Vitamin không nên được coi chỉ là quan trọng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng do thiếu hụt, mà còn để tối ưu hóa sức khỏe đàn vật nuôi.
Ảnh minh họa
Vitamin là một trong những phụ gia thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe đường ruột ở loài chim. Mặc dù mục đích của việc bổ sung vitamin vào thức ăn cho chăn nuôi gia cầm nuôi thâm canh là để tăng hiệu quả sản xuất, vitamin không còn được chỉ coi là quan trọng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng do thiếu hụt, mà còn để tối ưu hóa sức khỏe đàn, bao gồm cả sức khỏe đường ruột.
Vai trò vitamin bổ sung trong khẩu phần ăn gia cầm trong việc duy trì sự trao đổi chất của gia cầm và tình trạng sức khỏe vốn là chủ đề của nhiều nghiên cứu trong nhiều năm qua, và được biết đến đối với các nhà dinh dưỡng gia cầm và bác sỹ thú y.
Ảnh hưởng của vitamin đối với hệ vi sinh của đường ruột
Rối loạn thần kinh, các hội chứng thiếu máu, thay đổi trong chuyển hóa protein, viêm da, bệnh còi xương và xuất huyết là những thứ trục trặc mà con gia cầm phải chịu vì một số loại vitamin bị thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, ngoài những bệnh có nguồn gốc rõ ràng do thiếu vitamin, điều đã được quan sát là nồng độ vitamin ngoại sinh trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bộ phận này ở gia cầm.
Luo et al. (2013) nhận thấy sự đa dạng của vi khuẩn bị giảm đáng kể trong ruột của gà được cho ăn chế độ ăn có chứa hàm lượng vitamin thấp. Họ cũng đã chứng minh rằng bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn là điều cần thiết cho sự phát triển của quần thể vi sinh có lợi trong đường ruột.
Giờ đây ta biết một thực tế nổi tiếng là sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống phòng thủ của gia cầm và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, sự thiếu hụt vitamin nhất định trong khẩu phần ăn gia cầm có thể liên đới đến cơ chế bệnh của một loạt các vấn đề về tiêu hóa.
Vitamin D3
Vitamin D3 là một ví dụ khác về tầm quan trọng của vitamin trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và viêm đường ruột.
Các nghiên cứu gần đây (Lu et al., 2015) đã chỉ ra rằng hoạt động vitamin D3 (1,25 (OH) 2D3) là một yếu tố khởi đầu mạnh mẽ của quá trình tổng hợp β-defensin đường ruột ở gà bị cho phơi nhiễm với kháng nguyên Escherichia coli, cũng như điều tiết canxi. β-defensin là một peptide kháng khuẩn được sản xuất bởi các tế bào biểu mô niêm mạc.
Điều quan trọng là các peptide kháng sinh, hay các peptide bảo vệ vật chủ (HDPs), tạo nên một trong những vũ khí quan trọng nhất của hệ miễn dịch đường ruột ở loài chim và động vật có vú, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa.
Vitamin và bệnh cầu trùng
Ở trong bối cảnh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nồng độ của một số vitamin trong thức ăn gia cầm cũng có thể ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và phát triển cầu trùng ở gia cầm.
Pérez-Carbajal et al. (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ vitamin E trong chế độ ăn uống đến phản ứng sau khi tiêm chủng bệnh cầu trùng ở gà, mà sau khi tiêm chủng, chúng đã bị nhiễm một hỗn hợp của các loài Eimeria khác nhau (Eimeria acervulina, Eimeria maxima, và Eimeria tenella).
Có thể kết luận từ kết quả của nghiên cứu này là mức độ cao hơn của vitamin E trong khẩu phần hơn mức thường được đề nghị, có thể mang tính bổ sung đối với phản ứng miễn dịch bẩm sinh và dịch thể thách thức với chủng Eimeria, có khả năng gia tăng tính hiệu quả và phản ứng vắc-xin đến viêm nhiễm.
Gần đây hơn, Wunderlich et al. (2014) đã ghi nhận rằng vitamin E và A trong chế độ ăn chống lại sốc oxy hóa và tổn thương đường ruột ở các loài chim bị nhiễm Eimeria. Và là kết quả hành động này của vitamin E và A sau khi chủng ngừa bệnh cầu trùng, là một số vấn đề phát sinh từ việc tiêm phòng đó, chẳng hạn như phát triển các triệu chứng viêm ruột hoại tử, sẽ tránh được.
Chắc chắn, trong tương lai gần, sự hiểu biết tốt hơn về việc sử dụng các chất phụ gia dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như vitamin, trong thức ăn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc ngăn ngừa và giải quyết tình trạng đường ruột ở loài gia cầm.
Người dịch: Võ Văn Sự
Nguồn: Viện Chăn nuôi
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kinh nghiệm chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất