[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam đang sở hữu một bộ giống gia cầm rất phong phú, đa dạng; có năng suất và chất lượng cao, gồm các giống gia cầm siêu thịt, các giống gia cầm siêu trứng, kiêm dụng, các giống gia cầm từ nguồn nhập ngoại, nguồn gen quý trong nước và chọn tạo ra các dòng giống mới.
1. Giống gà
Kết quả điều tra cho thấy hiện nay đang tồn tại 03 loại hình sở hữu sản xuất và cung ứng con giống: cơ sở giống nước ngoài, cơ sở giống nhà nước và cơ sở giống tư nhân. Các giống gà được chia làm 4 nhóm chính với cơ cấu trong đàn giống như sau: hướng trứng khoảng 24,79%, gà thịt lông trắng khoảng 33,36%, gà thịt lông màu khoảng 35,29% (trong đó gà Lương Phượng chiếm khoảng 59%) và gà nội khoảng 6,56%.
Giống gà Lương Phượng (Ảnh: nhachannuoi.vn)
1.1. Các giống gà nội
Gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Tàu vàng, gà Tre, gà Chọi (hoặc Đá hoặc Nòi), gà Tè, gà Ác, gà H’Mông, gà nhiều cựa Phú Thọ, gà Tiên Yên, gà Ri Ninh Hòa, ….. chủ yếu để lai với gà Lương Phượng và một số giống gà địa phương khác. Bằng công tác lai tạo một số công ty tư nhân đã tạo ra các giống gà màu được người chăn nuôi rất ưa chuộng như thương hiệu gà Minh Dư, gà Lượng Huệ, gà Phùng Dầu Sơn, gà Gò Công, ….hiện nay một số giống gà được chọn lọc, nhân thuần nuôi giữ giống gốc tại một số cơ sở như Trung tâm bảo tồn giống vật nuôi, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Trung tâm huấn luyện chăn nuôi, Công ty Phùng Dầu Sơn, Công ty Phúc Long với các giống gà Ri, Ninh Hòa, Mía, Tiên Yên, H’Mông.
Giống gà Minh Dư của Công ty giống gia cầm Minh Dư (Bình Định)
Gà Minh Dư ở Bình Định hiện đang duy trì 200 ngàn gà sinh sản cung cấp số lượng rất lớn con giống (trên 20 triệu con/năm) cho khu vực Miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Gà Ninh Hòa ở Khánh Hòa với quy mô 50 ngàn mái sinh sản cung cấp con giống cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên khoảng gần 6 triệu con/năm.
Gà Lượng Huệ ở Hải Phòng đang có 90 ngàn con sinh sản cung cấp con giống cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khoảng trên 8 triệu con/năm.
Giống gà LH-009 của Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ
Gà Gò Công ở Tiền Giang đang có 50 ngàn gà sinh sản cung cấp con giống cho khu vực Tây Nam Bộ và một số doanh nghiệp khác.
1.2. Các giống gà ngoại
* Các giống gà hướng thịt
– Gà thịt lông trắng: Giống gà ROSS, Cobb, Hubbard, AA (Arbor Acres),… là các giống được nhập ngoại, hiện nay các đàn giống ông bà, bố mẹ do các Công ty CP, Emivest, Japfa, CJvina, … nhập và nuôi giữ, cung cấp giống cho sản xuất. Các công ty có hệ thống nuôi gia công ở tất cả các vùng miền.
Giống gà lông trắng ROSS
– Gà thịt lông màu: Gà Redbro, Sasso, Kabir, JA57,…: là các giống được nhập ngoại, JA57 được nuôi ở Công ty DABACO, các giống còn lại được nuôi giữ giống gốc tại 2 đơn vị thuộc Bộ là Công ty CP gà giống Châu Thành, XN gà giống Tam Đảo với 3.800 mái sinh sản. Các giống này chủ yếu để lai tạo với các giống gà màu khác, trong đó Công ty DABACO đã tạo ra các cặp lai phát triển được ở vùng Đồng bằng Sông Hồng có hiệu quả.
* Các giống gà hướng trứng
Gà Leghorn, Goldline 54, Brown Nick, Hyline, Lohmann Brown, Hisex Brown, ISA Brown, Babcock- 380, Novogen (Novo White và Novo Brown), VCN-G15, Isa Warren, I Shaver, Dominant, Ai Cập, Newhampshire Godollo, Yellow Godollo VCN-Z15.
* Các giống gà kiêm dụng
Tam Hoàng (Jiangcun và 882), Lương Phượng (hoặc LV), Sao, Grimaud, Rhode Island. Các giống gà này phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi khác nhau. Trong đó gà Lương Phượng được phát triển phù hợp ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước chăn nuôi trang trại và nông hộ, chăn nuôi gà Lương Phượng thuần, đồng thời sử dụng gà mái Lương Phượng để làm mái nền lai với các giống gà màu nhập ngoại và các giống gà nội như lai với gà Sasso, Kabir, gà Chọi, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, Gà Móng…
Nhìn chung hiện nay các giống gà nhập khẩu nuôi tại Việt Nam đạt năng suất thịt, trứng trên 90% so với nguyên gốc. Tuy nhiên do phần lớn giống gia cầm bố mẹ nuôi trong nông hộ hiện nay là sử dụng gà thương phẩm, nên năng suất sinh sản thấp. Giống được nhập từ nước ngoài được chọn lọc nhân thuần và nuôi giữ tại các cơ sở giống thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sử dụng làm mái nền để lai với các giống gà nội nhằm nâng cao chất lượng thịt.
Giống gà Sasso
2. Giống vịt
Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất con giống thủy cầm bố mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao, hiện nay đã tạo ra giống vịt siêu trứng cao nhất thế giới, cho nên các giống thủy cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi. Việt Nam đang sở hữu đầy đủ các giống vịt có năng suất cao trên thế giới.
2.1. Vịt hướng thịt:
Bộ giống vịt của Vương quốc Anh (SM); Bộ giống vịt của Cộng hòa Pháp (MT, STAR; ST). Hiện nay các đàn vịt dòng thuần và ông bà giống gốc được nuôi ở 3 đơn vị của Viện Chăn nuôi; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; GRIMAUD Việt Nam.
Giống vịt siêu thịt của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA
2.2. Vịt hướng trứng:
Vịt Khaki Campbell; Vịt Triết Giang; Vịt Cỏ; Vịt TC; Vịt siêu nâu (TsN); Vịt Mốc; CV 2000. Hiện nay các đàn giống dòng thuần đang được nuôi giữ ở 2 đơn vị của Viện Chăn nuôi.
Giống vịt Triết Giang
2.3. Vịt kiêm dụng:
Vịt Bầu; Vịt Đốm (Pất lài); Vịt Kỳ Lừa; Vịt Đại Xuyên PT; Vịt Biển, vịt Hòa Lan, vịt Cổ Lũng. Hiện nay đang được nuôi giữ các đàn giống thuần ở 2 đơn vị của Viện Chăn nuôi và 1 doanh nghiệp.
Giống vịt biển của Trung tâm VIGOVA
Cục Chăn nuôi
- chăn nuôi gia cầm li>
- ngành chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất