Tổ chức thành công hội nghị BCH lần thứ 5 khóa V Hội chăn nuôi Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Tổ chức thành công hội nghị BCH lần thứ 5 khóa V Hội chăn nuôi Việt Nam

    Ngày 2/4 tại Hà Nội, Hội chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5 Ban chấp hành khóa V.

    Tới tham dự hội nghị có GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng cục Chăn nuôi; Cục Thú y; đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Hội thú y; Viện Chăn nuôi; Hiệp hội thức ăn chăn nuôi VN; Hiệp hội gia cầm Việt Nam; nguyên lãnh đạo Hội CHăn nuôi Việt Nam…Cùng với đó là các ủy viên BCH khóa V; đại diện tập thể cá nhân xin gia nhập hội Chăn nuôi năm 2016.

    bac-truc-phat-bieu

    Nhiều kết quả đáng ghi nhận

    Sau lời phát biểu của PGS.TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí hội đã báo cáo hoạt động hội năm 2015.

    1. Tổ chức tốt Hội nghị Ban chấp hành lần thứ Tư tại 02 nơi là Hà Nội và TP.HCM.
    2. Về công tác kết nạp Hội viên: Tính đến ngày 28/3, Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam có trên 200 hội viên, trong đó có 94 Hội viên tập thể.
    3. Hoạt động tư vấn phản biện: Năm 2015 hội chăn nuôi Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều hoạt động tư vấn, phản biện và hoạt động do các Bộ, Ngành, Liên hiệp hội và các đơn vị liên quan tổ chức như: Tham gia ý kiến và tham vấn cho Bộ Nông nghiệp & PTNT về Thực hiện Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2020; về Xúc tiến đầu tư vào ngành chăn nuôi; về tăng cường Quản lý giống vật nuôi.. Tham gia ý kiến và tham vấn cho Bộ Công thương và Bộ Tài chính về Thuế quan đối với Hiệp định thương FTA đã và sẽ ký kết trong năm 2015 và với Bộ Công thương về: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu nông sản; về Xuất xứ hàng hóa trong Luật Thương mại, về Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp Phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước…

    – Tham gia các Hội nghị liên quan tới các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, về nghiên cứu các đối tác chủ yếu thành viên trong TPP nhằm thúc đẩy đàu tư thương mại vào Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.Thường xuyên trả lời phỏng vấn cho các báo đài về những vấn đề nổi cộm của ngành chăn nuôi…

    1. Công tác nghiên cứu, chuyển giao TBKT và hoạt động phổ biến kiến thức (PBKT):

    – Không những các chi Hội thuộc các trường Đại học với nhiệm vụ thực hiện công tác nghiên cứu kHKT, một số chi Hội và Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh tích cực tham gia một số đề tài nghiên cứu như Chi hội Chăn nuôi bò sữa Ba Vì, Chi hội Chăn nuôi Công ty CP giống Gia súc Thanh Ninh, các Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng…

    Năm 2015, Hội Chăn nuôi Việt Nam được Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là Tổ chức chủ động và tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến về Hội nhập kinh tế với một số hoạt động nổi bật như sau:

    1. Công tác nghiên cứu, chuyển giao TBKT và hoạt động phổ biến kiến thức (PBKT):
    1. Hoạt động của Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi và Đặc san Chăn nuôi Việt Nam

    Tạp chí KHKT chăn nuôi vẫn tiếp tục là hoạt động nổi bật của Hội từ năm 2013 đến nay. Năm 2015, đã xuất bản 12 số trong đó có số đặc biệt Tết Ất Mùi, và số 8 là số xuất bản bằng tiếng Anh.

    Đặc san Chăn nuôi Việt Nam đã chính thức hoạt động từ tháng 8/2015 và đã ra số đầu tiên từ đầu tháng 9/2015. Bốn tháng cuối năm 2015 đã xuất bản được 4 số, tạo ấn tượng khá tốt trong bạn đọc, góp phần tăng uy tín của Hội Chăn nuôi VN.

    1. 7. Quan hệ quốc tế

    Tham gia nhiều hoạt động do các Đại sứ quán, các Tổ chức Quốc tế và Công ty đầu tư nước ngoài mời. Làm việc với Worl Bank (Ngân hàng Thế giới) và IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế), với ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), với AAC (Asian Agrobusiness Consulting)  để tham gia ý kiến gợi ý về Dự án đầu tư vào ngành chăn nuôi VN đến năm 2020.

    1. Về công tác kiểm tra:

    Trong điều kiện nguồn thu có hạn và chương trình hoạt động tăng khá nhiều so với các năm trước, Thường trực và Văn phòng đã hết sức cố gắng trong công tác quản lý Tài chính, duy trì mọi hoạt động của Hội bình thường, đảm bảo thu nhập trong mọi khả năng có thể cho nhân viên Văn phòng, không vi phạm các quy định về quản lý tài chính. Số dư chuyển sang năm 2016 tăng 1.018.951.923đ, trong đó nguồn vốn tăng 987.921.923đ, TSCĐ tăng 31.030.000đ. Nguyên nhân tăng là do Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu tăng vốn điều lệ thông qua trích thưởng bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.

    1. Công tác thi đua khen thưởng:

    Hội chăn nuôi Việt Nam có 2 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen. 02 đơn vị và 01 cá nhân nhận bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đã tặng 7 Bằng khen cho 03 đơn vị và 04 cá nhân;  Hội Chăn nuôi Việt Nam tặng 27 Bằng khen cho 12 tập thể và 21 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương cho 28 cá nhân.

    + Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đã tặng “Cờ Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2014” cho Hội Chăn nuôi VN.

    TS Đoàn Xuân Trúc chỉ rõ 3 điểm nhấn rất đáng khích lệ trong Hoạt động năm qua là: (1) Tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động tư vấn, (2) Chủ động và tích cực trong hoạt động phổ biến kiến thức, đặc biệt liên quan tới Hội nhập kinh tế và (3) Hoạt động Xuất bản Tạp chí KHKT Chăn nuôi và Đặc san Chăn nuôi Việt Nam.

    anh-hoi-vien

    Tuy vậy vẫn có các yếu kém tồn tại cần sớm khắc phục để không ảnh hưởng tới hoạt động chung của Hôi trong năm 2016 và các năm sau. Đó là hoạt động của các Ban công tác còn yếu, không thường xuyên, nhiều Ban hầu như không có hoạt động gì đáng kể. Trung tâm CAAT đang rất lúng túng và bị động về kế hoạch hoạt động. Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội ở phia Nam chưa cao. Còn một số tỉnh Hội hoạt động không thường xuyên do khó khăn về kinh phí…Thông tin từ các Hội viên về Trung ương Hội rất ít lại không thường xuyên. Ngay việc gửi Báo cáo Hoạt động năm 2015 theo quy định của Điều lệ Hội Chăn nuôi VN, nhiều Hội tỉnh và Chi hội cũng không nộp. Chỉ có 10/28 tỉnh thành Hội (35,7%) gồm Hội Chăn nuôi Hà Nội, các Hội Chăn nuôi Thú y các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và Kiên Giang và 6/22 Chi hội (27,3%) là các chi Hội Chăn nuôi: Bò sữa Ba Vì, Công ty CP giống Gia súc Thanh Ninh, Công ty CP giống bò thịt sữa Yên Phú, Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội, Đại học Hùng Vương, Đại học Cần Thơ thực hiện nghiêm túc nộp Báo cáo về Trung ương Hội mặc dù Thường trực Hội đã có văn bản số 147/CV-HCN ngày 17-12-2015.

    Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng đưa ra những phương hướng về kế hoạch hoạt động năm 2016 và những kiến nghị với bộ NN&PTNT cũng như Liên hiệp các hội KHKT để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt hội.

    Tại hội nghị Ban thường vụ Hội Chăn nuôi VN cũng đã chuẩn y kết nạp 6 hội viên mới trong đó: 04 công ty, 01 văn phòng đại diện và 01 cá nhân.

    Phát biểu tại hội nghị GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỏ ra vui mừng vì Hội chăn nuôi Việt Nam tự cân đối được thu – chi ngân sách, điều này hơn hẳn nhiều hội trong Liên hiệp. GS Đặng Vũ Minh cũng đánh giá cao chất lượng hoạt động của Hội trong năm và mong muốn các thành viên trong hội và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển khoa học, kĩ thuật nước nhà. Ông cũng cho rằng Đặc san Chăn nuôi Việt Nam của hội không chỉ có hình thức đẹp, bắt mắt mà nội dung còn đa dạng, sâu sắc và dễ tiếp cận.

    Còn ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng mỗi năm tham gia, Hội chăn nuôi mỗi năm có sự tiến bộ rất nhiều. Hiện nay, Cục chăn nuôi đang làm pháp lệnh giống vật nuôi tiến tới trong tương lai là Luật Chăn nuôi. Khâu yếu nhất của chăn nuôi chính là khâu giống. Hầu hết các nước chứng nhận giống đều do các hội và hiệp hội đứng ra chứ không phải cơ quan Nhà nước vì nó liên quan tới khoa học kĩ thuật. Cục Chăn nuôi đã thông báo lên lãnh đạo Bộ để có quan niệm chính thống về hội và hiệp hội.  Điều này có tính chất phát triển ngành chăn nuôi nói chung và thay mặt cơ quan nhà nước cũng như quan hệ hợp tác quốc tế và phản biện về lĩnh vực chăn nuôi. Và đây cũng điều giúp hội và hiệp hội trở lên rất mạnh, có thể tự chủ về tài chính Quan điểm của cục chăn nuôi rất đổi mới để tạo điều kiện cho hội và hiệp hội phát triển…

    Nhiều vấn đề nóng hổi, thiết thực được bàn thảo

    Tại hội nghị, các ủy viên ban chấp hành đến từ các tỉnh, thành Hội đều đưa ra những vấn đề nóng bỏng và quan trọng đối với ngành chăn nuôi nước nhà hiện tại như: Chăn nuôi hội nhập TPP, xử lí chất thải chăn nuôi; Khó khăn về kinh phí trong hoạt động hội ở địa phương; Chính sách của địa phương dành cho hội chăn nuôi; Tăng hơn nữa hoạt động giám sát phản biện của Hội; Nâng cao vị thế uy tín của Hội chăn nuôi…

    Đại diện Hội Chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa thì cho rằng cần có một quy trình xử lí chất thải triệt để hơn phương pháp làm hầm biogas…

    Chủ tịch Hội chăn nuôi Quảng Ngãi cho rằng Trung ương Hội chăn nuôi nên thống nhất một điều lệ chung và mẫu thẻ chung thay vì mỗi địa phương làm một kiểu như hiện tại.

    Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc thì cho rằng hội chăn nuôi VN gắn kết với hội Thú y để có chỉ đạo tốt hơn trong chăn nuôi.

    Còn đại diện công ty giống bò sữa Văn Phú cũng đưa ra ý kiến hội cần phải đổi mới và hoạt động sát sao hơn nữa nhằm bảo vệ chính đáng quyền lợi của hội viên.

    Tất cả những đóng góp, ý kiến của các ủy viên BCH đều được ban thư kí, Chủ tịch và các Phó chủ tịch lắng nghe và có những giải đáp thỏa đáng.

    Cũng tại Hội nghị, BCH đã tiến hành miễn nhiệm ông Đinh Văn Cải, Phó Chủ tịch hội kiêm trưởng đại diện Văn phòng phía Nam và bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Đạt vào chức vụ trên.

    Hội nghị lần thứ 5 BCH Hội chăn nuôi khóa V đã thành công tốt đẹp và hi vọng một năm hoạt động sôi nổi của các thành viên..

    P.V

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.