2018 đạt 150 nghìn tấn với giá trị 68 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu đậu tương trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 712 nghìn tấn và 310 triệu USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

     

    Ngô:

     

    Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5/2018 đạt 859 nghìn tấn với giá trị đạt 173 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 3,91 triệu tấn và giá trị đạt 770 triệu USD, tăng 26,3% về khối lượng và tăng 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 4 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 69,2% và 15,8% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2018 là Ấn Độ (gấp hơn 11 lần) và Achentina (gấp hơn 3 lần). Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan với mức giảm là 82,5% so với cùng kỳ năm 2017.

     

    Lúa mì:

     

    Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 5/2018 đạt 708 nghìn tấn với giá trị đạt 164 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 2,44 triệu tấn và 568 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 28,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 4 tháng đầu năm 2018 là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 43,2%, 30,9% và 8,9%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu lúa mì tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Hoa Kỳ (gấp 47,8 lần ) và Nga (gấp 15,6 lần).

    Tình hình thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 6/2018

    Sữa và SP từ sữa:

     

    Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam trong tháng 5/2018 tăng trở lại so với tháng 4 tăng 2,2% đạt 86,1 triệu USD, nâng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2018 lên 421,6 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017.

     

    New Zealand thị trường chính nhập khẩu sữa của Việt Nam chiếm 35,8% tỷ trong, tuy nhiên 5 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập từ thị trường này chỉ tăng 75,96% đứng thứ hai sau Nhật Bản tăng 88,37%.

     

    New Zealand tiếp tục là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm, chiếm 35,8% tổng kim ngạch, với 151,1 triệu USD, tăng 75,96% so với cùng kỳ 2017, tính riêng tháng 5 kim ngạch nhập từ thị trường này 21,7 triệu USD giảm 33,17% so với tháng 4/2018 nhưng tăng 33,38% so với tháng 5/2017.

     
    Đứng thứ hai là thị trường Singpaore với 49,2 triệu USD, giảm 2,23% so với cùng kỳ, nhưng tính riêng tháng 5/2018 lại tăng 14,2% so với tháng 4/2018. Kế đến là thị trường Mỹ, Đức, Thái Lan….
     
     
    Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2018, tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch, chiếm 52,9% trong đó nhập từ Nhật Bản tăng mạnh nhất 88,37% tuy kim ngạch chỉ đạt 11,8 triệu USD, tính riêng tháng 5/2018 kim ngạch nhập từ thị trường này đạt 3,9 triệu USD, tăng 81,21% so với tháng 4 và tăng đột biến gấp 2 lần (tức tăng 171,58%) so với tháng 5/2017. Ở chiều ngược lại, thị trường với kim ngạch suy giảm chiếm 47%, trong đó nhập từ Ireland và Đan Mạch giảm trên 50%, giảm lần lượt 53,86% và 52,13% tương ứng 6,7 triệu USD; 569,5 nghìn USD.
     
     
    Thị trường nhập khẩu sữa 5 tháng đầu năm 2018
    Thị trường T5/2018 (USD) +/- so với tháng 4 (%) 5T đầu năm 2018 (USD) +/- so với cùng kỳ 2017 (%)
    New Zealand 21.706.022 -33,17 151.114.600 75,96
    Singapore 12.348.943 14,2 54.633.853 -2,23
    Hoa Kỳ 11.651.825 83,16 49.239.476 50,99
    Đức 5.255.890 -32,47 26.304.688 25,54
    Thái Lan 5.066.958 45,38 25.518.986 11,85
    Hà Lan 3.728.772 -3,31 15.716.090 -13,93
    Malaysia 3.440.522 3,46 14.876.406 -12,56
    Pháp 3.115.945 47,15 13.872.456 5,56
    Nhật Bản 3.967.381 81,21 11.857.280 88,37
    Australia 2.100.149 -16,24 10.786.687 -39,18
    Ba Lan 4.409.440 263,9 6.940.106 -49,59
    Ireland 991.656 -27,52 6.734.304 -53,86
    Tây Ban Nha 1.493.262 93,56 5.263.909 48,63
    Hàn Quốc 1.364.053 30,84 4.565.400 17,91
    Philippines 697.853 565,98 2.001.023 24,25
    Bỉ 555.422 75,63 1.279.625 -9,95
    Đan Mạch 129.218 76,2 569.552 -52,13
    (Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

     

    Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:

     

    Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 5 năm 2018 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 91 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,3 triệu tấn và 460 triệu USD, giảm 25,6% về khối lượng nhưng tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 4 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 88,4% thị phần, giảm 25,5% về khối lượng nhưng tăng 2,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

     

    Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.